Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan: Địa vị của phụ nữ Việt Nam đã được cải thiện cơ bản trên nhiều lĩnh vực
Sáng 30-11, tại Hà Nội, diễn ra Hội nghị chuyên đề của Hội đồng liên nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA) về vai trò của nữ nghị sĩ trong quá trình xây dựng pháp luật.
Trong bài phát biểu chào mừng tại phiên khai mạc, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan hoan nghênh Đại hội đồng AIPA lần thứ 29 tại Xin-ga-po đã có sáng kiến về tăng cường vai trò của nữ nghị sĩ trong quá trình xây dựng pháp luật và giao cho Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị chuyên đề về chủ đề này.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh: Hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN thời gian qua đã đạt được những tiến bộ nhất định trong việc đề cao vai trò của phụ nữ. Hàng loạt văn kiện pháp lý của khu vực công nhận tầm quan trọng của phụ nữ, đặc biệt là năm 2004, Tuyên bố xoá bỏ bạo lực đối với phụ nữ ở khu vực ASEAN được thông qua và lần đầu tiên đầy đủ mười nước thành viên ASEAN đã cam kết thực hiện.
Theo Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, ở Việt Nam, thúc đẩy bình đẳng giới luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Địa vị của phụ nữ Việt Nam đã được cải thiện cơ bản trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.
Là một trong những quốc gia tham gia Công ước về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW), Việt Nam những năm qua đã có những nỗ lực thực hiện cam kết quốc gia bằng nhiều biện pháp bảo đảm quyền bình đẳng nam - nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ.
Theo Phó Chủ tịch nước, trên con đường phấn đấu vì sự nghiệp bình đẳng giới của cả hệ thống chính trị, các đại biểu dân cử có vai trò rất quan trọng trong việc tham gia hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật và giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
Tham dự Hội nghị có đại biểu đến từ các nước Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và Việt Nam; đại diện các tổ chức quốc tế như Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Quỹ Phát triển vì phụ nữ Liên hợp quốc (UNIFEM)…
Đoàn đại biểu Việt Nam có 20 thành viên, trong đó có Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng; Trưởng ban Dân vận Trung ương Hà Thị Khiết; nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình; và đại biểu một số ủy ban liên quan của Quốc hội, đại biểu một số bộ, ngành, địa phương.
Hội nghị diễn ra từ hôm nay đến ngày 2- 12.
Một số chủ đề chính được trình bày tại Hội nghị: - Tổng quan về chức năng lập pháp và vai trò nữ nghị sĩ. - Quy trình lồng ghép giới trong quy trình xây dựng pháp luật và sự tham gia của nữ nghị sĩ. - Lồng ghép giới trong hoạt động lập pháp. - Lồng ghép giới trong việc quyết định ngân sách. - Vai trò của nữ nghị sĩ trong công tác xây dựng pháp luật và thúc đẩy lồng ghép giới trong hoạt động của Quốc hội. |
Hội thảo và sự kiện truyền thông Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009 - 2020  (30/11/2009)
Cả nước xuất khẩu hơn 5,6 triệu tấn gạo  (30/11/2009)
Hơn 300 công trình hạ tầng được xây dựng  (30/11/2009)
Một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng ở Đảng bộ Nhà máy Z76  (30/11/2009)
- Các quốc gia tầm trung trong bối cảnh mới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam đến năm 2030
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc xây dựng và phát huy nhân tố con người để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
- Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam
- Phát triển tài chính toàn diện trên cơ sở mối quan hệ với công nghệ tài chính và hàm ý chính sách cho Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay