Nga và Trung Quốc phủ quyết dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Syria
TCCSĐT - Ngày 4-2 vừa qua, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tiến hành biểu quyết một dự thảo nghị quyết mới về tình hình chính trị, an ninh ở Syria. Mặc dù có tới 13 trong tổng số 15 thành viên của Hội đồng này biểu quyết tán thành, song dự thảo nghị quyết đó vẫn không được thông qua bởi cả Nga lẫn Trung Quốc đều đã dùng quyền phủ quyết.
Việc Nga sử dụng quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đối với dự thảo nghị quyết này là chuyện đã được báo trước bởi Nga không hề dấu giếm chủ định đó. Nhưng điều bất ngờ là dù biết trước như vậy, những tác giả và phe ủng hộ dự thảo nghị quyết này vẫn đưa ra biểu quyết trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Và càng bất ngờ hơn khi Trung Quốc cũng phủ quyết dự thảo nghị quyết trên.
Cả Trung Quốc và Nga đều lập luận cho việc sử dụng quyền phủ quyết với quan điểm cho rằng, những yêu cầu của họ đã không được đáp ứng thỏa đáng trong dự thảo nghị quyết này. Thật ra, Mỹ cùng với EU và Liên đoàn Arập đã có những nhượng bộ nhất định với Nga để tranh thủ và thuyết phục quốc gia này từ bỏ sự phản đối nghị quyết mới của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Syria, chẳng hạn như họ đã bỏ đi yêu sách về việc cấm bên ngoài cung cấp vũ khí cho Chính phủ Syria. Những nội dung mấu chốt trong dự thảo này ngoài việc tiếp tục lên án Chính phủ Syria còn đề cập tới một số biện pháp trừng phạt Chính phủ Syria và đòi Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức.
Việc Nga và Trung Quốc cùng phủ quyết dự thảo nghị quyết này cho thấy, sự bất đồng quan điểm sâu sắc trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về vấn đề Syria. Giống như đã từng vận hành đối với Libia trước đây, Mỹ cùng với EU và Liên đoàn Arập đang chủ ý dùng nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc làm sự ủy thác về pháp lý quốc tế để đứng hẳn về phía lực lượng chống đối Chính phủ Syria và gia tăng áp lực đối với cá nhân ông B.Assad ở Syria. Một khi có được nghị quyết này và không hài lòng với sự tuân thủ nghị quyết của Tổng thống Syria B.Assad, họ sẽ biểu quyết một nghị quyết mới cho phép bên ngoài sử dụng vũ lực quân sự ở Syria. Cung cách và lộ trình mà họ đang theo đuổi là sự lặp lại những bước đi đối với Libia trước đây.
Sự phản đối của Nga và Trung Quốc đối với dự thảo nghị quyết trên có lý do trước hết ở những lợi ích riêng gắn liền với mối quan hệ giữa hai nước này với Syria, đặc biệt về kinh tế thương mại và an ninh quân sự. Việc sử dụng quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không chỉ nhằm bảo vệ những lợi ích ấy, mà còn để thể hiện vai trò và vị thế của Nga và Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế. Trong bối cảnh khu vực này có những biến động mạnh mẽ, cả hai quốc gia này đều có nhu cầu khẳng định và được công nhận vai trò cũng như vị thế ấy.
Những thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ủng hộ dự thảo nghị quyết bị bác bỏ này đều đã phê trách mạnh mẽ Nga và Trung Quốc. Sách lược của họ tới đây sẽ là vừa có những hành động đơn phương với Syria, vừa tìm cách tiếp tục thuyết phục, vận động Nga và Trung Quốc từ bỏ sự chống đối, kể cả khả năng chấp nhận “trả giá” mới cho Nga và Trung Quốc./.
Nhà ở cho người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất  (06/02/2012)
Nhà ở cho người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất  (06/02/2012)
Ngày hội thơ diễn ra sôi nổi tại các địa phương  (06/02/2012)
Quảng Nam triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội chào mừng kỷ niệm 15 năm tái lập tỉnh  (06/02/2012)
Chủ tịch Quốc hội dự Hội nghị các nhà đầu tư tại Nghệ An  (05/02/2012)
Huế tiếp nhận hơn 100 hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh  (05/02/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển