Việt Nam họp song phương về quốc phòng với một số nước
Tại cuộc gặp, Việt Nam đã cùng các bên bàn một số giải pháp hợp tác song phương về quốc phòng, trong đó có vấn đề tăng cường quan hệ hợp tác hải quân.
Bên lề cuộc họp không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ADMM), đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam do Bộ trưởng, Đại tướng Phùng Quang Thanh dẫn đầu, đã có cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho rằng, quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Thái Lan phát triển tốt đẹp. Tuần tra chung trên biển giữa hải quân Việt Nam và hải quân Thái Lan đạt hiệu quả cao, được coi là hình mẫu để tiến hành tuần tra chung với Cam-pu-chia và các nước khác…
Tại cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Ma-lai-xi-a, phía Ma-lai-xi-a hưởng ứng tích cực và có thiện chí đề xuất của phía Việt Nam về hợp tác hải quân và đối xử nhân đạo với ngư dân Việt Nam vô tình vi phạm vùng biển của bạn. Bộ trưởng Quốc phòng Ma-lai-xi-a đã chỉ đạo lực lượng hải quân và các lực lượng khác trên biển của nước này xử lý ngay vấn đề ngư dân của Việt Nam vô tình vi phạm vùng biển một cách nhân đạo, ổn thỏa, không để ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.
Tại cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng In-đô-nê-xi-a, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã đặt vấn đề hợp tác quốc phòng giữa hai bên và vấn đề giải quyết ngư dân Việt Nam vô tình vi phạm vùng biển do tránh bão, theo đuổi các đàn cá…
Về vấn đề ngư dân, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nói: “Chúng tôi đề nghị đối xử nhân đạo theo đúng thông lệ quốc tế, đúng như các nước thành viên ASEAN và mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa Việt Nam và In-đô-nê-xi-a. Đề nghị không dùng vũ lực, không đánh đập, đốt các tàu cá của ngư dân”.
Bộ trưởng Quốc phòng In-đô-nê-xi-a đã ghi nhận ý kiến này và cho biết sẽ tích cực chỉ đạo lực lượng hải quân In-đô-nê-xi-a. Bộ trưởng Quốc phòng In-đô-nê-xi-a cũng đề xuất In-đô-nê-xi-a và Việt Nam thành lập một tổ làm việc phối hợp với các bộ, ngành và lực lượng quản lý biển của phía In-đô-nê-xi-a và Việt Nam để khắc phục tình hình.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết, theo đề xuất này, phía Việt Nam đã cử Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Trí Vịnh phụ trách. Phía In-đô-nê-xi-a cũng cử ngay một Thứ trưởng cùng tham gia đoàn chịu trách nhiệm thành lập Tổ làm việc sớm giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên, để việc giải quyết vấn đề ngư dân vô tình vi phạm vùng biển của nước khác cần phải phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và quản lý. Hiện Bộ Quốc phòng Việt Nam có ba lực lượng quản lý trên biển gồm: Hải quân, Cảnh sát biển và Bộ đội biên phòng. Các lực lượng này làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục ngư dân hiểu để không vi phạm vùng biển và làm tốt công tác cứu hộ, cứu nạn nhân đạo được nhiều nước đánh giá cao./.
Việt Nam kết thúc Tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc  (05/11/2009)
Việt Nam đóng góp tích cực vào sự thành công của Hội nghị ADMM  (05/11/2009)
Thông cáo số 13 Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khoá XII  (05/11/2009)
Mục lục Tạp chí Cộng sản số 805 (11-2009)  (05/11/2009)
Thông cáo số 12 Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khoá XII  (05/11/2009)
Chuyến thăm “tái khởi động” quan hệ Anh - Nga  (04/11/2009)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam