*** Hồ sơ

*** Quần đảo Caribe - thiên đường du lịch đầy bất ngờ

Các hòn đảo của biển Caribe liên kết với nhau thành một chuỗi, giống như một dây chuyền, chạy dài giữa Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Các đảo được hình thành do động đất và núi lửa, hoặc dải san hô bồi lên từ đáy biển.

*** Vấn đề và bình luận

Trần Anh Tuấn - Thiên đường nghỉ dưỡng Caribe

Sau những ngày làm việc vất vả, chúng ta cần có những phút giây du lịch thư giãn, lấy lại niềm hứng khởi, và những khu nghỉ dưỡng ở vùng Caribe hoàn toàn đáp ứng nhũng nhu cầu đó, hơn thế nữa, chúng đem đến cho ta một cách nhìn khác, dễ thương hơn trong phần đời còn lại.

Nguyễn Văn Thảo - Mỹ dở bỏ lệnh cấm công dân tới Cuba du lịch: Viên ngọc bích trên biển Caribe tỏa sáng?

Mặc dù bị chịu ảnh hưởng nặng nề lệnh cấm vận hà khắc nhất trong lịch sử nhân loại mà Mỹ áp đặt từ đầu những năm 60 của thế kỷ trước, nhưng ngành du lịch của Cuba - hòn ngọc bích trên biển Caribe, trong thập kỷ qua vẫn có bước phát triển vững chắc với mức tăng trưởng trung bình từ 10-15% mỗi năm. Ngành công nghiệp không khói của quốc đảo Tự do này có lẽ sẽ “tăng tốc” hơn nữa vì cuối tháng 6 vừa qua, Ủy ban Nông nghiệp Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua Dự luật dỡ bỏ lệnh cấm công dân Mỹ tới Cuba du lịch.

Trần Nhàn - Caribe một số hình thái du lịch đặc biệt

Caribe là một khu vực địa lý đầy đặc thù trên trái đất. Nó bao gồm lục địa và đảo, rừng và biển. Nó giao thoa giữa quá khứ và hiện tại. Nó hấp dẫn và quyến rũ bởi môi trường thiên nhiên độc đáo và sự đa dạng văn hoá đặc sắc. Từ khi được phát hiện ra từ thế kỷ XV đến nay, Caribe đã dần dần phát triển trở thành một trong những thiên đường du lịch trên thế giới. Du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng và tăng trưởng hàng đầu ở cả khu vực này.

*** Bên lề sự kiện

Hà Lan - Bước chuyển mình ở “hòn đảo tự do”

Công cuộc cải cách của Cuba đang mở rộng cơ hội nâng cao đời sống cho mọi người dân Cuba mà không cần thiết phải “nhập khẩu mô hình tư bản”.

Mai Hưng - Ngành du lịch Haiti: Họa vô đơn chí

Trong thập niên 50, 60 của thế kỷ trước, Haiti được đưa vào danh sách những nước có ngành du lịch phát triển bậc nhất ở “thiên đường du lịch Caribe”. Thế nhưng, liên tiếp những tai họa như bất ổn chính trị, thiên tai và dịch bệnh ập đến đã hạ “đo ván" ngành công nghiệp không khói vang bóng một thời của đất nước Haiti có nhiều bãi biển đẹp mê hoặc du khách quốc tế này.

Thu Hằng - Jamaica: Vương quốc của những “phi nhân”

Con người có thể chạy với tốc độ bao nhiêu? Tại đấu trường điền kinh Olympic Bắc Kinh 2008, tốc độ chạy của các vận động viên điền kinh Jamaica đã khiến khán giả tưởng rằng họ là những “người bay” đích thực.

Phạm Nhẫn - Caribe - kho báu trên những con tàu đắm

Caribe được coi là một thiên đường du lịch trên trái đất có phần nhờ biển đẹp. Nhưng biển ở đấy không phải khi nào cũng hiền hòa. Dông bão và chiến tranh theo dòng thời gian và lịch sử cũng đã dần biến đáy biển ở nơi đây trở thành một nghĩa địa khổng lồ cho tàu thuyền. Tam giác Bermuda không hổ danh là mối đe dọa không thể thoát khỏi đối với tàu thuyền và câu đố chưa có lời giải đáp thỏa đáng đối với trí tuệ của con người.

Quản Dưỡng Lôi - Buôn bán ma túy ở Caribe

Caribe nổi tiếng là một thiên đường du lịch. Nhưng Caribe cũng nổi tiếng không kém về buôn bán và vận chuyển ma túy. Tỷ lệ người sử dụng ma túy ở đây không phải lớn như ở nhũng nơi khác, chẳng hạn như ở Bắc Mỹ hoặc châu Âu, nhưng chuyện liên quan đến ma túy cũng lại nhức nhối không kém. Nguyên do ở chỗ, Caribe là trạm trung chuyển quan trọng nhất về ma túy ở cả phía Tây bán cầu. Buôn bán cũng như trung chuyển ma túy thường đi cùng với cạnh tranh nguồn hàng và thị trường, bạo lực và chết chóc.

*** Kinh tế và hội nhập

Việt Dũng - “Đấu súng” nhỏ có làm nên “chiến tranh” lớn?

Các nước đua nhau làm yếu đồng tiền của mình để hàng hoá xuất khẩu có giá rẻ hơn, cạnh tranh hơn. Nhưng nếu ai cũng chọn giải pháp này, có thể sẽ xảy ra xung đột và cản trở phục hồi kinh tế toàn cầu.

*** Cửa sổ nhìn ra thế giới

Trung Kiên - Sức mạnh mềm của Iran

Các hoạt động ngoại giao được Tổng thống Iran M.Ahmadinejad thực hiện ở cả phạm vi khu vực và quốc tế thời gian gần đây đang cho thấy một Iran trong vai trò là đối tác nở nụ cười, chứ không phải chỉ là một Iran cứng rắn đối phó với sức ép của phương Tây. Song, dường như đối với những quốc gia đối thủ của Iran, những cử chỉ ngoại giao thân thiện còn khiến Tehran nguy hiểm hơn là lời lẽ đanh thép.

Hương Ly - Kyrgyzstan trước nguy cơ bất ổn mới

Nhìn bề ngoài, tình hình Kyrgyzstan sau cuộc bầu cử Quốc hội ngày 10-10-2010 được dư luận phương Tây đánh giá là “minh bạch” và “đúng pháp luật”, tưởng chừng sẽ đi vào ổn định, nhưng trên thực tế các đợt sóng ngầm vẫn không ngừng chuyển động và đã bùng phát vào thời điểm lẽ ra đã phải chính thức công bố kết quả bầu cử hôm 25-10-2010. Kyrgyzstan một lần nữa lại đứng trước nguy cơ bất ổn mới.

Lý Mạc Phù - Đừng khóc, Argentina

Cái chết bất ngờ của cựu tổng thống Argentina Nestor Kirchner gây xúc động trong dân chúng ở nước này, nhưng đồng thời cũng tạo tình thế hoàn toàn mới trên chính trường Argentina.

*** Tư liệu giải mật

Quỳnh Hương - Bí mật về các vệ sĩ của Tổng thống Nga

Kỳ II: Các vòng bảo vệ

Là người đứng đầu của một cường quốc trên thế giới, Tổng thống Nga luôn là mục tiêu tấn công của nhiều lực lượng trong nước, đặc biệt là các phần tử khủng bố Chechnya. Do đó, công tác bảo vệ tổng thống là một nhiệm vụ bắt buộc và quan trọng hơn bao giờ hết của các lực lượng an ninh Nga.

*** Văn hóa - xã hội

Dũng Minh - Chuyện ít biết về hậu duệ nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu

Nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu viết nhiều sách, để lại cho đời những tác phẩm nổi tiếng. Tuy nhiên, ông rất ít khi nói về gia đình, cả trong sách cũng vậy. Vì thế, hậu duệ của ông, đặc biệt là con, cháu của bà chánh thất (vợ cả), được ít người biết tới.

Nguyệt Anh - Tăng học phí đại học ở Anh: Nhũng phản ứng trái chiều

Ở một số nơi tại vương quốc Anh, xứ Scotland chẳng hạn, sinh viên không hề tốn một xu học phí nào. Còn tại Bắc Ireland và xứ Wales, học phí tối đa là 3.290 bảng Anh/năm. Tuy nhiên, nếu đệ trình tăng học phí đại học do Thượng nghị sĩ John Browne đưa ra được thông qua, mức học phí có thể sẽ tăng lên hơn 6. 000 bảng Anh cho một năm học đại học. Vấn đề này đã làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều trong Chính phủ liên minh cũng như đông đảo tầng lớp nhân dân.

Nguyên Bách - Ngành sản xuất kimono Nhật Bản liệu còn đất phát triển?

Là biểu tượng văn hóa và là niềm tự hào của xứ sở Phù Tang, áo kimono được người dân Nhật Bản sử dụng từ hàng nghìn năm qua, nhưng đến nay, kimono thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết và thanh niên nước này ngày càng có xu hướng thích đồ Âu hơn. Vì thế, ngành sản xuất kimono hiện đang lâm vào khủng hoảng và có nguy cơ thất truyền.

*** Văn học - nghệ thuật

Kiều Lan - Sự khởi sắc của những vũ điệu ba chiều

Ở New York hiện nay, múa trên không trở thành một chủ đề về nghệ thuật được nói đến nhiều không kém gì các bộ phim mới của Hollywood. Không chỉ có New York, “cơn sốt” ấy còn lan tới hầu hết các thành phố lớn ở Mỹ. Công chúng Mỹ đã nồng nhiệt đón chào sự phát triển của loại hình nghệ thuật này, đặc biệt là giới trẻ.

*** Nhân vật với lịch sử

Nguyên Sơn - Jose Marti và tâm hồn Cuba

José Marti là một trong những nhà cách mạng, nhà tư tưởng và nhà văn hoá lớn nhất của Cuba và châu Mỹ Latinh. Người ta gọi ông là "'Sứ đồ của độc lập. Tư tưởng của ông còn giá trị thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng của toàn bộ châu Mỹ Latinh hiện nay.

*** Tuần trong 5 phút

- Việt Nam

- Thế giới