Hội thảo “Hệ thống chính trị cấp cơ sở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nam bộ - Thực trạng và giải pháp”
Ngày 25-11, tại thành phố Cần Thơ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Thành ủy Cần Thơ tổ chức Hội thảo khoa học về chủ đề "Hệ thống chính trị cấp cơ sở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nam bộ - Thực trạng và giải pháp".
Tham dự Hội thảo có hơn 70 đại biểu đại diện cho lãnh đạo Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và các Học viện trực thuộc; Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ; Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ; Cục Chính trị Quân khu 9; Ủy ban Dân tộc - cơ quan thường trú tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long; các tỉnh ủy, thành ủy, các Ban Xây dựng Đảng của 12 tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam bộ.
24 báo cáo tham luận được trình bày tại Hội thảo, nêu rõ những thuận lợi cũng như khó khăn, vướng mắc trong hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn vùng Tây Nam bộ. Đồng thời, tập trung đánh giá thực trạng, tình hình, phân tích nguyên nhân của những mặt hạn chế, yếu kém, những nhân tố chủ yếu tác động đến việc xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cấp cơ sở các tỉnh miền Tây Nam bộ; hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Những vấn đề được Hội thảo tập trung thảo luận là: nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy; nâng cao vai trò quản lý, hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở; vấn đề dân tộc, tôn giáo ở vùng Tây Nam bộ và những ảnh hưởng của nó đối với công tác xây dựng hệ thống chính trị cấp cơ sở; công tác đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở; công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở; công tác phát triển đảng viên, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo; định hướng đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở…
Các đại biểu cũng đã đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở, bằng những việc làm cụ thể như: tiêu chuẩn hóa từng chức danh cán bộ cơ sở, từ đó có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, quy họach cán bộ xã, trong đó chú trọng các chức danh chính; tăng thêm chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã nhằm phục vụ cho công tác luân chuyển đối với cán bộ cơ sở; có kế hoạch khảo sát mức sống của cán bộ xã, phường, thị trấn và đề xuất chế độ, chính sách đối với cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số./.
Sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp tháng 11 và 11 tháng năm 2008  (26/11/2008)
Ngoại giao kinh tế phục vụ mục tiêu phát triển bền vững  (26/11/2008)
Phát huy vai trò xung kích của thanh niên quân đội trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (26/11/2008)
Quan hệ truyền thống Việt Nam- Cam-pu-chia là tài sản vô giá  (26/11/2008)
Việt Nam góp phần cho Hội nghị Tam giác phát triển thành công  (26/11/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên