Tham vấn đối tác phát triển về tình hình kinh tế vĩ mô
Tại Hội nghị, ý kiến của các chuyên gia, đại diện nhà tài trợ tại Việt Nam… tập trung vào những vấn đề như tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam 8 tháng năm 2011; đưa ra dự báo về khả năng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho cả năm 2011 và năm 2012 của Việt Nam; triển vọng của kinh tế thế giới trong các tháng cuối năm 2011 và năm 2012, những yếu tố có thể tác động đến kinh tế vĩ mô của Việt Nam; đề xuất các giải pháp, chính sách điều hành của Chính phủ Việt Nam cho các năm 2011, 2012 và các năm tiếp theo.
Các chuyên gia, các nhà tài trợ đánh giá rất cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong đối phó với tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu và lạm phát; đặc biệt, cho rằng các quyết sách đề ra trong Nghị quyết số 11 của Chính phủ về những giải pháp cơ bản kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội đã thực sự phát huy hiệu quả mạnh mẽ, giúp Việt Nam ngày càng đạt được những kết quả tích cực về phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới do tác động của khủng hoảng và suy thoái.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng đánh giá cao những ý kiến, đóng góp của các chuyên gia, các nhà tài trợ, các vị Đại sứ… Thủ tướng cũng nhấn mạnh, các ý kiến rất thẳng thắn, xây dựng, đã chỉ ra những tồn tại của nền kinh tế như kinh tế vĩ mô chưa được giải quyết từ nguyên nhân căn bản, còn tiềm ẩn những yếu tố bất ổn… đồng thời còn đưa ra những khuyến nghị như tiếp tục thực hiện sâu rộng và hiệu quả Nghị quyết số 11; việc giải quyết vấn đề kinh tế vĩ mô không chỉ bằng các giải pháp trước mắt mà phải có các giải pháp mang tính chất lâu dài, trong đó có tái cấu trúc nền kinh tế, quan tâm tới an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài, quản lý tốt nợ công…
Ghi nhận các ý kiến, Thủ tướng cho biết, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục kiên trì thực hiện Nghị quyết số 11, trong đó ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội.
Hiện, lạm phát của Việt Nam đang có xu hướng giảm và sẽ kiềm chế trong năm 2011 ở mức 18% và năm 2012 sẽ đưa lạm phát xuống còn 1 con số; tăng trưởng GDP năm 2011 sẽ ở mức khoảng 6%.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết thêm, các giải pháp đề ra trong năm 2011 là bảo đảm chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán ở mức tăng dưới 15%; kiểm soát tỷ giá và giữ được ổn định về tỷ giá; lãi suất sẽ điều hành theo hướng lãi suất giảm đi liền với giảm lạm phát.
Về bội chi, sẽ kiểm soát dưới 5% GDP (khoảng 4,8 – 4,9%); kiểm soát chặt nợ công, bảo đảm an toàn nợ công; chỉ đạo tái cơ cấu nền kinh tế để phát huy tính hiệu quả; đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước; tái cơ cấu các ngân hàng thương mại; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu… Đặc biệt, Việt Nam sẽ hết sức quan tâm tới công tác bảo đảm an sinh xã hội.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Việt Nam thấy rõ những mặt đã đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế và sẽ quyết tâm bằng nội lực, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, hợp tác nhiều hơn nữa của các chuyên gia, các nhà tài trợ, cộng đồng quốc tế…, nhất là trong tư vấn về chính sách, hỗ trợ nguồn lực để Việt Nam thực hiện thành công các mục tiêu đề ra trong năm 2011 và các năm tiếp theo./.
Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức Lễ Kỷ niệm 66 năm ngày thành lập và Trung tâm Kỹ thuật phát thanh vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân  (06/09/2011)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào  (06/09/2011)
Đoàn đại biểu Đảng ta dự Đại hội bất thường Đảng Lao động Bra-xin  (06/09/2011)
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam