Đà Nẵng, Bình Dương, Vĩnh Phúc có chỉ số PCI cao nhất
10 chỉ số thành phần của chỉ số PCI
1. Chi phí ra nhập thị trường
2. Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất
3. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin
4. Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước
5. Chi phí không chính thức
6. Ưu đãi đối với DNNN và Môi trường cạnh tranh
7. Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh
8. Chính sách phát triển kinh tế tư nhân
9. Đào tạo lao động
10. Thiết chế pháp lý
|
Theo bảng xếp hạng, năm nay, Đà Nẵng (72,18 điểm) lần đầu tiên trong 4 năm qua, vượt Bình Dương (71,76 điểm) để đứng đầu bảng xếp hạng PCI. Chênh lệch giữa hai tỉnh rất nhỏ, ở mức không dáng kể, nên cả hai tỉnh vẫn tiếp tục nằm trong nhóm xếp hạng Rất tốt. Tỉnh thứ ba đứng trong nhóm Rất tốt là Vĩnh Phúc. Các tỉnh tiếp theo là Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An, Bến Tre, Lào Cai, An Giang và Thừa Thiên Huế... Các tỉnh đứng cuối bảng xếp hạng là Đắk Nông, Bạc Liêu, Bắc Kạn, Điện Biên.
Theo Báo cáo PCI 2008, dù có sự ổn định lớn về xếp hạng theo thời gian, nhưng điểm số PCI 2008 nhìn chung giảm hơn năm trước. Điểm số của tỉnh trung vị trong PCI 2008 thấp hơn 2,4 điểm so với năm 2007, từ 55,6 điểm xuống 53,2 điểm. Số tỉnh được xếp hạng vào nhóm rất tốt và tốt cũng ít hơn so với năm ngoái.
PCI 2008 cũng cho thấy, những tỉnh có chất lượng điều hành kinh tế tốt hơn sẽ sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn và có tác động tích cực hơn đối với môi trường kinh doanh và thu thập của người dân trên địa bàn tỉnh trong những năm kế tiếp.
Báo cáo năm nay cũng giới thiệu hai nét mới trong phân tích PCI: dữ liệu ban đầu về cơ sở hạ tầng đánh giá tổng thể chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng tại tỉnh; một số phân tích, đánh giá chính sách sử dụng dữ liệu điều tra PCI. Ba sáng kiến chính sách được phân tích bao gồm: mô hình “một cửa liên thông” trong tham gia thị trường; việc xuất bản và công bố công báo tại các tỉnh; và tăng cường sử dụng tòa án kinh tế để giải quyết các tranh chấp.
Kết quả điều tra cho thấy, trên thực tế ưu đãi đối với DNNN đã thấp đến mức nhóm nghiên cứu có khả năng loại bỏ chỉ số này khi thực hiện chỉ số PCI trong những năm sắp tới. |
Những năm qua, PCI đã được các tỉnh đón nhận và sử dụng rộng rãi; nhiều tỉnh đã sử dụng kết quả và các phân tích PCI một cách sáng tạo và thiết thực. Chỉ số PCI giúp chính quyền địa phương phân tích điểm mạnh và điểm yếu trong công tác điều hành của mình, tạo động lực thúc đẩy cải cách và là nguồn thông tin để tìm hiểu những kinh nghiệm thực tiễn tốt từ địa phương khác.
PCI 2008 cũng gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách những lĩnh vực cần tập trung cải cách: minh bạch các thông tin liên quan đến kinh doanh; tăng cường tính năng động, sáng tạo của lãnh đạo; và duy trì chính sách tạo nguồn nhân lực thích hợp sẽ tác động lớn và duy trì sự ổn định đối với sự phát triển của khu vực tư nhân.../.
Hợp tác APEC là bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại rộng mở của Việt Nam  (11/12/2008)
Nâng cao lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng pháp luật  (11/12/2008)
Những nỗ lực giảm nghèo ở huyện Thạch Thành  (11/12/2008)
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2009 có thể đạt 6,5%  (11/12/2008)
WB đánh giá cao nỗ lực bình ổn kinh tế của Việt Nam  (11/12/2008)
Khai mạc Lễ hội cà-phê Buôn Ma Thuột 2008  (11/12/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên