Cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội 1.026 ý kiến, kiến nghị
23:00, ngày 20-10-2011
Sáng 20-10, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm đã trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội tập hợp được 1.026 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội.
Năm 2011, cử tri và nhân dân cả nước phấn khởi trước thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, thắng lợi của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Trong bối cảnh đất nước còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và sự điều hành của Chính phủ, kinh tế tiếp tục phát triển; xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; đối ngoại được mở rộng, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Quyền làm chủ của nhân dân được phát huy; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước.
Tuy nhiên, cử tri và nhân dân còn nhiều băn khoăn, lo lắng về sự phát triển chưa vững chắc của nền kinh tế; lạm phát, giá cả, lãi suất ngân hàng vẫn ở mức cao; nhập siêu còn lớn; sản xuất, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn; còn tiềm ẩn những yếu tố tác động đến ổn định chính trị-xã hội; tình trạng ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, tai nạn giao thông, tội phạm, tệ nạn xã hội không giảm; thiên tai, dịch bệnh xảy ra ở nhiều nơi; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân chưa tốt; cải cách thủ tục hành chính còn chậm, tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa được đẩy lùi.
Tại kỳ họp này của Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước kiến nghị tập trung vào một số vấn đề chủ yếu dưới đây:
Về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992
Cử tri và nhân dân phấn khởi trước việc Quốc hội ban hành nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, mong muốn việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này tiếp tục khẳng định Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Hiến pháp cần quy định rõ cách thức sử dụng quyền lực nhà nước của nhân dân thông qua dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp; tiếp tục khẳng định Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền công dân, quyền con người; xác định rõ quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp cần quy định những vấn đề cơ bản nhất, có tính ổn định lâu dài, làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật nhằm huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Cử tri và nhân dân kiến nghị Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và các cơ quan hữu quan cần thật sự phát huy dân chủ, huy động tối đa sự đóng góp trí tuệ của các tầng lớp nhân dân vào việc tổng kết, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.
Về sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân
Tình hình kinh tế-xã hội của nước ta hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn; giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu tăng cao, lãi suất ngân hàng tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao đã tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh, đến đời sống của nhân dân, nhất là người nghèo, người thu nhập thấp, người về hưu, cán bộ, công chức, viên chức và ảnh hưởng đến niềm tin của cử tri và nhân dân đối với việc thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2011 và những năm tiếp theo.
Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời có biện pháp cụ thể, hữu hiệu để bình ổn giá cả trong những tháng cuối năm và có giải pháp ngăn ngừa lạm phát cao trở lại, nhằm đảm bảo và nâng cao đời sống của người dân; đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa các chương trình an sinh xã hội; tập trung triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, các chương trình xoá đói, giảm nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Tình trạng các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đầu tư ngoài ngành, nhất là vào các lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán trong thời gian qua gây bức xúc trong dư luận về tính minh bạch và hiệu quả kinh tế của các đơn vị này. Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty sớm chấm dứt tình trạng này; đồng thời, chỉ đạo xử lý kiên quyết, dứt điểm đối với các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước sản xuất, kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ kéo dài.
Do lãi suất cho vay vẫn ở mức cao, trong khi giá cả vật tư, nguyên liệu tăng cao, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, sức mua trong nước giảm… nên hiện trên cả nước có hàng ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ đình đốn sản xuất, thậm chí nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ khẩn trương đề ra các giải pháp đồng bộ hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ổn định và phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Việc tăng giá xăng dầu ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân; việc lập và quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu thời gian vừa qua không được sự đồng tình của nhân dân. Nhân dân cũng lo lắng trước dự kiến tăng giá của ngành điện. Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ có giải pháp quản lý, điều hành giá xăng dầu, giá điện một cách hiệu quả, vừa đảm bảo vận hành từng bước theo cơ chế thị trường, vừa đảm bảo thúc đẩy sản xuất phát triển; không vì lợi ích cục bộ của doanh nghiệp mà ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Nhân dân hết sức băn khoăn, lo lắng trước tình hình thiên tai, lũ lụt, nhất là ở các tỉnh miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long và tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhất là dịch chân tay miệng đang diễn ra ở nhiều nơi… Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ chỉ đạo vừa có những giải pháp quyết liệt, kịp thời, vừa có những giải pháp đồng bộ, lâu dài để giảm thiểu đến mức thấp nhất tác hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra …
Về giáo dục và đào tạo
Cử tri và nhân dân phản ánh tình trạng thiếu trầm trọng các trường mầm non công lập ở nhiều nơi, kể cả ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, khiến nhiều gia đình phải gửi con tại các cơ sở giữ trẻ tư thiếu an toàn và không đảm bảo chất lượng. Việc thực hiện chủ trương chuyển đổi trường mầm non từ bán công sang công lập ở nhiều nơi mới chỉ là hình thức; lương, phụ cấp cho giáo viên chưa được thực hiện đầy đủ như quy định mới nên đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo chính quyền các cấp đầu tư, đẩy mạnh tiến độ xây dựng trường mầm non tại các phường, xã không có trường mầm non công lập và tại các khu công nghiệp, đô thị mới, đặc biệt phải dành đất để xây dựng trường mầm non khi xây dựng những dự án nhà ở mới; đồng thời, cần có những chính sách tạo điều kiện xây dựng các trường mầm non tư thục chất lượng cao, để giảm bớt gánh nặng cho trường công lập.
Tình trạng lạm thu, dạy thêm, học thêm của nhiều trường phổ thông, nhất là ở khu vực đô thị gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm các trường học đặt ra nhiều quy định gây khó khăn cho các gia đình học sinh; đồng thời kiến nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm hơn nữa đến đời sống, thu nhập của giáo viên để đội ngũ nhà giáo yên tâm với sự nghiệp “trồng người”.
Cử tri và nhân dân hết sức quan tâm đến vấn đề tuyển sinh của một số các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp vừa qua. Chất lượng đầu vào thấp, một số trường không tuyển đủ chỉ tiêu được giao nên tìm mọi cách để có đủ học sinh, nhất là các trường dân lập. Hiện tượng có hàng ngàn bài thi môn lịch sử bị điểm không (0) thực sự là điều đáng báo động về thực trạng dạy và học môn lịch sử ở các trường phổ thông hiện nay. Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ chỉ đạo ngành giáo dục, đào tạo quan tâm đến chất lượng đào tạo, tránh hiện tượng chạy theo số lượng như hiện nay; chấn chỉnh việc cho phép thành lập quá nhiều trường đại học như thời gian qua; đồng thời, khẩn trương nghiên cứu cải tiến hệ thống thi cử để thực sự lựa chọn được người có đủ kiến thức, phù hợp với lĩnh vực được đào tạo.
Về phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Cử tri và nhân dân cho rằng, tuy có tiến bộ, nhưng tình trạng tham nhũng, lãng phí hiện nay vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí còn nhiều hạn chế và chưa thực hiện được mục tiêu đề ra. Một số vụ án tham nhũng xử lý chậm, kéo dài, gây tâm lý hoài nghi, giảm sút lòng tin trong nhân dân về tính nghiêm minh của pháp luật. Tình trạng lãng phí trong đầu tư công, mua sắm tài sản công, quản lý, sử dụng đất công còn diễn ra ở nhiều nơi… Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao có các giải pháp đồng bộ để xử lý và khắc phục có hiệu quả tình trạng trên.
Cử tri và nhân dân cũng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm hơn nữa việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, đặc biệt là công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; khẩn trương ban hành Luật khiếu nại, Luật tố cáo, triển khai nghiêm túc Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09/3/2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập (được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 68/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011của Chính phủ) để nhân dân có cơ sở để giám sát, phát hiện, tố giác các hành vi tham nhũng.
Về những kiến nghị khác
Cùng với những kiến nghị nêu trên, cử tri và nhân dân kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo giải quyết những kiến nghị tại các kỳ họp trước của Quốc hội, như:
Về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp trong quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản; về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề ô nhiễm trầm trọng.
Về việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho khu vực nông thôn, miền núi; việc quản lý chất lượng cây, con giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh.
Về đời sống và sản xuất của nhân dân tái định cư phục vụ các công trình trọng điểm quốc gia; về tình trạng lấy đất để làm sân gôn kết hợp kinh doanh bất động sản, khu du lịch ở nhiều địa phương làm nhiều nơi nông dân không còn đất sản xuất.
Về việc giải quyết dứt điểm các tồn đọng về chính sách người có công, đặc biệt là người tham gia hoạt động bí mật, lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong trong các thời kỳ cách mạng và kháng chiến, nạn nhân chất độc da cam, quân nhân nhập ngũ sau năm 1975… Về chế độ, chính sách đối với cán bộ các hợp tác xã trước đây; chế độ, chính sách đối với cán bộ ở cơ sở và ở thôn, bản, khu phố...
Về chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; phối hợp tốt hơn giữa các cấp, các ngành và tăng cường đối thoại với người khiếu nại, tố cáo để xử lý dứt điểm các vụ việc, nhất là những vụ việc phức tạp, tồn đọng kéo dài./.
Năm 2011, cử tri và nhân dân cả nước phấn khởi trước thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, thắng lợi của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Trong bối cảnh đất nước còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và sự điều hành của Chính phủ, kinh tế tiếp tục phát triển; xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; đối ngoại được mở rộng, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Quyền làm chủ của nhân dân được phát huy; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước.
Tuy nhiên, cử tri và nhân dân còn nhiều băn khoăn, lo lắng về sự phát triển chưa vững chắc của nền kinh tế; lạm phát, giá cả, lãi suất ngân hàng vẫn ở mức cao; nhập siêu còn lớn; sản xuất, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn; còn tiềm ẩn những yếu tố tác động đến ổn định chính trị-xã hội; tình trạng ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, tai nạn giao thông, tội phạm, tệ nạn xã hội không giảm; thiên tai, dịch bệnh xảy ra ở nhiều nơi; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân chưa tốt; cải cách thủ tục hành chính còn chậm, tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa được đẩy lùi.
Tại kỳ họp này của Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước kiến nghị tập trung vào một số vấn đề chủ yếu dưới đây:
Về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992
Cử tri và nhân dân phấn khởi trước việc Quốc hội ban hành nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, mong muốn việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này tiếp tục khẳng định Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Hiến pháp cần quy định rõ cách thức sử dụng quyền lực nhà nước của nhân dân thông qua dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp; tiếp tục khẳng định Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền công dân, quyền con người; xác định rõ quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp cần quy định những vấn đề cơ bản nhất, có tính ổn định lâu dài, làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật nhằm huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Cử tri và nhân dân kiến nghị Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và các cơ quan hữu quan cần thật sự phát huy dân chủ, huy động tối đa sự đóng góp trí tuệ của các tầng lớp nhân dân vào việc tổng kết, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.
Về sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân
Tình hình kinh tế-xã hội của nước ta hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn; giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu tăng cao, lãi suất ngân hàng tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao đã tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh, đến đời sống của nhân dân, nhất là người nghèo, người thu nhập thấp, người về hưu, cán bộ, công chức, viên chức và ảnh hưởng đến niềm tin của cử tri và nhân dân đối với việc thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2011 và những năm tiếp theo.
Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời có biện pháp cụ thể, hữu hiệu để bình ổn giá cả trong những tháng cuối năm và có giải pháp ngăn ngừa lạm phát cao trở lại, nhằm đảm bảo và nâng cao đời sống của người dân; đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa các chương trình an sinh xã hội; tập trung triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, các chương trình xoá đói, giảm nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Tình trạng các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đầu tư ngoài ngành, nhất là vào các lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán trong thời gian qua gây bức xúc trong dư luận về tính minh bạch và hiệu quả kinh tế của các đơn vị này. Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty sớm chấm dứt tình trạng này; đồng thời, chỉ đạo xử lý kiên quyết, dứt điểm đối với các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước sản xuất, kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ kéo dài.
Do lãi suất cho vay vẫn ở mức cao, trong khi giá cả vật tư, nguyên liệu tăng cao, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, sức mua trong nước giảm… nên hiện trên cả nước có hàng ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ đình đốn sản xuất, thậm chí nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ khẩn trương đề ra các giải pháp đồng bộ hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ổn định và phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Việc tăng giá xăng dầu ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân; việc lập và quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu thời gian vừa qua không được sự đồng tình của nhân dân. Nhân dân cũng lo lắng trước dự kiến tăng giá của ngành điện. Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ có giải pháp quản lý, điều hành giá xăng dầu, giá điện một cách hiệu quả, vừa đảm bảo vận hành từng bước theo cơ chế thị trường, vừa đảm bảo thúc đẩy sản xuất phát triển; không vì lợi ích cục bộ của doanh nghiệp mà ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Nhân dân hết sức băn khoăn, lo lắng trước tình hình thiên tai, lũ lụt, nhất là ở các tỉnh miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long và tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhất là dịch chân tay miệng đang diễn ra ở nhiều nơi… Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ chỉ đạo vừa có những giải pháp quyết liệt, kịp thời, vừa có những giải pháp đồng bộ, lâu dài để giảm thiểu đến mức thấp nhất tác hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra …
Về giáo dục và đào tạo
Cử tri và nhân dân phản ánh tình trạng thiếu trầm trọng các trường mầm non công lập ở nhiều nơi, kể cả ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, khiến nhiều gia đình phải gửi con tại các cơ sở giữ trẻ tư thiếu an toàn và không đảm bảo chất lượng. Việc thực hiện chủ trương chuyển đổi trường mầm non từ bán công sang công lập ở nhiều nơi mới chỉ là hình thức; lương, phụ cấp cho giáo viên chưa được thực hiện đầy đủ như quy định mới nên đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo chính quyền các cấp đầu tư, đẩy mạnh tiến độ xây dựng trường mầm non tại các phường, xã không có trường mầm non công lập và tại các khu công nghiệp, đô thị mới, đặc biệt phải dành đất để xây dựng trường mầm non khi xây dựng những dự án nhà ở mới; đồng thời, cần có những chính sách tạo điều kiện xây dựng các trường mầm non tư thục chất lượng cao, để giảm bớt gánh nặng cho trường công lập.
Tình trạng lạm thu, dạy thêm, học thêm của nhiều trường phổ thông, nhất là ở khu vực đô thị gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm các trường học đặt ra nhiều quy định gây khó khăn cho các gia đình học sinh; đồng thời kiến nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm hơn nữa đến đời sống, thu nhập của giáo viên để đội ngũ nhà giáo yên tâm với sự nghiệp “trồng người”.
Cử tri và nhân dân hết sức quan tâm đến vấn đề tuyển sinh của một số các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp vừa qua. Chất lượng đầu vào thấp, một số trường không tuyển đủ chỉ tiêu được giao nên tìm mọi cách để có đủ học sinh, nhất là các trường dân lập. Hiện tượng có hàng ngàn bài thi môn lịch sử bị điểm không (0) thực sự là điều đáng báo động về thực trạng dạy và học môn lịch sử ở các trường phổ thông hiện nay. Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ chỉ đạo ngành giáo dục, đào tạo quan tâm đến chất lượng đào tạo, tránh hiện tượng chạy theo số lượng như hiện nay; chấn chỉnh việc cho phép thành lập quá nhiều trường đại học như thời gian qua; đồng thời, khẩn trương nghiên cứu cải tiến hệ thống thi cử để thực sự lựa chọn được người có đủ kiến thức, phù hợp với lĩnh vực được đào tạo.
Về phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Cử tri và nhân dân cho rằng, tuy có tiến bộ, nhưng tình trạng tham nhũng, lãng phí hiện nay vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí còn nhiều hạn chế và chưa thực hiện được mục tiêu đề ra. Một số vụ án tham nhũng xử lý chậm, kéo dài, gây tâm lý hoài nghi, giảm sút lòng tin trong nhân dân về tính nghiêm minh của pháp luật. Tình trạng lãng phí trong đầu tư công, mua sắm tài sản công, quản lý, sử dụng đất công còn diễn ra ở nhiều nơi… Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao có các giải pháp đồng bộ để xử lý và khắc phục có hiệu quả tình trạng trên.
Cử tri và nhân dân cũng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm hơn nữa việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, đặc biệt là công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; khẩn trương ban hành Luật khiếu nại, Luật tố cáo, triển khai nghiêm túc Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09/3/2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập (được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 68/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011của Chính phủ) để nhân dân có cơ sở để giám sát, phát hiện, tố giác các hành vi tham nhũng.
Về những kiến nghị khác
Cùng với những kiến nghị nêu trên, cử tri và nhân dân kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo giải quyết những kiến nghị tại các kỳ họp trước của Quốc hội, như:
Về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp trong quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản; về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề ô nhiễm trầm trọng.
Về việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho khu vực nông thôn, miền núi; việc quản lý chất lượng cây, con giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh.
Về đời sống và sản xuất của nhân dân tái định cư phục vụ các công trình trọng điểm quốc gia; về tình trạng lấy đất để làm sân gôn kết hợp kinh doanh bất động sản, khu du lịch ở nhiều địa phương làm nhiều nơi nông dân không còn đất sản xuất.
Về việc giải quyết dứt điểm các tồn đọng về chính sách người có công, đặc biệt là người tham gia hoạt động bí mật, lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong trong các thời kỳ cách mạng và kháng chiến, nạn nhân chất độc da cam, quân nhân nhập ngũ sau năm 1975… Về chế độ, chính sách đối với cán bộ các hợp tác xã trước đây; chế độ, chính sách đối với cán bộ ở cơ sở và ở thôn, bản, khu phố...
Về chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; phối hợp tốt hơn giữa các cấp, các ngành và tăng cường đối thoại với người khiếu nại, tố cáo để xử lý dứt điểm các vụ việc, nhất là những vụ việc phức tạp, tồn đọng kéo dài./.
Phụ nữ nông thôn trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (20/10/2011)
Nga và 7 thành viên trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) thỏa thuận thành lập khu vực mậu dịch tự do  (20/10/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên