Hội nghị LHQ về chống biến đổi khí hậu: Thỏa thuận không đáp ứng được sự mong đợi
Ngày 19-12, Hội nghị Liên hợp quốc (LHQ) về chống biến đổi khí hậu ở Copenhagen (Ðan Mạch) đã đạt được một thỏa thuận vào phút chót, nhưng chỉ mang tính chính trị và được các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thừa nhận là không đủ mạnh để ngăn chặn trái đất nóng lên.
Thỏa thuận mang tên Hiệp ước Copenhagen cần được 193 nước thành viên LHQ thông qua. Tuy nhiên, việc đạt được sự đồng thuận dự báo sẽ rất khó khăn do ngày càng có thêm nhiều nước phản đối thỏa thuận mới do Mỹ đề xuất.
Hiệp ước này đặt hạn mức gia tăng nhiệt độ trái đất không quá 2oC so với thời kỳ tiền công nghiệp, cao hơn đề xuất 1,5oC của các quốc đảo. Về quỹ hỗ trợ các nước nghèo đối phó biến đổi khí hậu, các nước giàu cam kết đóng góp 10 tỉ USD giai đoạn 2010-2012, và đặt mục tiêu đến năm 2020 huy động 100 tỉ USD. Hiệp ước Copenhagen quy định, các nước giàu sẽ chịu sự giám sát chặt chẽ và minh bạch theo Công ước khung LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC). Các nước đang phát triển sẽ đưa ra những cam kết về cắt giảm khí thải trên tinh thần "tôn trọng chủ quyền quốc gia". Hiệp ước không đề cập về các mục tiêu cắt giảm khí thải CO2 mang tính bắt buộc, hay một thời hạn chót để các nước thực hiện việc cắt giảm. Theo LHQ, các cam kết cắt giảm biến đổi khí hậu hiện tại của các nước không đủ để ngăn trái đất nóng thêm 3oC trong thời gian tới, dẫn đến những thảm họa như hạn hán, lũ lụt, bão cát, nước biển dâng...
Mặc dù Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma đánh giá Hiệp ước Copenhagen tạo bước đột phá, nhưng cũng thừa nhận Hiệp ước chưa đi đủ xa và các nước vẫn còn nhiều việc phải làm để đáp ứng mục tiêu của LHQ là hoàn tất một hiệp ước chống biến đổi khí hậu mang tính ràng buộc về pháp lý đến trước cuối năm 2010. Ủy ban châu Âu (EC) thừa nhận thỏa thuận trên không đáp ứng được mong đợi. Trong khi đó, nhiều tổ chức môi trường cáo buộc quyết định trì hoãn hành động của các nước giàu sẽ đẩy hàng triệu người trên thế giới vào cảnh nghèo đói và bị đe dọa tính mạng. Các đại diện của Tu-va-lu, Vê-nê-du-ê-la, Bô-li-vi-a, Cu-ba chỉ trích mạnh mẽ thỏa thuận và khẳng định Hiệp ước Copenhagen không giúp ích gì cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Nhiều cuộc biểu tình phản đối kết quả Hội nghị đã diễn ra tại Thủ đô Copenhagen./.
Quân đội anh hùng của dân tộc anh hùng(*)  (21/12/2009)
Huyện Hòa Bình tiết kiệm, chống lãng phí theo gương Bác Hồ  (21/12/2009)
Hội thảo khoa học: “Khu kinh tế mở Chu Lai - Thực tiễn xây dựng, phát triển và những vấn đề đặt ra”  (20/12/2009)
Hơn năm nghìn cán bộ, sinh viên đi học theo Ðề án 322  (20/12/2009)
Việt Nam kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội  (20/12/2009)
Giai đoạn 2011 - 2015 phấn đấu GDP bình quân tăng 7-8%/năm  (20/12/2009)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên