Hướng dẫn giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa
21:35, ngày 26-11-2018
TCCSĐT - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông tư 01/2018/TT-VPCP hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23-4-2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
Theo Thông tư, việc thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa đối với các thủ tục hành chính phải được công bố trong Quyết định công bố thủ tục hành chính, Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính và công khai theo quy định pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính.
Các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, gửi Văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định danh mục các thủ tục hành chính thuộc phạm vi tiếp nhận tại Bộ phận Một cửa các cấp, loại trừ các thủ tục hành chính thuộc các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP.
Danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa được thể hiện trong Quyết định công bố thủ tục hành chính theo quy định tại Chương II Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 30-10-2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính. Nội dung phải thể hiện rõ ràng, cụ thể về trình tự thực hiện, cơ quan, đơn vị tiếp nhận và trả kết quả trong Quyết định công bố thủ tục hành chính, về cơ quan, đơn vị tiếp nhận và trả kết quả trong cột địa điểm thực hiện của Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính.
Trường hợp thủ tục hành chính được thực hiện tiếp nhận và trả kết quả trực tuyến hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19-10-2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích, bổ sung cột cách thức thực hiện trong danh mục thủ tục hành chính Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính để thể hiện rõ ràng, cụ thể các nội dung liên quan trong cách thức thực hiện.
Thông tư nêu rõ, các thủ tục hành chính được tổ chức thực hiện toàn bộ quy trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa khi đáp ứng tối thiểu các điều kiện sau: 1- Không thuộc đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 5 Điều 14 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP; 2- Được phép phân cấp hoặc ủy quyền cho Bộ phận Một cửa, cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ phận Một cửa xem xét, thẩm định, thẩm tra, xác minh hồ sơ và phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; 3- Bộ phận Một cửa có đủ nguồn lực và điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp hoặc ủy quyền.
Văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan đơn vị chuyên môn tổ chức việc thực hiện toàn bộ quy trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa.
Các cơ quan, đơn vị chuyên môn cử công chức, viên chức đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP và có đủ trình độ, năng lực chuyên môn và thẩm quyền để thực hiện toàn bộ quy trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa. Thông tư có hiệu lực từ ngày 06-01-2019.
Nhiều chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Trong đó, Nghị định quy định rõ những chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng của Nhà nước.
Theo đó, Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư cho các hoạt động: Bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; bảo vệ và cứu hộ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp; xây dựng khu nghiên cứu phát triển, khu công nghệ cao; mua sắm phương tiện, trang bị, thiết bị: bảo vệ rừng; quan trắc, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; quy hoạch Lâm nghiệp cấp quốc gia, điều tra cơ bản về lâm nghiệp, xây dựng các chương trình, đề án phát triển lâm nghiệp; điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến và cơ sở dữ liệu rừng; bảo vệ và phát triển rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng; duy trì và phát triển rừng giống, vườn thực vật quốc gia theo kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Về chính sách đầu tư cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, Nghị định nêu rõ Nhà nước chỉ bảo đảm ngân sách cho hoạt động quản lý của các ban quản lý rừng; trồng, chăm sóc, bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng; kiểm kê, theo dõi, giám sát diễn biến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học; điều tra, kiểm kê rừng và công bố hiện trạng rừng; quản lý thông tin về lâm nghiệp và cơ sở dữ liệu về rừng; sưu tập tiêu bản thực vật rừng, động vật rừng; nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khuyến lâm; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; kiểm tra, ngăn chặn, đấu tranh, phòng ngừa và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng và triển khai phương án quản lý rừng bền vững; giao rừng, cắm mốc ranh giới rừng.
Nghị định quy định Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động sau: Chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, khuyến lâm và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; phát triển kết cấu hạ tầng gắn với đầu tư phát triển, kinh doanh rừng sản xuất theo chuỗi giá trị; hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng của đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho chủ rừng; xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường, thương mại trong hoạt động lâm nghiệp; mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.
Đồng thời, Nghị định cũng nêu rõ, Nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư cho phát triển rừng sản xuất ở những vùng đất trống, đồi núi trọc; trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn; phát triển lâm sản ngoài gỗ; phục hồi rừng tự nhiên; phát triển giống cây lâm nghiệp công nghệ cao và các hoạt động đầu tư khác được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công.
Đối tượng, nội dung, nguyên tắc và thủ tục ưu đãi đầu tư cụ thể được thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư và ưu đãi đầu tư.
Tiếp thu vấn đề báo nêu trong xây dựng chính sách dân tộc
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Ủy ban Dân tộc nghiên cứu, tiếp thu phản ánh của báo điện tử VTV.vn trong quá trình xây dựng chính sách dân tộc thời gian tới.
Trước đó, báo điện tử VTV.vn ngày 04-11-2018 có bài phản ánh: Hiện nay trên cả nước còn trên 1.000 xã đặc biệt khó khăn và nguyên nhân, giải pháp đối với một số xã khó thoát nghèo.
Bài báo phân tích: Đã có nhiều nguyên nhân giải thích vì sao các xã 135 khó thoát nghèo được đưa ra như: thiếu đất, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu thông tin, địa hình khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, người dân chưa tiếp cận với khoa học kỹ thuật… Tuy nhiên, nhiều cán bộ đang công tác ở các vùng khó khăn này lại có quan điểm khác. Chỉ chiếm 14% dân số nhưng lại chiếm trên 50% số hộ nghèo của cả nước, con số này cho thấy những vấn đề về tâm lý, tập tục, quan niệm thoát nghèo và cả việc người dân đã quen với cái nghèo, trông chờ vào sự hỗ trợ từ Nhà nước.
Một giải pháp được đặt ra tại các huyện nghèo là trừ những khu vực có điều kiện bất khả kháng, cần thay đổi chính sách chuyển từ hỗ trợ cho không sang hỗ trợ cho vay, cho mượn đầu vụ cuối vụ trả nợ, qua đó người dân có ý thức và trách nhiệm với sự hỗ trợ từ Nhà nước.
Về những ý kiến trong báo nêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban Dân tộc nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình xây dựng chính sách dân tộc thời gian tới./.
Các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, gửi Văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định danh mục các thủ tục hành chính thuộc phạm vi tiếp nhận tại Bộ phận Một cửa các cấp, loại trừ các thủ tục hành chính thuộc các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP.
Danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa được thể hiện trong Quyết định công bố thủ tục hành chính theo quy định tại Chương II Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 30-10-2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính. Nội dung phải thể hiện rõ ràng, cụ thể về trình tự thực hiện, cơ quan, đơn vị tiếp nhận và trả kết quả trong Quyết định công bố thủ tục hành chính, về cơ quan, đơn vị tiếp nhận và trả kết quả trong cột địa điểm thực hiện của Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính.
Trường hợp thủ tục hành chính được thực hiện tiếp nhận và trả kết quả trực tuyến hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19-10-2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích, bổ sung cột cách thức thực hiện trong danh mục thủ tục hành chính Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính để thể hiện rõ ràng, cụ thể các nội dung liên quan trong cách thức thực hiện.
Thông tư nêu rõ, các thủ tục hành chính được tổ chức thực hiện toàn bộ quy trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa khi đáp ứng tối thiểu các điều kiện sau: 1- Không thuộc đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 5 Điều 14 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP; 2- Được phép phân cấp hoặc ủy quyền cho Bộ phận Một cửa, cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ phận Một cửa xem xét, thẩm định, thẩm tra, xác minh hồ sơ và phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; 3- Bộ phận Một cửa có đủ nguồn lực và điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp hoặc ủy quyền.
Văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan đơn vị chuyên môn tổ chức việc thực hiện toàn bộ quy trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa.
Các cơ quan, đơn vị chuyên môn cử công chức, viên chức đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP và có đủ trình độ, năng lực chuyên môn và thẩm quyền để thực hiện toàn bộ quy trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa. Thông tư có hiệu lực từ ngày 06-01-2019.
Nhiều chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Trong đó, Nghị định quy định rõ những chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng của Nhà nước.
Theo đó, Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư cho các hoạt động: Bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; bảo vệ và cứu hộ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp; xây dựng khu nghiên cứu phát triển, khu công nghệ cao; mua sắm phương tiện, trang bị, thiết bị: bảo vệ rừng; quan trắc, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; quy hoạch Lâm nghiệp cấp quốc gia, điều tra cơ bản về lâm nghiệp, xây dựng các chương trình, đề án phát triển lâm nghiệp; điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến và cơ sở dữ liệu rừng; bảo vệ và phát triển rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng; duy trì và phát triển rừng giống, vườn thực vật quốc gia theo kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Về chính sách đầu tư cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, Nghị định nêu rõ Nhà nước chỉ bảo đảm ngân sách cho hoạt động quản lý của các ban quản lý rừng; trồng, chăm sóc, bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng; kiểm kê, theo dõi, giám sát diễn biến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học; điều tra, kiểm kê rừng và công bố hiện trạng rừng; quản lý thông tin về lâm nghiệp và cơ sở dữ liệu về rừng; sưu tập tiêu bản thực vật rừng, động vật rừng; nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khuyến lâm; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; kiểm tra, ngăn chặn, đấu tranh, phòng ngừa và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng và triển khai phương án quản lý rừng bền vững; giao rừng, cắm mốc ranh giới rừng.
Nghị định quy định Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động sau: Chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, khuyến lâm và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; phát triển kết cấu hạ tầng gắn với đầu tư phát triển, kinh doanh rừng sản xuất theo chuỗi giá trị; hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng của đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho chủ rừng; xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường, thương mại trong hoạt động lâm nghiệp; mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.
Đồng thời, Nghị định cũng nêu rõ, Nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư cho phát triển rừng sản xuất ở những vùng đất trống, đồi núi trọc; trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn; phát triển lâm sản ngoài gỗ; phục hồi rừng tự nhiên; phát triển giống cây lâm nghiệp công nghệ cao và các hoạt động đầu tư khác được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công.
Đối tượng, nội dung, nguyên tắc và thủ tục ưu đãi đầu tư cụ thể được thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư và ưu đãi đầu tư.
Tiếp thu vấn đề báo nêu trong xây dựng chính sách dân tộc
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Ủy ban Dân tộc nghiên cứu, tiếp thu phản ánh của báo điện tử VTV.vn trong quá trình xây dựng chính sách dân tộc thời gian tới.
Trước đó, báo điện tử VTV.vn ngày 04-11-2018 có bài phản ánh: Hiện nay trên cả nước còn trên 1.000 xã đặc biệt khó khăn và nguyên nhân, giải pháp đối với một số xã khó thoát nghèo.
Bài báo phân tích: Đã có nhiều nguyên nhân giải thích vì sao các xã 135 khó thoát nghèo được đưa ra như: thiếu đất, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu thông tin, địa hình khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, người dân chưa tiếp cận với khoa học kỹ thuật… Tuy nhiên, nhiều cán bộ đang công tác ở các vùng khó khăn này lại có quan điểm khác. Chỉ chiếm 14% dân số nhưng lại chiếm trên 50% số hộ nghèo của cả nước, con số này cho thấy những vấn đề về tâm lý, tập tục, quan niệm thoát nghèo và cả việc người dân đã quen với cái nghèo, trông chờ vào sự hỗ trợ từ Nhà nước.
Một giải pháp được đặt ra tại các huyện nghèo là trừ những khu vực có điều kiện bất khả kháng, cần thay đổi chính sách chuyển từ hỗ trợ cho không sang hỗ trợ cho vay, cho mượn đầu vụ cuối vụ trả nợ, qua đó người dân có ý thức và trách nhiệm với sự hỗ trợ từ Nhà nước.
Về những ý kiến trong báo nêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban Dân tộc nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình xây dựng chính sách dân tộc thời gian tới./.
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 19 đến 25-11-2018  (26/11/2018)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 19 đến 25-11-2018)  (26/11/2018)
CPTPP tạo thêm nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam  (26/11/2018)
Tuyên dương 166 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu  (26/11/2018)
Việt Nam dự Cuộc gặp quốc tế các đảng Cộng sản và công nhân lần thứ 20  (25/11/2018)
Ủy ban châu Âu thông qua thỏa thuận Brexit  (25/11/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên