Myanmar và chiến lược cải cách mới
23:51, ngày 01-12-2011
TCCSĐT - Myanmar với 54 triệu dân, giàu các
loại tài nguyên như khí đốt, khoáng sản, gỗ... là một thị trường có
tiềm năng rất lớn đối với các công ty Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, công
cuộc cải cách của Myanmar không dễ có thể thành công trong một sớm một
chiều.
Tổng thống Barack Obama tuyên bố cử Ngoại trưởng Hillary Clinton đến Myanmar đầu tháng 12 |
Sau khi lên cầm quyền hồi tháng 3 năm nay, Tổng thống Thein Sein đã thẳng thắn thừa nhận rằng, Chính phủ chưa làm tròn trách nhiệm với người dân, đồng thời đưa ra một số cải cách như nới lỏng kiểm soát truyền thông, thảo luận về các biện pháp giảm đói, nghèo....
Các thành viên trong Chính phủ mới của ông Thein Sein cũng có cuộc trò chuyện trực tiếp với nhà lãnh đạo đảng đối lập Liên đoàn Dân chủ quốc gia (NLD) Aung San Suu Kyi. Những cải cách đó của Myanmar đã nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Tuần trước, các nhà lãnh đạo ASEAN quyết định ủng hộ Myanmar giữ chức Chủ tịch ASEAN năm 2014, mở đường cho vai trò lớn hơn của Myanmar trong khu vực.
Tiếp theo là việc Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố cử Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thăm Myanmar vào đầu tháng 12 tới. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ tới Myanmar trong suốt 50 năm qua. Ông B.Obama nói rằng, chuyến thăm này là cơ hội lịch sử để tìm kiếm một chương mới trong quan hệ hai nước.
Tại Bali (Indonesia), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã gặp Tổng thống Myanmar Thein Sein để bày tỏ sự ủng hộ Myanmar giữ chức Chủ tịch ASEAN. Ông Ban Ki-moon cũng nhận lời mời thăm Myanmar và chuyến thăm có thể diễn ra trong vài tháng tới.
Hiện nay, một nhóm chuyên gia Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đang thăm quốc gia này để nghiên cứu một số vấn đề tài chính.
Nhận thấy sự cởi mở của Myanmar, Mỹ đã lên danh sách một số đề nghị với Chính phủ Myanmar, coi đó là minh chứng cho việc những thay đổi tại nước này thời gian qua là có thật. Một yêu cầu quan trọng trong số đó là tiến hành đối thoại có phương pháp với bà A.Kyi. Tổng thống Thein Sein không chỉ thực hiện yêu cầu đó mà còn thực hiện rất khẩn trương. Ông đã có cuộc nói chuyện với bà A.Kyi hồi tháng 8 năm nay. Và cũng vì vấn đề này, Đại sứ Mỹ tại Myanmar Derek Mitchell đã bay tới Myanmar ba lần vào mùa thu năm nay.
Vào tháng 9 vừa qua, một nhà phân tích đã lên tiếng cho rằng, mối quan hệ giữa “Miến Điện và Trung Quốc đang bị phá hủy nhanh chóng” và nước này tiến hành cải cách vì “cần thêm đồng minh mới”. Nhưng Bộ trưởng Thông tin và Văn hóa của Myanmar Kyaw Hsan đã phủ nhận nhận định trên. Các giới chức Mỹ cũng cho rằng, Trung Quốc không có vai trò gì trong những thay đổi gần đây của Myanmar. Theo chính quyền của ông B.Obama, Myanmar tiến hành cải tổ vì các nhà lãnh đạo nước này nhận thấy Myanmar đang “tụt hậu ngày càng xa”.
Lại có nhận định cho rằng, những biến chuyển tích cực gần đây của quốc gia Đông Nam Á này bắt nguồn từ việc muốn giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Trước đây, chính những lệnh cấm vận của Mỹ cũng như một số nước phương Tây khác đã đưa Trung Quốc trở thành nhà đầu tư đầu tiên về chính trị và tài chính cho Myanmar, trợ giúp hàng tỉ USD cho ngành năng lượng và nhiều ngành công nghiệp khác của nước này.
Song đến nay, Chính phủ Myanmar lại muốn hạn chế sự phụ thuộc vào Trung Quốc - một nhà đầu tư khổng lồ nhưng cũng khai thác rất “tham lam” các nguồn tài nguyên - nên đã khiến cho người dân cũng như lãnh đạo một số đảng đối lập của Myanmar bất bình. Nhiều người lo ngại rằng các hoạt động khai thác tài nguyên quá đà đó không sớm thì muộn sẽ phá hủy môi trường sống nơi đây.
Chính những bất bình và quan ngại đó đã khiến Chính phủ Myanmar đình chỉ việc xây dựng Dự án Đập thủy điện Myitsone với Trung Quốc trị giá 3,6 tỉ USD, có công suất 6.000 MW ở đầu nguồn sông Irrawaddy vào cuối tháng 9 vừa qua.
Sau khi điện đàm với bà A.Kyi, Tổng thống B.Obama đã tuyên bố sẽ cử Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tới thăm Myanmar đầu tháng 12 vì nhận thấy Myanmar đang có những tiến triển và đã đến lúc thiết lập mối quan hệ mới với các quốc gia khác.
Giới quan sát nhận định, một Myanmar thân thiện với phương Tây sẽ hỗ trợ Mỹ trong nỗ lực cạnh tranh với Trung Quốc để giành ảnh hưởng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Myanmar là một trong những yếu tố giúp ông B.Obama khẳng định Mỹ đã trở lại châu Á và không để Trung Quốc kiểm soát toàn bộ khu vực.
Ngoài ra, Myanmar với 54 triệu dân, giàu các loại tài nguyên như khí đốt, khoáng sản, gỗ... là một thị trường có tiềm năng rất lớn đối với các công ty Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, công cuộc cải cách của Myanmar không dễ có thể thành công trong một sớm một chiều bởi nhiều nguyên do.
Thứ nhất, theo cố vấn chính trị Ko Ko Hlaing của Tổng thống Myanmar Thein Sein, trên thực tế tại Myanmar vẫn còn nhiều người theo đường lối bảo thủ và muốn Myanmar đi chậm hơn, hoặc hoàn toàn không thay đổi.
Thứ hai, Chính phủ Myanmar vẫn đang đàm phán với các nhóm thiểu số, kể cả nhóm sắc tộc Kachin đòi ly khai. Ông K.Hlaing nhấn mạnh rằng, Chính phủ Myanmar muốn thúc đẩy hòa bình với người Kachin và các nhóm thiểu số khác bằng các ưu đãi kinh tế, chứ không phải bạo lực.
Thứ ba, theo Thant Myint-U, cựu quan chức Liên hợp quốc và là chuyên gia về Myanmar thì trong nỗ lực cải tổ, chính quyền Myanmar sẽ phải đối mặt với sự phản ứng của nhóm các doanh nhân giàu có kiếm lợi lớn từ mô hình cũ.
Thứ tư, là sự hòa hợp chính trị tại Myanmar còn phụ thuộc vào cuộc đối thoại giữa Chính phủ của Tổng thống Thein Sein và đảng đối lập của bà A.Kyi, nhất là trong cuộc bầu cử sắp tới, bà A.Kyi đã tuyên bố sẽ ra tranh cử./.
Nỗ lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2011, tạo tiền đề cho năm 2012  (01/12/2011)
Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 7 kết thúc tốt đẹp  (01/12/2011)
Thái tử Đan Mạch kết thúc tốt đẹp thăm Việt Nam  (01/12/2011)
Thủ tướng Belarus kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam  (01/12/2011)
Thiết lập mối quan hệ đối tác mới trên toàn thế giới giúp hoạt động viện trợ hiệu quả hơn  (01/12/2011)
Đông Nam Á thúc đẩy phát triển an toàn điện hạt nhân  (01/12/2011)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên