EU điều chỉnh chính sách nông nghiệp chung và hợp tác phát triển
TCCSĐT - Vừa qua, Ủy ban Liên minh châu Âu (EU) đã công bố những điều chỉnh trong chính sách về nông nghiệp cũng như về viện trợ phát triển. Những điều chỉnh này sẽ có những tác động mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh của nông nghiệp Liên minh châu Âu và quan hệ của EU với các đối tác, cho tới nay, vẫn nhận viện trợ phát triển của Tổ chức này.
Tập trung vào những lĩnh vực quan trọng nhất, tác động lâu dài đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội
Hai điều chỉnh lớn nhất trong chính sách viện trợ phát triển của EU là nhấn mạnh những điều kiện về dân chủ, nhân quyền ở nước nhận viện trợ và tập trung viện trợ phát triển nhiều hơn cho những nước nghèo nhất trên thế giới. Theo những gì được Ủy ban EU công bố thì không có đối tác nào được EU viện trợ phát triển đến nay bị cắt hoàn toàn viện trợ phát triển. Nhưng ở những đối tác mà EU hay phê phán về nhân quyền, dân chủ thì EU chuyển từ hợp tác với chính phủ sang hợp tác với các tổ chức phi chính phủ.
Bên cạnh đó, EU chủ trương tập trung viện trợ phát triển nhiều hơn cho những nước nghèo bị lệ thuộc nhiều nhất vào viện trợ tài chính và phát triển từ bên ngoài. Những lĩnh vực được EU ưu tiên là xoá đói nghèo, cải thiện việc chăm sóc y tế và phát triển giáo dục, đào tạo. Ít nhất 20% viện trợ phát triển sẽ được sử dụng cho những lĩnh vực này, theo phương châm giảm bớt lĩnh vực hợp tác phát triển để tập trung vào những lĩnh vực quan trọng nhất về lâu dài đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
EU cũng nêu cụ thể, một số nước mới nổi về kinh tế như Trung Quốc, Brazil, Nga hay Argentina sẽ không còn được viện trợ phát triển như từ trước tới nay vì EU cho rằng các đối tác này hiện đã đủ mạnh và khả năng tự giải quyết vấn đề xoá đói, giảm nghèo.
Các mục tiêu của Chính sách nông nghiệp chung (CAP):
|
Sự điều chỉnh này của EU sẽ có những tác động mạnh tới hợp tác phát triển trên thế giới vì EU cung cấp viện trợ phát triển lớn nhất thế giới. Năm 2010, 27 nước thành viên EU và Ủy ban EU chi tổng cộng 54 tỉ euro cho viện trợ phát triển, chiếm hơn một nửa viện trợ phát triển của cả thế giới.
Thay đổi ưu tiên trong sử dụng ngân sách cho nông nghiệp
Trong chính sách nông nghiệp chung, Ủy ban EU chủ định không cắt giảm ngân sách, mà chỉ thay đổi ưu tiên trong sử dụng ngân sách này, đặc biệt là gắn bù trợ nông nghiệp trực tiếp với việc đáp ứng những tiêu chuẩn về môi trường sinh thái.
Theo Ủy ban EU, ngân sách dành cho chính sách nông nghiệp chung được duy trì ở mức độ hiện tại (năm ngoái là 58 tỉ euro, chiếm 47% toàn bộ ngân sách của EU) cho tới năm 2020, mức bù trợ cao nhất cho nông dân trong EU là 300.000 euro hằng năm, chuyển từ bù trợ tính vào năng suất sang tính dựa trên diện tích đất canh tác, cân bằng mức bù trợ giữa Tây Âu và Đông Âu, chấm dứt áp đặt hạn ngạch sản xuất đường và sử dụng 30% mức bù trợ gắn với điều kiện bảo vệ môi trường.
Trong khi Ủy ban EU coi sự điều chỉnh này là cần thiết và thích hợp để nâng khả năng cạnh tranh, tăng tính bền vững và đảm bảo phát triển nông nghiệp đồng đều trong khắp EU cũng như gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nông thôn thì nhiều hiệp hội nông dân ở nhiều nước thành viên EU lại lo ngại những điều chỉnh này gây thêm khó khăn về hành chính cho nông dân.
Cao ủy EU về nông nghiệp, ông Dacian Ciolos, đã tuyên bố khi giới thiệu những điều chỉnh chính sách này: "Châu Âu cần nông dân và nông dân châu Âu cần sự giúp đỡ của châu Âu. Chính sách nông nghiệp chung nuôi sống chúng ta. Nó là tương lai của hơn một nửa diện tích lãnh thổ của chúng ta".
Trong khi đó, tổ chức vận động hành lang Friends of the Earth (Những người bạn của Trái đất) cho rằng, những điều chỉnh chính sách nói trên chỉ tiếp tục bù trợ cho sản xuất nông nghiệp chứ chưa làm thay đổi cách thức sản xuất nông nghiệp.
Chính sách nông nghiệp chung của EU được áp dụng từ năm 1962, sử dụng khối lượng ngân sách lớn nhất của EU và cũng thường xuyên gây tranh cãi bất đồng nhiều nhất trong nội bộ EU từ trước đến nay./.
Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng Lý luận Trung ương  (20/10/2011)
Phấn đấu trở thành một cộng đồng khoa học kiểu mẫu cả về tư tưởng, học thuật, đạo đức, văn hóa và phong cách (*)  (19/10/2011)
Học tập và quán triệt nghị quyết Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam tại Liên bang Nga  (19/10/2011)
Vị thế gia đình và xã hội của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử  (19/10/2011)
Diễn đàn “Liên kết phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long”  (19/10/2011)
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển