Bầu cử Quốc hội ở Ba Lan năm 2011
16:47, ngày 10-10-2011
TCCSĐT - Bắt đầu từ 7 giờ sáng
cho tới 21 giờ địa phương ngày 9-10 (tức 2 giờ sáng ngày 10-10, giờ
Việt Nam), hơn 30 triệu cử tri Ba Lan đã đi bỏ phiếu bầu 460 đại biểu
Hạ viện trong tổng số 7.035 ứng cử viên và 100 đại biểu Thượng viện
trong tổng số 500 ứng cử viên.
Theo Ủy ban Bầu cử Nhà nước, tham gia tranh cử Quốc hội lần này ở Ba Lan có 7 đảng chính trị. Trong đó, Đảng Cương lĩnh Công dân (PO) - đảng cầm quyền hiện nay của Thủ tướng Đô-nan Tu-xcơ (Donald Tusk) nhận được 39,6% số phiếu theo kết quả thăm dò trước bầu cử và Đảng Luật pháp và Công lý (PiS) đối lập của cựu Thủ tướng Ya-rô-xláp Ca-din-xki (Jaroslaw Kaczynski) với 30,1% số phiếu, được đánh giá là hai đảng nặng ký nhất do sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ đáng kể của cử tri.
Tiếp đến là ba chính đảng khác có thể giành quyền đại diện tại Quốc hội Ba Lan mới gồm: Phong trào ủng hộ Polikota (RP) với 10,1% số phiếu, Đảng Nông dân Ba Lan (PSL) là 8,2% và Liên minh các lực lượng dân chủ cánh tả (SLD) là 7,7%.
Quốc hội đầu tiên ở Ba Lan có từ năm 1493 - là cơ quan đại diện cho điền chủ ở các vùng (được cử 2 người) và 2 năm họp một lần trong vòng 6 tuần. Sau khi Ba Lan giành độc lập vào năm 1918, các cuộc bầu cử Quốc hội đã được tiến hành vào các năm 1919, 1922, 1928 và 1930, 1935,1938. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bầu cử Quốc hội được tiến hành vào năm 1947 và thường kỳ đều đặn đến năm 1989.
Theo Hiến pháp của Ba Lan năm 1997, các cử tri bầu ra nghị viện lưỡng viện gồm 460 thành viên hạ viện Sejm và 100 thành viên thượng viện. Sejm được bầu theo hệ thống bầu cử đại diện tỷ lệ sử dụng phương pháp d'Hondt tương tự như cách thức được áp dụng trong các hệ thống chính trị nghị viện. Thượng viện, được bầu theo cách thức bầu khối đa số, nhiều ứng cử viên có tỷ lệ ủng hộ cao nhất được bầu ra từ mỗi khu vực bầu cử. Ngoại trừ các đảng dân tộc thiểu số, chỉ các ứng cử viên của các đảng chính trị nhận được ít nhất 5% tổng số phiếu bầu toàn quốc mới được vào Sejm. Khi cùng họp, các thành viên của Sejm và Thượng viện tạo thành Quốc hội (Zgromadzenie Narodowe).
Thời gian tiến hành bầu cử Quốc hội lần này được Tổng thống Ba Lan Brô-ni-xláp Cô-mô-rốp-xki (Bronisław Komorowski) ký ngày 4-8-2011, chọn ngày 9-10 trong số các ngày 9, 16, 23 hay 30-10-2011 theo quy định của Hiến pháp Ba Lan.
Kết quả bầu cử dự kiến sẽ được công bố cùng ngày. Theo đó, Tổng thống Ba Lan sẽ trao cho Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nhiệm vụ thành lập Chính phủ mới. Tuy nhiên, theo lời của Tổng thống Ba Lan B. Cô-mô-rốp-xki, ông sẽ trao trọng trách cho người nào đó, không nhất thiết phải là người thuộc đảng giành chiến thắng trong bầu cử, thành lập một chính phủ thật xứng đáng. Trong khi đó, Thủ tướng Đ.Tu-xcơ lại ủng hộ quan điểm: trách nhiệm thành lập chính phủ phải thuộc về người đứng đầu đảng chính trị giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội./.
Tiếp đến là ba chính đảng khác có thể giành quyền đại diện tại Quốc hội Ba Lan mới gồm: Phong trào ủng hộ Polikota (RP) với 10,1% số phiếu, Đảng Nông dân Ba Lan (PSL) là 8,2% và Liên minh các lực lượng dân chủ cánh tả (SLD) là 7,7%.
Quốc hội đầu tiên ở Ba Lan có từ năm 1493 - là cơ quan đại diện cho điền chủ ở các vùng (được cử 2 người) và 2 năm họp một lần trong vòng 6 tuần. Sau khi Ba Lan giành độc lập vào năm 1918, các cuộc bầu cử Quốc hội đã được tiến hành vào các năm 1919, 1922, 1928 và 1930, 1935,1938. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bầu cử Quốc hội được tiến hành vào năm 1947 và thường kỳ đều đặn đến năm 1989.
Theo Hiến pháp của Ba Lan năm 1997, các cử tri bầu ra nghị viện lưỡng viện gồm 460 thành viên hạ viện Sejm và 100 thành viên thượng viện. Sejm được bầu theo hệ thống bầu cử đại diện tỷ lệ sử dụng phương pháp d'Hondt tương tự như cách thức được áp dụng trong các hệ thống chính trị nghị viện. Thượng viện, được bầu theo cách thức bầu khối đa số, nhiều ứng cử viên có tỷ lệ ủng hộ cao nhất được bầu ra từ mỗi khu vực bầu cử. Ngoại trừ các đảng dân tộc thiểu số, chỉ các ứng cử viên của các đảng chính trị nhận được ít nhất 5% tổng số phiếu bầu toàn quốc mới được vào Sejm. Khi cùng họp, các thành viên của Sejm và Thượng viện tạo thành Quốc hội (Zgromadzenie Narodowe).
Thời gian tiến hành bầu cử Quốc hội lần này được Tổng thống Ba Lan Brô-ni-xláp Cô-mô-rốp-xki (Bronisław Komorowski) ký ngày 4-8-2011, chọn ngày 9-10 trong số các ngày 9, 16, 23 hay 30-10-2011 theo quy định của Hiến pháp Ba Lan.
Kết quả bầu cử dự kiến sẽ được công bố cùng ngày. Theo đó, Tổng thống Ba Lan sẽ trao cho Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nhiệm vụ thành lập Chính phủ mới. Tuy nhiên, theo lời của Tổng thống Ba Lan B. Cô-mô-rốp-xki, ông sẽ trao trọng trách cho người nào đó, không nhất thiết phải là người thuộc đảng giành chiến thắng trong bầu cử, thành lập một chính phủ thật xứng đáng. Trong khi đó, Thủ tướng Đ.Tu-xcơ lại ủng hộ quan điểm: trách nhiệm thành lập chính phủ phải thuộc về người đứng đầu đảng chính trị giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội./.
Liệu Trung Quốc có đưa ra gói kích thích kinh tế mới?  (10/10/2011)
Noi gương đồng chí Lê Ðức Thọ, đem hết sức mình thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước (*)  (10/10/2011)
Đề án 52 tiếp sức công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho các địa phương vùng biển, đảo và ven biển  (10/10/2011)
Phiên họp thứ 3 của UBTVQH: Xem xét dự án Luật Phòng chống rửa tiền  (09/10/2011)
Việt Nam - Đức thúc đẩy hợp tác phát triển toàn diện  (09/10/2011)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển