ECLAC khuyến cáo khu vực Mỹ La-tinh cần tăng cường biện pháp kinh tế vĩ mô
Trong báo cáo tổng quan công bố ngày 30-8-2011 về hội nhập trong năm 2011, ECLAC đã dự đoán tăng trưởng kinh tế của khu vực Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê trong năm nay là 4,4% - giảm 0,3% so với dự báo trước đó. Theo Thư ký điều hành, bà A-li-xi-a Bác-xê-na (Alicia Bárcena), sở dĩ chỉ số dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực giảm là do tình hình kinh tế quốc tế không thuận lợi, cụ thể là cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu và Mỹ.
Báo cáo dự báo kim ngạch xuất khẩu của Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê sẽ đạt mức tăng trưởng 27% trong tài khóa này, trong đó 9% là tăng về lượng và 18% là giá trị của sản phẩm xuất khẩu trong khu vực. Đối với Braxin, nền kinh tế lớn nhất trong khu vực, ECLAC giảm dự báo tăng trưởng từ 4% xuống 3,5%. Trao đổi thương mại Nam-Nam, dẫn đầu là Trung Quốc và phần còn lại là các nền kinh tế châu Á mới nổi, hiện là động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng thương mại thế giới. Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu của các nước đang phát triển tăng 17% năm 2010, cao hơn 4% so với các nước công nghiệp.
Trong thập niên qua, tỷ trọng trao đổi
thương mại giữa châu Á và Mỹ La-tinh đã tăng đáng kể, trái ngược với sự suy
giảm trong cán cân thương mại giữa khu vực này với Mỹ và các đối tác châu Âu.
Kim ngạch xuất khẩu của khu vực sang châu Á đã tăng bình quân 300% trong 5 năm
qua. Hiện Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ La-tinh và
Ca-ri-bê với mức tăng trưởng thương mại bình quân lên đến 31%/năm.
ECLAC đánh giá Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê đã gặt hái nhiều thành công trong những
năm vừa qua, đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2003-2008, phục hồi
nhanh chóng trong năm 2010 sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cân bằng về
tài chính, lạm phát thấp và nợ công cũng như tỷ lệ đói nghèo giảm.
Trong triển vọng trung hạn, trữ lượng tài nguyên thiên nhiên lớn, sự mở rộng của tầng lớp trung lưu và tiềm năng của thị trường sẽ giúp Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê nâng cao vị thế trong đàm phán với các đối tác kinh tế chính. Tuy nhiên, để hội nhập tốt hơn, các nước trong khu vực phải vượt qua một số thách thức như cần đánh giá lại chiến lược của liên minh toàn cầu và khu vực nhằm tận dụng các cơ hội trong thương mại và đầu tư của hợp tác Nam-Nam, cũng như cách tiếp cận thị trường châu Á - Thái Bình Dương và đặc biệt là Trung Quốc. Ngoài ra, Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê cần đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu, quản lý tốt các nguồn tài nguyên và cần đẩy mạnh đổi mới.
ECLAC kêu gọi các nước trong khu vực tận
dụng ưu thế của mình nhằm tăng vị thế trên bàn thương lượng tại các diễn đàn
thế giới như vòng đàm phán Đô-ha (
Tài chính cho giáo dục đại học ở một số nước trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam  (01/09/2011)
Phong trào Không liên kết: phát huy tiếng nói và vai trò chính trị trong tình hình mới  (01/09/2011)
Chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu  (31/08/2011)
50 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23-10-1961 – 23-10-2011)  (31/08/2011)
Hội nghị lần thứ nhất Đảng ủy Công an Trung ương  (31/08/2011)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm việc với Tòa án nhân dân tối cao  (31/08/2011)
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam