Sáng kiến mới của Thủ tướng Nga Pu-tin về xây dựng “Không gian kinh tế thống nhất Á-ÂU”
19:07, ngày 12-10-2011
TCCSĐT - Vừa qua, nhân sự kiện Đề
án "Không gian kinh tế thống nhất" giữa Nga, Bê-la-rút và Ca-dắc-xtan sẽ
chính thức khởi động vào ngày 01-10-2012, Thủ tướng Nga V. Pu-tin đã có
bài viết thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước Nga về các
quá trình liên kết kinh tế trên lục địa Á-Âu, đăng trên báo
"Izvestia"của Nga. Bài viết này được đánh giá như một tuyên bố mang
tính cương lĩnh của ứng cử viên Tổng thống Nga trong cuộc bầu cử vào
năm 2012.
Theo Thủ tướng Nga V. Pu-tin, ngày 01-01-2012, một đề án liên kết quan trọng mang tên “Không gian kinh tế thống nhất” giữa Nga, Bê-la-rút và Ca-dắc-xtan sẽ chính thức khởi động. Đề án này là cột mốc lịch sử không chỉ đối với ba nước mà còn đối với tất cả các quốc gia trong không gian hậu Xô-viết. Quá trình dẫn tới sự kiện không đơn giản và khá quanh co này được khởi đầu cách đây 20 năm, kể từ khi thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Khi đó, ba nước, Nga, Bê-la-rút và Ca-dắc-xtan, đã tìm ra một mô hình thích hợp để có thể gìn giữ các giá trị của mối liên kết kinh tế, văn minh và các mối quan hệ khác giữa ba quốc gia để tiếp tục phát triển.
Hiện nay, có thể có nhiều cách đánh giá khác nhau về hiệu quả của sự hợp tác trong SNG, nhưng khó có thể phủ nhận cơ chế không thể thay thế của cộng đồng này trong việc cho phép xây dựng quan điểm thống nhất về những vấn đề then chốt giữa các nước trong khu vực và đem lại lợi ích cụ thể cho tất cả các nước thành viên. Ngoài ra, chính kinh nghiệm của SNG cũng cho phép tạo ra sự liên kết ở nhiều cấp, với tốc độ khác nhau trong không gian hậu Xô-viết, tạo ra các khuôn khổ hợp tác cần thiết giữa Liên bang Nga với Bê-ra-rút, Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể, Cộng đồng kinh tế Á-Âu, Liên minh thuế quan và “Không gian kinh tế thống nhất”.
Một điểm đáng chú ý là trong thời kỳ xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính thế giới (năm 2008), khi mà các quốc gia buộc phải tìm nguồn lực mới để tăng trưởng kinh tế thì các nước trong khu vực đã tìm được cách tiếp cận khách quan để đổi mới các nguyên tắc đối tác trong SNG cũng như trong các liên kết khu vực khác. Các nước đã tập trung trước hết vào sự phát triển các mối quan hệ thương mại và kinh tế. Thực chất là biến sự liên kết thành một đề án có sức thu hút đối với các công dân và các doanh nghiệp, ổn định và lâu dài, không phụ thuộc vào động thái chính trị. Kể từ ngày 01-6-2011, trên biên giới ba nước Nga, Bê-la-rút và Ca-dắc-xtan đã bãi bỏ sự kiểm soát đối với hoạt động di chuyển hàng hóa; hoàn tất việc xây dựng một khu vực có chế độ thuế quan thống nhất nhằm thực hiện những sáng kiến kinh doanh đầy tham vọng. Hiện nay, từ Liên minh thuế quan, các nước đã tiến tới “Không gian kinh tế thống nhất”, tạo ra một thị trường rộng lớn với hơn 165 triệu người tiêu dùng dựa trên hệ thống luật pháp thống nhất, tạo điều kiện tự do di chuyển vốn, dịch vụ và lực lượng lao động.
Một vấn đề có tầm quan trọng về mặt nguyên tắc là “Không gian kinh tế thống nhất” sẽ dựa trên các hoạt động phối hợp trong các lĩnh vực then chốt về mặt thể chế như kinh tế vĩ mô, bảo đảm các quy tắc cạnh tranh, bảo đảm kỹ thuật và hỗ trợ nông nghiệp, giao thông vận tải và thuế đối với các công ty độc quyền. Tiếp đến, trên cơ sở chính sách kiều dân và xuất, nhập cảnh thống nhất sẽ bãi bỏ chế độ kiểm soát biên giới giữa các nước trong khu vực, có tiếp thu kinh nghiệm của các nước EU, tạo điều kiện mới về chất để tăng cường sự hợp tác giữa các khu vực gần biên giới, gia tăng khối lượng hàng hóa tiêu dùng cá nhân miễn thuế hải quan, bãi bỏ mọi khó khăn về nhập cư, các biện pháp kiểm soát hải quan phức tạp, tốn kém... tạo điều kiện để công dân có thể lựa chọn nơi sinh sống, học tập và lao động. Ngoài ra, các doanh nghiệp đã có những khả năng mới nhằm tạo ra thị trường năng động cùng các tiêu chuẩn và yêu cầu thống nhất đối với hàng hóa và dịch vụ, mà phần lớn đều thống nhất với các nước châu Âu. Đây là vấn đề quan trọng vì hiện nay tất cả các nước đều chuyển sang tiêu chuẩn kỹ thuật hiện đại và do đó chính sách phối hợp sẽ loại bỏ được sự giãn cách về công nghệ và sự cách biệt tiêu chuẩn về sản phẩm.
Các nước châu Âu cần tới 40 năm để đi từ Liên minh than và thép của châu Âu tới một Liên minh châu Âu (EU) đầy đủ. Quá trình trưởng thành Liên minh thuế quan và “Không gian kinh tế thống nhất” diễn ra năng động hơn và nhanh hơn vì được kế thừa kinh nghiệm của EU và các liên kết khu vực khác, trên cơ sở phát huy thế mạnh và loại bỏ các hạn chế, tránh sai lầm và bãi bỏ các rào cản có tính chất quan liêu.
Đặc điểm quan trọng có tính nguyên tắc của Liên minh thuế quan và “Không gian kinh tế thống nhất” nói chung là trong không gian này đã có khoảng 40 quyền quy định và sắp tới con số này sẽ lên tới trên 100, trong đó có quyền thông qua nhiều quyết định về chính sách cạnh tranh, về tiêu chuẩn kỹ thuật, về tài trợ. Chỉ có thể giải quyết những vấn đề phức tạp như vậy thông qua việc xây dựng một cơ chế có đầy đủ quyền hạn và hoạt động thường trực vừa có tính chuyên nghiệp, vừa gọn nhẹ và có hiệu quả. Việc xây dựng Liên minh thuế quan và Cộng đồng kinh tế thống nhất tạo cơ sở xây dựng Liên minh kinh tế Á-Âu trong tương lai trên cơ sở từng bước mở rộng số thành viên tham gia.
Nhận định về tương lai của Đề án Liên minh kinh tế thống nhất Á-Âu, hay Liên minh Á-Âu, Thủ tướng Nga V.Pu-tin nhấn mạnh 4 nội dung quan trọng.
Một là, đây không phải là một dạng phục hồi nhà nước Liên Xô mà là sự liên kết chặt chẽ trên cơ sở kinh tế, chính trị và các giá trị mới đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Các nước đề xuất mô hình một liên minh mạnh có khả năng trở thành một trong các cực của thế giới hiện đại và đóng vai trò như mối liên kết có hiệu quả giữa châu Âu với khu vực châu Á Thái Bình Dương đang phát triển năng động. Việc phối hợp tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, vốn, tiềm năng con người mạnh cho phép Liên minh Á-Âu có khả năng cạnh tranh trong cuộc chạy đua về công nghiệp và công nghệ, thu hút các nhà đầu tư, tạo việc làm mới và các nền sản xuất tiên tiến. Cùng với các quốc gia đóng vai trò then chốt khác cũng như các cơ chế khu vực như Mỹ, EU, Trung Quốc, Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dương sẽ tạo ra sự ổn định cho sự phát triển toàn cầu.
Hai là, Liên minh Á-Âu sẽ là một trung tâm của các quá trình liên kết trong tương lai, từng bước liên kết các cơ chế hiện có như Liên minh thuế quan và "Không gian kinh tế thống nhất".
Ba là, sẽ là một sai lầm khi đối nghịch Liên minh Á-Âu và SNG vì mỗi một cơ chế này đều có một vị trí và vai trò riêng trong không gian hậu Xô-viết. Nga cùng với các đối tác khác sẽ hoàn thiện các thể chế của SNG và mở rộng nội dung hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, công nghệ cao và phát triển xã hội. Có nhiều triển vọng lớn trong sự hợp tác nhân đạo thuộc các lĩnh vực khoa học, văn hóa, giáo dục, điều phối thị trường lao động, tạo môi trường văn minh cho sự di chuyển lực lượng lao động. Về phương diện này, các nước SNG được kế thừa di sản từ Liên Xô trước đây như kết cấu hạ tầng và sự chuyên môn hóa sản xuất, ngôn ngữ chung và không gian khoa học văn hóa. Ngoài ra, cơ sở kinh tế của SNG là chế độ thương mại tự do đến mức tối đa. Theo sáng kiến của Nga, trong khuôn khổ chức năng Chủ tịch trong SNG năm 2010, các nước đã xây dựng dự thảo Đề án Hiệp định mới về khu vực thương mại tự do dựa trên các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới nhằm bãi bỏ mọi rào cản khác nhau.
Bốn là, Liên minh Á-Âu là một đề án mở có thể kết nạp các đối tác khác, trước hết là các nước SNG, sẽ được xây dựng trên các nguyên tắc liên kết thống nhất như là một phần không tách rời của châu Âu lớn dựa trên các giá trị thống nhất về tự do, dân chủ và các quy luật thị trường. Ngay từ năm 2003, Nga và EU đã thống nhất thỏa thuận xây dựng một không gian kinh tế chung từ Li-xbon đến Vla-đi-vô-xtốc như xây dựng chính sách phối hợp trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ, năng lượng, giáo dục và khoa học, bãi bỏ hàng rào xuất nhập cảnh. Một hệ thống đối tác cân bằng và hơp lý về mặt kinh tế giữa Liên minh Á-Âu và EU sẽ tạo điều kiện thực tế để thay đổi cơ cấu địa chính trị - địa kinh tế của toàn bộ châu lục này và sẽ có hiệu quả tích cực trên phạm vi toàn cầu.
Thủ tướng Nga V.Pu-tin cho rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính thế giới mang tính chất cơ cấu bắt đầu từ năm 2008 xuất phát từ nguyên nhân căn bản là sự mất cân đối mang tính toàn cầu tích tụ lại trong nhiều năm. Do đó quá trình soạn thảo các mô hình phát triển toàn cầu sau khủng hoảng sẽ rất phức tạp. Thí dụ, vòng đàm phán Đô-ha hiện đang rơi vào bế tắc, trong nội bộ Tổ chức Thương mại thế giới đang có những khó khăn khách quan, các nguyên tắc tự do thương mại và thị trường mở cũng đang trải qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Lối thoát ở đây có thể là phải nghiên cứu soạn thảo cách tiếp cận chung bên trong phạm vi các cơ chế khu vực hiện có như EU, NAFTA, Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, ASEAN và nhiều tổ chức khác, sau đó mới tiến hành đối thoại giữa các cơ chế. Chính từ những “viên gạch liên kết” đó mới có thể xây dựng một nền kinh tế thế giới ổn định hơn.
Hiện nay, Liên minh thuế quan giữa Nga, Bê-la-rút và Ca-dắc-xtan đã bắt đầu các cuộc đàm phán về việc xây dựng khu vực tự do thương mại với Hiệp hội Thương mại tự do châu Âu. Tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương diễn ra ở Vla-đi-vô-xtốc (Nga) năm 2012 sẽ đề cập đến các vấn đề tự do hóa thương mại và bãi bỏ rào cản hợp tác kinh tế. Nga sẽ đề xuất quan điểm chung phối hợp của tất cả các thành viên tham gia Liên minh thuế quan và “Không gian kinh tế thống nhất”.
Thủ tướng Nga V.Pu-tin nhận định, Đề án Liên kết Á-Âu sẽ có bước phát triển với chất lượng mới, mở ra triển vọng to lớn cho sự phát triển kinh tế, tạo ra khả năng cạnh tranh mới, cho phép các nước trong khu vực tham gia vào nền kinh tế toàn cầu và hệ thống thương mại toàn cầu, đồng thời tham gia thực tế vào quá trình soạn thảo và quyết định về quy tắc cuộc chơi trong tương lai. Việc xây dựng Liên minh Á-Âu và sự liên kết có hiệu quả sẽ là con đường cho phép các thành viên tham gia có được vị trí xứng đáng trong một thế giới phức tạp của thế kỷ XXI. Chỉ có bằng cách hợp tác cùng nhau, các quốc gia trong liên minh này mới có thể trở thành những quốc gia dẫn đầu sự tăng trưởng toàn cầu, sự tiến bộ của nền văn minh cũng như sự phát triển thịnh vượng./.
Hiện nay, có thể có nhiều cách đánh giá khác nhau về hiệu quả của sự hợp tác trong SNG, nhưng khó có thể phủ nhận cơ chế không thể thay thế của cộng đồng này trong việc cho phép xây dựng quan điểm thống nhất về những vấn đề then chốt giữa các nước trong khu vực và đem lại lợi ích cụ thể cho tất cả các nước thành viên. Ngoài ra, chính kinh nghiệm của SNG cũng cho phép tạo ra sự liên kết ở nhiều cấp, với tốc độ khác nhau trong không gian hậu Xô-viết, tạo ra các khuôn khổ hợp tác cần thiết giữa Liên bang Nga với Bê-ra-rút, Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể, Cộng đồng kinh tế Á-Âu, Liên minh thuế quan và “Không gian kinh tế thống nhất”.
Một điểm đáng chú ý là trong thời kỳ xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính thế giới (năm 2008), khi mà các quốc gia buộc phải tìm nguồn lực mới để tăng trưởng kinh tế thì các nước trong khu vực đã tìm được cách tiếp cận khách quan để đổi mới các nguyên tắc đối tác trong SNG cũng như trong các liên kết khu vực khác. Các nước đã tập trung trước hết vào sự phát triển các mối quan hệ thương mại và kinh tế. Thực chất là biến sự liên kết thành một đề án có sức thu hút đối với các công dân và các doanh nghiệp, ổn định và lâu dài, không phụ thuộc vào động thái chính trị. Kể từ ngày 01-6-2011, trên biên giới ba nước Nga, Bê-la-rút và Ca-dắc-xtan đã bãi bỏ sự kiểm soát đối với hoạt động di chuyển hàng hóa; hoàn tất việc xây dựng một khu vực có chế độ thuế quan thống nhất nhằm thực hiện những sáng kiến kinh doanh đầy tham vọng. Hiện nay, từ Liên minh thuế quan, các nước đã tiến tới “Không gian kinh tế thống nhất”, tạo ra một thị trường rộng lớn với hơn 165 triệu người tiêu dùng dựa trên hệ thống luật pháp thống nhất, tạo điều kiện tự do di chuyển vốn, dịch vụ và lực lượng lao động.
Một vấn đề có tầm quan trọng về mặt nguyên tắc là “Không gian kinh tế thống nhất” sẽ dựa trên các hoạt động phối hợp trong các lĩnh vực then chốt về mặt thể chế như kinh tế vĩ mô, bảo đảm các quy tắc cạnh tranh, bảo đảm kỹ thuật và hỗ trợ nông nghiệp, giao thông vận tải và thuế đối với các công ty độc quyền. Tiếp đến, trên cơ sở chính sách kiều dân và xuất, nhập cảnh thống nhất sẽ bãi bỏ chế độ kiểm soát biên giới giữa các nước trong khu vực, có tiếp thu kinh nghiệm của các nước EU, tạo điều kiện mới về chất để tăng cường sự hợp tác giữa các khu vực gần biên giới, gia tăng khối lượng hàng hóa tiêu dùng cá nhân miễn thuế hải quan, bãi bỏ mọi khó khăn về nhập cư, các biện pháp kiểm soát hải quan phức tạp, tốn kém... tạo điều kiện để công dân có thể lựa chọn nơi sinh sống, học tập và lao động. Ngoài ra, các doanh nghiệp đã có những khả năng mới nhằm tạo ra thị trường năng động cùng các tiêu chuẩn và yêu cầu thống nhất đối với hàng hóa và dịch vụ, mà phần lớn đều thống nhất với các nước châu Âu. Đây là vấn đề quan trọng vì hiện nay tất cả các nước đều chuyển sang tiêu chuẩn kỹ thuật hiện đại và do đó chính sách phối hợp sẽ loại bỏ được sự giãn cách về công nghệ và sự cách biệt tiêu chuẩn về sản phẩm.
Các nước châu Âu cần tới 40 năm để đi từ Liên minh than và thép của châu Âu tới một Liên minh châu Âu (EU) đầy đủ. Quá trình trưởng thành Liên minh thuế quan và “Không gian kinh tế thống nhất” diễn ra năng động hơn và nhanh hơn vì được kế thừa kinh nghiệm của EU và các liên kết khu vực khác, trên cơ sở phát huy thế mạnh và loại bỏ các hạn chế, tránh sai lầm và bãi bỏ các rào cản có tính chất quan liêu.
Đặc điểm quan trọng có tính nguyên tắc của Liên minh thuế quan và “Không gian kinh tế thống nhất” nói chung là trong không gian này đã có khoảng 40 quyền quy định và sắp tới con số này sẽ lên tới trên 100, trong đó có quyền thông qua nhiều quyết định về chính sách cạnh tranh, về tiêu chuẩn kỹ thuật, về tài trợ. Chỉ có thể giải quyết những vấn đề phức tạp như vậy thông qua việc xây dựng một cơ chế có đầy đủ quyền hạn và hoạt động thường trực vừa có tính chuyên nghiệp, vừa gọn nhẹ và có hiệu quả. Việc xây dựng Liên minh thuế quan và Cộng đồng kinh tế thống nhất tạo cơ sở xây dựng Liên minh kinh tế Á-Âu trong tương lai trên cơ sở từng bước mở rộng số thành viên tham gia.
Nhận định về tương lai của Đề án Liên minh kinh tế thống nhất Á-Âu, hay Liên minh Á-Âu, Thủ tướng Nga V.Pu-tin nhấn mạnh 4 nội dung quan trọng.
Một là, đây không phải là một dạng phục hồi nhà nước Liên Xô mà là sự liên kết chặt chẽ trên cơ sở kinh tế, chính trị và các giá trị mới đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Các nước đề xuất mô hình một liên minh mạnh có khả năng trở thành một trong các cực của thế giới hiện đại và đóng vai trò như mối liên kết có hiệu quả giữa châu Âu với khu vực châu Á Thái Bình Dương đang phát triển năng động. Việc phối hợp tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, vốn, tiềm năng con người mạnh cho phép Liên minh Á-Âu có khả năng cạnh tranh trong cuộc chạy đua về công nghiệp và công nghệ, thu hút các nhà đầu tư, tạo việc làm mới và các nền sản xuất tiên tiến. Cùng với các quốc gia đóng vai trò then chốt khác cũng như các cơ chế khu vực như Mỹ, EU, Trung Quốc, Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dương sẽ tạo ra sự ổn định cho sự phát triển toàn cầu.
Hai là, Liên minh Á-Âu sẽ là một trung tâm của các quá trình liên kết trong tương lai, từng bước liên kết các cơ chế hiện có như Liên minh thuế quan và "Không gian kinh tế thống nhất".
Ba là, sẽ là một sai lầm khi đối nghịch Liên minh Á-Âu và SNG vì mỗi một cơ chế này đều có một vị trí và vai trò riêng trong không gian hậu Xô-viết. Nga cùng với các đối tác khác sẽ hoàn thiện các thể chế của SNG và mở rộng nội dung hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, công nghệ cao và phát triển xã hội. Có nhiều triển vọng lớn trong sự hợp tác nhân đạo thuộc các lĩnh vực khoa học, văn hóa, giáo dục, điều phối thị trường lao động, tạo môi trường văn minh cho sự di chuyển lực lượng lao động. Về phương diện này, các nước SNG được kế thừa di sản từ Liên Xô trước đây như kết cấu hạ tầng và sự chuyên môn hóa sản xuất, ngôn ngữ chung và không gian khoa học văn hóa. Ngoài ra, cơ sở kinh tế của SNG là chế độ thương mại tự do đến mức tối đa. Theo sáng kiến của Nga, trong khuôn khổ chức năng Chủ tịch trong SNG năm 2010, các nước đã xây dựng dự thảo Đề án Hiệp định mới về khu vực thương mại tự do dựa trên các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới nhằm bãi bỏ mọi rào cản khác nhau.
Bốn là, Liên minh Á-Âu là một đề án mở có thể kết nạp các đối tác khác, trước hết là các nước SNG, sẽ được xây dựng trên các nguyên tắc liên kết thống nhất như là một phần không tách rời của châu Âu lớn dựa trên các giá trị thống nhất về tự do, dân chủ và các quy luật thị trường. Ngay từ năm 2003, Nga và EU đã thống nhất thỏa thuận xây dựng một không gian kinh tế chung từ Li-xbon đến Vla-đi-vô-xtốc như xây dựng chính sách phối hợp trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ, năng lượng, giáo dục và khoa học, bãi bỏ hàng rào xuất nhập cảnh. Một hệ thống đối tác cân bằng và hơp lý về mặt kinh tế giữa Liên minh Á-Âu và EU sẽ tạo điều kiện thực tế để thay đổi cơ cấu địa chính trị - địa kinh tế của toàn bộ châu lục này và sẽ có hiệu quả tích cực trên phạm vi toàn cầu.
Thủ tướng Nga V.Pu-tin cho rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính thế giới mang tính chất cơ cấu bắt đầu từ năm 2008 xuất phát từ nguyên nhân căn bản là sự mất cân đối mang tính toàn cầu tích tụ lại trong nhiều năm. Do đó quá trình soạn thảo các mô hình phát triển toàn cầu sau khủng hoảng sẽ rất phức tạp. Thí dụ, vòng đàm phán Đô-ha hiện đang rơi vào bế tắc, trong nội bộ Tổ chức Thương mại thế giới đang có những khó khăn khách quan, các nguyên tắc tự do thương mại và thị trường mở cũng đang trải qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Lối thoát ở đây có thể là phải nghiên cứu soạn thảo cách tiếp cận chung bên trong phạm vi các cơ chế khu vực hiện có như EU, NAFTA, Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, ASEAN và nhiều tổ chức khác, sau đó mới tiến hành đối thoại giữa các cơ chế. Chính từ những “viên gạch liên kết” đó mới có thể xây dựng một nền kinh tế thế giới ổn định hơn.
Hiện nay, Liên minh thuế quan giữa Nga, Bê-la-rút và Ca-dắc-xtan đã bắt đầu các cuộc đàm phán về việc xây dựng khu vực tự do thương mại với Hiệp hội Thương mại tự do châu Âu. Tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương diễn ra ở Vla-đi-vô-xtốc (Nga) năm 2012 sẽ đề cập đến các vấn đề tự do hóa thương mại và bãi bỏ rào cản hợp tác kinh tế. Nga sẽ đề xuất quan điểm chung phối hợp của tất cả các thành viên tham gia Liên minh thuế quan và “Không gian kinh tế thống nhất”.
Thủ tướng Nga V.Pu-tin nhận định, Đề án Liên kết Á-Âu sẽ có bước phát triển với chất lượng mới, mở ra triển vọng to lớn cho sự phát triển kinh tế, tạo ra khả năng cạnh tranh mới, cho phép các nước trong khu vực tham gia vào nền kinh tế toàn cầu và hệ thống thương mại toàn cầu, đồng thời tham gia thực tế vào quá trình soạn thảo và quyết định về quy tắc cuộc chơi trong tương lai. Việc xây dựng Liên minh Á-Âu và sự liên kết có hiệu quả sẽ là con đường cho phép các thành viên tham gia có được vị trí xứng đáng trong một thế giới phức tạp của thế kỷ XXI. Chỉ có bằng cách hợp tác cùng nhau, các quốc gia trong liên minh này mới có thể trở thành những quốc gia dẫn đầu sự tăng trưởng toàn cầu, sự tiến bộ của nền văn minh cũng như sự phát triển thịnh vượng./.
Xlô-va-ki-a bác kế hoạch mở rộng Quỹ Ổn định tài chính châu Âu  (12/10/2011)
Khủng hoảng nợ ở châu Âu đã thành hệ thống  (12/10/2011)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp gỡ đại diện các doanh nghiệp Ấn Độ và cộng đồng người Việt tại Niu Đê-li  (12/10/2011)
UBTV Quốc hội cho ý kiến các dự án luật về tiền tệ  (12/10/2011)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên