Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn tỉnh Hải Dương
Kết quả ấy đã chứng minh thành tựu đạt được trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn Hải Dương những năm gần đây. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ những kết quả đã đạt được nhằm phát triển bền vững thì tỉnh Hải Dương cần khắc phục những hạn chế trong nội bộ nền kinh tế, triển khai những biện pháp cơ bản có tính đột phá để xây dựng và định hình rõ rệt hơn cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về định hướng phát triển toàn diện và bền vững nền kinh tế. Cấp bách là, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp tái cấu trúc các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu hợp lý kinh tế, bảo đảm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới với "19 tiêu chí" theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Chú trọng làm tốt công tác quy hoạch tổng thể, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn. |
Muốn giải quyết vấn đề đó, cần thay đổi cách nghĩ, cách làm dựa vào cơ chế, chính sách phù hợp, xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp với từng vùng, từng lĩnh vực và từng địa phương. Hải Dương xác định: Nông nghiệp làm nền tảng, công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch mạnh theo hướng tăng năng lực cạnh tranh và có khả năng thích ứng linh hoạt với sự biến đổi mau lẹ của thị trường. Đó là yêu cầu hàng đầu, quyết định cho sự phát triển. Phải nâng cấp công nghệ thông qua việc chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới nhất, bảo đảm sự phát triển bền vững. Chú trọng chất lượng tăng trưởng và tạo ra sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, bảo vệ, cải thiện môi trường sống với bảo đảm an sinh xã hội của các tầng lớp dân cư. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhằm thay đổi cơ bản cơ cấu nông nghiệp và phi nông nghiệp, tạo sức hút lao động, nhất là người lao động qua đào tạo để họ có nhiều cơ hội hơn trong tìm kiếm việc làm với mức thu nhập cao, từ đó nâng cao mức sống đại đa số người dân. Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng đồng nghĩa với việc tập trung hướng sản xuất vào việc tạo ra những nhóm sản phẩm hàng hóa theo quy mô lớn, công nghệ sạch, đạt chất lượng, hiệu quả và giá trị cao, gắn với chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Phát triển công nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn nhanh và bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Khai thác tốt tiềm năng, tạo bước đột phá trong kinhtế dịch vụ để tăng nhanh tỷ trọng trong cơ cấu tổng thể của nền kinh tế. Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển.
Để thực hiện chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững, Hải Dương coi trọng sự gắn kết chặt chẽ và hiệu quả giữa sản xuất nông sản nguyên liệu và công nghiệp chế biến sâu, phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp quy mô lớn và mở rộng dịch vụ nông thôn. |
Trong các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn mới, tỉnh đặt ra một cách cụ thể về sự lựa chọn việc “nuôi con gì, trồng cây gì” cho từng vùng, từng địa phương theo tư duy mới, khoa học và cụ thể. Người dân trực tiếp tham gia xây dựng kế hoạch và quy hoạch lựa chọn các nhóm cây, con xác định ở ngay trên mảnh đất quê hương của họ. Tỉnh chú trọng làm tốt quy hoạch và thúc đẩy hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh; phát huy sự chủ động tổ chức sản xuất của nông hộ, trang trại nhằm đạt quy mô hàng hóa lớn, trong đó ưu tiên loại cây trồng, vật nuôi cho sản phẩm hàng hóa chiếm tỷ trọng ưu thế. Điểm đáng chú ý là chọn cây, con chủ lực (phát triển cả hai hình thức: đại điền và tiểu điền) cho các vùng chuyên canh nhằm tận dụng tối đa thế mạnh của từng vùng. Mặt khác, xác định quỹ đất để quy hoạch và phát triển các vùng cây nguyên liệu, cây công nghiệp tập trung; mở rộng diện tích nuôi cá nước ngọt và các trang trại chăn nuôi, chú trọng nghiên cứu và triển khai bộ giống mới...
Đẩy mạnh sự liên kết chặt giữa 4 nhà: nhà quản lý (Nhà nước) - nhà khoa học - nhà nông và nhà doanh nghiệp. Tỉnh chú trọng khâu định hướng hỗ trợ thông tin về thị trường, về các quy trình, quy chuẩn công nghệ sạch, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng và dự báo khả năng liên kết giải quyết đầu ra cho sản phẩm... - những yếu tố sống còn cho phát triển bền vững của nông nghiệp. Đồng thời, chú trọng xây dựng thương hiệu nông sản trước những đòi hỏi khắt khe của thị trường. Vì lẽ, thời gian qua, những mặt hàng nông sản của Hải Dương chưa đủ sức cạnh tranh, bởi lối sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, theo thủ công vẫn là chính... Do đó, tỉnh tiếp tục đổi mới quy hoạch cả trước mắt lẫn lâu dài, cả về quy mô sản xuất lẫn chất lượng sản phẩm. Mục tiêu đặt ra là, phải tạo dựng được thương hiệu nông phẩm hàng hóa.
Trong quy hoạch phát triển công nghiệp nông thôn, Hải Dương coi trọng phát triển mạnh các làng nghề truyền thống, các ngành công ngiệp, tiểu thủ công nghiệp, như: dệt may, thêu, mây tre đan, chế biến nông, lâm, thủy sản...có thể thu hút lực lượng lao động nông thôn. |
Hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp trên địa bàn triển khai các dự án khoa học - công nghệ để cải tiến và đổi mới công nghệ, tạo ra sản phẩm mới hoặc nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh; nâng cao hiệu quả sử dụng để tiết kiệm năng lượng, áp dụng năng lượng mới... phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội nông thôn theo hướng hiện đại, bao gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước sạch, thoát nước, điện, viễn thông, giáo dục, bệnh viện, trạm y tế ở nông thôn. Xây dựng hệ thống cửa hàng, chợ nông thôn, chợ đầu mối./.
Nga và Trung Quốc phủ quyết dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Syria  (06/02/2012)
Nhà ở cho người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất  (06/02/2012)
Nhà ở cho người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất  (06/02/2012)
Ngày hội thơ diễn ra sôi nổi tại các địa phương  (06/02/2012)
Quảng Nam triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội chào mừng kỷ niệm 15 năm tái lập tỉnh  (06/02/2012)
Chủ tịch Quốc hội dự Hội nghị các nhà đầu tư tại Nghệ An  (05/02/2012)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam