Việt Nam - Ma-rốc mở rộng cơ hội hợp tác đầy tiềm năng
Ông Vũ Tiến Lộc tặng quà lưu niệm cho
Thủ tướng Ma-rốc Áp-bát En Pha-si |
Nhận lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Ma-rốc Áp-bát En Pha-si (Abbas El Fassi) cùng với nhiều quan chức và đại diện doanh nghiệp hàng đầu Vương quốc Ma-rốc đã sang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 23 đến ngày 26-11-2008. Tháp tùng Thủ tướng có hơn 30 quan chức và đại diện doanh nghiệp hàng đầu của Ma-rốc kinh doanh trong lĩnh vực: nông sản, điện tử viễn thông, mỹ phẩm, hệ thống thông tin địa chất, nuôi trồng - chế biến thuỷ hải sản, chăn nuôi, bảo hiểm, đầu tư bất động sản, điện tử, điện lạnh, xây dựng, truyền thông…
Nhằm góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư, tại Hà Nội, ngày 25-11-2008, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Ma-rốc tại Hà Nội tổ chức Diễn đàn đầu tư và kinh doanh Việt Nam – Ma-rốc. Tham dự Diễn đàn về phía Ma-rốc có Thủ tướng Ma-rốc Áp-bát En Pha-si, Bộ trưởng Ngoại thương Áp-đơ-la-típ Ma-a-dúp (Abdellatif Maazouz), phía Việt Nam có ông Nguyễn Xuân Phúc – Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); cùng hơn 100 doanh nghiệp của hai nước kinh doanh trong lĩnh vực: nông sản, điện tử viễn thông, mỹ phẩm, hệ thống thông tin địa chất, nuôi trồng - chế biến thuỷ hải sản, chăn nuôi, bảo hiểm, đầu tư bất động sản, điện tử, điện lạnh, xây dựng, truyền thông…Đây được xem là cơ hội tốt để doanh nghiệp hai nước trực tiếp gặp gỡ trao đổi thông tin ngành hàng, thông tin thị trường và tìm kiếm đối tác.
Phát biểu khai mạc tại diễn đàn, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Ma-rốc đang ngày càng tiến triển. Chỉ riêng 9 tháng đầu năm 2008, kim ngạch thương mại hai chiều đạt gần 28 triệu USD, vượt cả năm 2007. Theo ông Vũ Tiến Lộc, Ma-rốc - một nền kinh tế mới nổi, một quốc gia sở hữu một trong những hải cảng lớn nhất châu Phi sẽ là thị trường phát triển đầy tiềm năng với Việt Nam - quốc gia với nền kinh tế năng động thuộc khu vực ASEAN. Ông Vũ Tiến Lộc mong muốn, tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Ma-rốc này sẽ tạo ra những cơ hội cho doanh nghiệp hai bên tìm hiểu môi trường đầu tư, cơ hội hợp tác giữa hai nước.
Phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Ma-rốc, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Nguyễn Xuân Phúc sau khi trình bày khái quát tình hình phát triển của Việt Nam trong những năm qua đã khẳng định: “Với tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch, thị trường nội địa rộng lớn với hơn 80 triệu dân, thị trường liên thông với ASEAN, Trung Quốc, Việt Nam đang là điểm đến đầy hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư quốc tế”. Bộ trưởng cũng hy vọng tại Diễn đàn này, doanh nghiệp hai nước sẽ tìm kiếm được những cơ hội hợp tác lâu dài.
Ma-rốc hiện là thị trường có tiềm năng phát triển trên một số lĩnh vực như nông nghiệp, khai khoáng, sản xuất hàng tiêu dùng, du lịch và đánh bắt hải sản. Bạn hàng thương mại truyền thống của Ma-rốc hiện nay chủ yếu là các nước EU (chiếm 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu Ma-rốc), tiếp đó là Mỹ và các nước trong khối Ả-rập. Hai bạn hàng châu Á quan trọng của Ma-rốc là Trung Quốc và Nhật Bản. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Ma-rốc gồm: Phốt phát, phân bón, thực phẩm, hàng may mặc, khoáng sản. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Ma-rốc gồm máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, dược phẩm, hàng điện tử, thực phẩm, nhiên liệu… tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Ma-rốc năm 2007 là 4,25 tỉ USD, trong đó xuất khẩu đạt 12,75 tỉ USD và nhập khẩu là 28,5 tỉ USD).
Ma-rốc là nước nhập siêu lớn. Kim ngạch xuất khẩu nhìn chung chỉ bằng 60%– 70% kim ngạch nhập khẩu. Những sản phẩm Ma-rốc nhập khẩu từ Việt Nam hiện nay là cà phê, hàng điện tử, săm lốp cao su, dệt may, hạt tiêu, giày dép… Mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Ma-rốc là đá xây dựng, thép phế liệu, sản phẩm gỗ, phân bón, nguyên liệu chất dẻo…
Ma-rốc là quốc gia đang trong quá trình chuyển động với nhiều cơ hội mở. Đây cũng là quốc gia có những cải cách kinh tế cũng như những đổi mới trong khuôn khổ pháp lý và thể chế liên quan đến kinh doanh và đầu tư, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển trên cơ sở đổi mới và mang tính cạnh tranh. Hiện nay, Ma-rốc đang xây dựng cho mình những kế hoạch chiến lược cho các ngành công nghiệp đang nổi như kế hoạch xanh cho nông nghiệp, kế hoạch cho lĩnh vực du lịch, cho ngành công nghệ thông tin và tầm nhìn 2015 cho các ngành công nghiệp. Tất cả những dự án và kế hoạch trên nhằm xây dựng nên một quốc gia có vị thế, một đất nước thu hút đầu tư, sản xuất và trao đổi thương mại trong khu vực, và là một trong những cửa ngõ của châu Âu mở rộng, của các nước Bắc Phi...
Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Ma-rốc Áp-bát En Pha-si khẳng định: “Mặc dù quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước còn khiêm tốn, song thực trạng trao đổi thương mại này còn xa mới phản ánh được tiềm năng của hai nền kinh tế giữa hai nước. Chúng ta cần phải sáng tạo hơn, ở cấp nhà nước cũng như trong khu vực tư nhân, để tạo đà phát triển các mối quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước”. Thủ tướng Áp-bát En Pha-si cho rằng: “Điều cần thiết hơn bao giờ hết, đó là thúc đẩy thành lập một hội đồng doanh nghiệp là diễn đàn dành cho các cuộc gặp gỡ trao đổi, cho phép chúng ta hiện thực hóa các dự án đầu tư và quan hệ đối tác trên các lĩnh vực”.
Hiện nay hai nước đã ký Hiệp định thương mại (2001); Hiệp định khung hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật; Nghị định thư hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao; Hiệp định về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ và đặc biệt; Bản ghi nhớ về hợp tác công nghiệp; Thỏa thuận hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Ma-rốc; Thỏa thuận giữa VCCI với Tổng Liên đoàn giới chủ Ma-rốc (2004). Tại kỳ họp thứ nhất của Ủy Ban hỗn hợp Việt Nam – Ma-rốc diễn ra tại Ra bát (Ma-rốc) vào tháng 3-2008, hai bên đã ký Biên bản kỳ họp này, trong đó, đề cập đến nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực (tháng 5-2008).
Tại Diễn đàn, Thủ tướng Áp-bát En Pha-si đã bày tỏ sự tin tưởng vào mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Thủ tướng Áp-bát En Pha-si khẳng định: “Lịch sử cũng như vị thế địa lý và những mong muốn xây dựng một mô hình hợp tác giữa các nước Nam bán cầu là những điều kiện tối quan trọng giúp hai nước Việt Nam - Ma-rốc hợp tác thành công. Các mối quan hệ ngoại giao, chính trị giữa Việt Nam - Ma-rốc, dấu hiệu của tình bằng hữu và sự chân thành đã đơm hoa, kết trái kể từ khi hai nước thiết lập đại sứ quan Việt Nam tại thủ đô Ra-bát vào tháng 7-2005 và đại sứ quán Ma-rốc tại Hà Nội hồi tháng 8-2006.” Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Ma-rốc và phát đoàn cùng đi với ông lần này là một minh chứng cho mong muốn tiến xa hơn và tìm hiểu các con đường và cách thức nhằm xây dựng một mối quan hệ hợp tác đem lại lợi ích cho cả hai bên./.
Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng  (25/11/2008)
Thu hút đầu tư mới cả năm 2008 đạt khoảng 65 tỉ USD  (25/11/2008)
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị đưa vào quản lý qua ngân sách 5.020 tỉ đồng  (25/11/2008)
Xuất khẩu thủy sản chạm ngưỡng 4 tỉ USD  (25/11/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên