Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 04 đến ngày 10-6-2018)
21:52, ngày 12-06-2018
TCCSĐT - Sửa quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Thành phố Hồ Chí Minh: Kỷ luật hàng loạt lãnh đạo Công ty Tân Thuận; Điều chỉnh giảm phí BOT phù hợp, bảo đảm hài hòa lợi ích; Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV; Thủ tướng: Điều chỉnh lại vấn đề thời gian thuê đất một cách hợp lý; Quốc hội đồng ý lùi xem xét, thông qua luật về đặc khu sang kỳ họp sau;... là những sự kiện trong nước nổi bật tuần qua.
Khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn
Sáng 04-6, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Hội trường. Phiên họp được tường thuật trực tiếp trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam để đồng bào, cử tri cả nước theo dõi, giám sát.
Phát biểu khai mạc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ: Thời gian qua, hoạt động giám sát nói chung, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn nói riêng của Quốc hội đã có nhiều đổi mới, tác động tích cực đến nhiều mặt hoạt động, công tác điều hành của Chính phủ, của các bộ, ngành, địa phương; góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, khắc phục những hạn chế, bất cập, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, được cử tri, nhân dân cả nước quan tâm, đánh giá cao.
Tại kỳ họp này, Quốc hội quyết định lựa chọn 4 nhóm vấn đề chất vấn. Thứ nhất về giải pháp hoàn thiện kết cấu hạ tầng, bảo đảm trật tự an toàn giao thông và việc xử lý những vấn đề tồn tại đối với các dự án giao thông đầu tư theo hình thức xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT). Thứ hai về công tác quản lý đất đai, tình trạng ô nhiễm môi trường và kiểm soát hoạt động xả thải của các doanh nghiệp; các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Thứ ba về chất lượng giáo dục đại học, giáo dục phổ thông; công tác quản lý giáo dục mầm non; giải pháp khắc phục tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống cho giáo viên và học sinh. Thứ tư về vấn đề lao động và giải quyết việc làm; chất lượng dạy nghề; công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Đây là những vấn đề lớn của đất nước, được nhân dân và cử tri quan tâm.
Gắn với 4 nhóm vấn đề chất vấn, các bộ trưởng gồm: Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách các lĩnh vực nêu trên và các bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan trong các phiên chất vấn khi cần thiết sẽ cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình, làm rõ thêm những nội dung mà đại biểu Quốc hội quan tâm đến từng nhóm vấn đề chất vấn. Để nâng cao hiệu quả, tăng tính đối thoại trong hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn và nhất là trách nhiệm của người trả lời chất vấn trước nhân dân, Quốc hội tiếp tục có những đổi mới về cách thức chất vấn. Theo đó, mỗi lượt chất vấn sẽ mời 3 đại biểu đặt câu hỏi với thời lượng cho mỗi đại biểu là 1 phút, người trả lời chất vấn có tối đa 3 phút để trả lời cho mỗi câu hỏi của đại biểu Quốc hội. Khi cần thiết, Chủ tịch Đoàn linh hoạt trong điều hành để những vấn đề cần làm rõ thì cho phép Bộ trưởng nói thêm.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các đại biểu nêu câu hỏi chất vấn ngắn gọn, rõ ý, đi thẳng vào nội dung thuộc nhóm vấn đề mà Quốc hội đã lựa chọn, bảo đảm đúng thời gian quy định. Các Bộ trưởng khi trả lời chất vấn đi thẳng vào vấn đề mà đại biểu Quốc hội chất vấn, thẳng thắn, xác định rõ trách nhiệm, hướng khắc phục, lộ trình thực hiện trong thời gian tới.
Sửa quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Theo đó, dự thảo bổ sung tiêu chí quy định về số lượng biên chế công chức, số lượng người làm việc tối thiểu khi thành lập vụ, cục và tổ chức tương đương vụ, cục và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Cụ thể, vụ được thành lập khi cần tối thiểu 15 biên chế công chức để thực hiện nhiệm vụ được giao. Cục được thành lập khi cần tối thiểu 30 biên chế công chức để thực hiện nhiệm vụ được giao. Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập cần tối thiểu 20 người làm việc để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Dự thảo cũng bổ sung quy định về số lượng cấp phó người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ. Đối với vụ: Số lượng cấp phó người đứng đầu theo số lượng biên chế của vụ. Cụ thể: Vụ có từ 15 biên chế đến 20 biên chế công chức thì bố trí tối đa không quá 02 người; vụ có trên 20 biên chế công chức thì bố trí tối đa không quá 03 người.
Đối với Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, số lượng cấp phó theo số lượng phòng, cụ thể: có 3 phòng trở lên được bố trí 1 người, có từ 4 đến 6 phòng trở lên được bố trí không quá 2 cấp phó, có trên 6 phòng được bố trí không quá 3 người.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kỷ luật hàng loạt lãnh đạo Công ty Tân Thuận
Chiều 04-6, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã có thông báo về kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, kiểm điểm, xem xét kỷ luật đối với đảng viên vi phạm tại Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (gọi tắt Công ty Tân Thuận) về vai trò, trách nhiệm tại Dự án khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè.
Theo thông báo của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Dự án Khu dân cư Phước Kiển do Công ty Tân Thuận làm chủ đầu tư, được UBND Thành phố chấp thuận địa điểm đầu tư tại công văn 4051/UBND-ĐTMT ngày 10-8-2009. Công ty Tân Thuận đã thực hiện thỏa thuận đền bù, giải phóng mặt bằng, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người dân với diện tích 331.100 m2 từ nguồn vốn sản xuất kinh doanh và vốn vay của doanh nghiệp để thực hiện dự án. Tuy nhiên, Công ty chưa tiến hành các thủ tục đầu tư, dẫn đến dự án hết hạn vào ngày 31-12-2013.
Căn cứ Quyết định số 102 – QĐ/TW, ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị về Quy định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, qua phân tích nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy đã quyết định thi hành kỷ luật đối với các cá nhân liên quan.
Cụ thể, đồng chí Trần Công Thiện, Bí thư chi bộ, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng xây dựng giá bất động sản kinh doanh Công ty Tân Thuận là người chịu trách nhiệm chính, trực tiếp trong việc chỉ đạo, điều hành công việc tại Công ty Tân Thuận dẫn đến những vi phạm. Ủy ban Kiểm tra Thành ủy quyết định thi hành kỷ luật hình thức Cách hết chức vụ trong Đảng và đề nghị Văn phòng Thành ủy cách chức thành viên Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận.
Đối với đồng chí Nguyễn Hoàng Việt, kiểm soát viên Công ty Tân Thuận: Thiếu trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đã thiếu kiểm tra, giám sát độc lập để phát hiện, cảnh báo cho đại diện chủ sở hữu và có biện pháp đề xuất ngăn chặn kịp thời những vi phạm của Công ty Tân Thuận. Ủy ban Kiểm tra Thành ủy quyết định thi hành kỷ luật hình thức Cảnh cáo đối với đồng chí Nguyễn Hoàng Việt.
Các đồng chí Trần Tấn Hải, Phó Bí thư Chi bộ, Phó Tổng giám đốc; Nguyễn Xuân Tùng, Trưởng phòng Kinh tế Tổng hợp; Nguyễn Thị Ngọc Bích, Kế toán trưởng: Với vai trò là thành viên Hội đồng xây dựng giá bất động sản sản xuất kinh doanh Công ty đã chưa làm hết trách nhiệm khi tham gia xây dựng giá hợp tác, chuyển nhượng phần đất của Công ty đã đền bù tại Dự án Khu dân cư Phước Kiển cho Công ty Quốc Cường Gia Lai; đã cùng Hội đồng xây dựng giá bất động sản sản xuất kinh doanh Công ty thống nhất đề xuất Tổng Giám đốc Công ty về giá chuyển nhượng với Công ty Quốc Cường Gia Lai chưa sát với giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng.
Ủy ban Kiểm tra Thành ủy quyết định thi hành kỷ luật hình thức Khiển trách đối với các đồng chí Trần Tấn Hải, Nguyễn Xuân Tùng và Nguyễn Thị Ngọc Bích.
Đối với đồng chí Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh: Ban Thường vụ Thành ủy họp ngày 02-6-2018, đã thống nhất kết luận đồng chí có những vi phạm cụ thể gồm: quyết định không đúng thẩm quyền; vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý tài sản, đầu tư trong các doanh nghiệp nhà nước, về kinh doanh bất động sản; không đảm bảo quy trình, nguyên tác xử lý công việc của Đảng bộ Thành phố; thiếu kiểm tra trong triển khai thực hiện các quyết định của mình.
Ban Thường vụ Thành ủy thống nhất đề xuất kỷ luật đồng chí Tất Thành Cang và giao Ủy ban Kiểm tra Thành ủy tập hợp đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan để gửi báo cáo Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét xử lý theo quy định của Đảng.
Điều chỉnh giảm phí BOT phù hợp, bảo đảm hài hòa lợi ích
Thực hiện phân công của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thay mặt Chính phủ, chiều 06-6, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã báo cáo giải trình trước Quốc hội, làm rõ thêm một số vấn đề mà nhiều đại biểu và cử tri cả nước quan tâm, chất vấn.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, tại Kỳ họp này, đại biểu Quốc hội đã gửi 93 phiếu chất vấn các thành viên Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các thành viên Chính phủ trả lời bằng văn bản gửi đến đại biểu Quốc hội.
Liên quan đến vấn đề dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT) và xử lý tồn tại các dự án BOT được đại biểu Quốc hội quan tâm đề cập trong những ngày qua, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, trong đó có đầu tư theo hình thức BOT là chủ trương rất cần thiết và đúng đắn, được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 13-NQ/TW (khóa XI) và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhất là đối với kết cấu hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện còn nhiều vướng mắc, yếu kém và sai phạm.
Thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo tiếp tục sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật liên quan (trong đó có Nghị định số 30/2015/NĐ-CP về đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư BOT); thực hiện nghiêm Nghị quyết số 437 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sớm nghiên cứu, xây dựng, trình Quốc hội dự án Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Đồng thời yêu cầu các cấp, các ngành công khai, minh bạch quá trình thực hiện dự án, nhất là việc tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu.
Về xử lý tồn tại của các dự án BOT, Chính phủ đã và đang chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm.
Trên cơ sở kết quả kiểm toán, thanh tra, rà soát từng dự án BOT, khẩn trương quyết toán, điều chỉnh giảm phí BOT phù hợp, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV
Nhân dịp Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, chiều 07-6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi gặp mặt thân mật các nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV - sự kiện đánh dấu kỷ niệm 10 năm thành lập “Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam”.
Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Chủ tịch Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam; Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; cùng các nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Báo cáo tại buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Chủ tịch Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam Tòng Thị Phóng cho biết, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, tỷ lệ nữ đại biểu là 27,6%, cao nhất trong 3 nhiệm kỳ gần đây, xếp thứ 63 trong Liên minh Nghị viện thế giới (IPU). Chất lượng và vị thế của nữ đại biểu đã có nhiều tiến bộ: 100% nữ đại biểu có trình độ đại học trở lên, trên đại học là 59,1%, nhiều nữ đại biểu giữ trọng trách cao trong bộ máy Nhà nước; tỷ lệ nữ là Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn, tỷ lệ nữ trong Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tăng...
Qua báo cáo của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Chủ tịch Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam và phát biểu của một số nữ đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao những ý kiến sâu sắc, đầy tâm huyết và trách nhiệm của các nữ đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước phấn khởi và tin tưởng vào sự nỗ lực, cố gắng của các nữ đại biểu Quốc hội để nâng cao vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội.
Bày tỏ vui mừng gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc, phụ nữ Việt Nam luôn giữ vai trò quan trọng và có những cống hiến to lớn, góp phần làm nên những chiến công hiển hách được lịch sử ghi nhận, tôn vinh. Từ ngày có Đảng lãnh đạo, các thế hệ phụ nữ Việt Nam luôn phát huy phẩm chất cao đẹp, nêu cao tinh thần cách mạng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với tám chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” mà Bác Hồ kính yêu đã khen tặng.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao vai trò quan trọng của các nữ đại biểu Quốc hội trong hoạt động Quốc hội, thể hiện bước tiến rõ rệt cả về kỹ năng lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, được cử tri và nhân dân đánh giá cao. Nhiều nữ đại biểu Quốc hội đã được Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân tín nhiệm giao trọng trách giữ những cương vị chủ chốt của Đảng, Nhà nước, Quốc hội. Nhiều nữ đại biểu Quốc hội là nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân giỏi, cá nhân tiêu biểu ở các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với sứ mệnh và trọng trách cử tri giao phó, các nữ đại biểu Quốc hội đã, đang và tiếp tục đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước.
Thủ tướng: Điều chỉnh lại vấn đề thời gian thuê đất một cách hợp lý
Sáng 07-6, bền lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ với báo chí một số ý kiến về dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.
Theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trong vấn đề về xây dựng Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc lần này, Chính phủ rất lắng nghe ý kiến của trí thức, nhân dân, đại biểu Quốc hội, các lão thành, bà con việt kiều... Trên thế giới, nhiều nước đã làm đặc khu, gần nhất là Trung Quốc, Nhật Bản, trong đó cũng có nước thành công, có nước không thành công.
Dự án Luật khi đưa ra đã có nhiều ý kiến của nhân dân, trí thức, việt kiều, bà con, khí thế hết sức sôi nổi - Thủ tướng cho biết.
Thủ tướng nhấn mạnh: “Chúng ta phải tiếp thu, lắng nghe những điều cần thiết để điều chỉnh luật, bảo đảm đất nước phát triển, tạo môi trường đầu tư kinh doanh cũng như phát triển bền vững, bảo đảm độc lập, chủ quyền, tự do của đất nước một cách lâu dài, bảo đảm quyền lợi quốc gia dân tộc một cách căn bản, xuyên suốt trong quá trình gìn giữ non sông, đất nước Việt Nam”.
Chính vì vậy, Thủ tướng khẳng định lắng nghe ý kiến và phải điều chỉnh lại vấn đề thời gian thuê đất một cách hợp lý, phù hợp với những nguyện vọng chính đáng mà nhân dân đã phản ánh.
Thủ tướng nêu rõ: Đây là đất thuê và đất thuê đó theo quy trình. Hằng năm, Ủy ban Nhân dân trình Hội đồng Nhân dân giá thuê đất chứ không phải giao vĩnh viễn như nhượng tô, nhượng địa ở Hồng Kông (Trung Quốc). Đó là vấn đề khác nhau hoàn toàn, rất tiếc là vấn đề này đang bị hiểu lầm. Bên cạnh đó, cơ cấu nhà đầu tư cũng phù hợp với từng quốc gia, có tỷ lệ cần thiết cho vấn đề này chứ không phải chỉ một nước vào được đặc khu, làm sao để an ninh quốc gia, an ninh kinh tế đi liền với nhau trong vấn đề xây dựng đặc khu lâu dài. Do vậy, Thủ tướng cho rằng, không lo là một nước, một quốc gia nào đó đầu tư độc quyền trong vấn đề này.
“Tất nhiên phải thiết kế cụ thể bằng luật, bằng khung để tạo ra một môi trường pháp lý cần thiết”, Thủ tướng nói thêm.
Quốc hội đồng ý lùi xem xét, thông qua luật về đặc khu sang kỳ họp sau
Trong thông cáo phát đi sáng 09-6, Văn phòng Quốc hội cho biết, thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2018, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.
Sau khi tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các tầng lớp nhân dân và cử tri, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thận trọng, cân nhắc nhiều mặt và thống nhất với Chính phủ chỉnh lý Dự án Luật theo hướng không quy định trường hợp đặc biệt thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu có thể được kéo dài không quá 99 năm.
Vào đầu giờ sáng 09-6, Văn phòng Chính phủ cũng gửi thông báo tới các cơ quan báo chí về việc sẽ trình Quốc hội xem xét, cho lùi thông qua Dự án Luật này từ Kỳ họp thứ 5 sang Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện nhằm bảo đảm dự án Luật khi trình Quốc hội thông qua đáp ứng được các yêu cầu, nguyện vọng của các vị đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân, xây dựng thành công 3 đặc khu, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia.
Riêng về vấn đề thời hạn cho thuê đất, sẽ xem xét, trình Quốc hội cho áp dụng như các quy định của Luật Đất đai, không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm.
Phát biểu khai mạc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ: Thời gian qua, hoạt động giám sát nói chung, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn nói riêng của Quốc hội đã có nhiều đổi mới, tác động tích cực đến nhiều mặt hoạt động, công tác điều hành của Chính phủ, của các bộ, ngành, địa phương; góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, khắc phục những hạn chế, bất cập, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, được cử tri, nhân dân cả nước quan tâm, đánh giá cao.
Tại kỳ họp này, Quốc hội quyết định lựa chọn 4 nhóm vấn đề chất vấn. Thứ nhất về giải pháp hoàn thiện kết cấu hạ tầng, bảo đảm trật tự an toàn giao thông và việc xử lý những vấn đề tồn tại đối với các dự án giao thông đầu tư theo hình thức xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT). Thứ hai về công tác quản lý đất đai, tình trạng ô nhiễm môi trường và kiểm soát hoạt động xả thải của các doanh nghiệp; các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Thứ ba về chất lượng giáo dục đại học, giáo dục phổ thông; công tác quản lý giáo dục mầm non; giải pháp khắc phục tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống cho giáo viên và học sinh. Thứ tư về vấn đề lao động và giải quyết việc làm; chất lượng dạy nghề; công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Đây là những vấn đề lớn của đất nước, được nhân dân và cử tri quan tâm.
Gắn với 4 nhóm vấn đề chất vấn, các bộ trưởng gồm: Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách các lĩnh vực nêu trên và các bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan trong các phiên chất vấn khi cần thiết sẽ cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình, làm rõ thêm những nội dung mà đại biểu Quốc hội quan tâm đến từng nhóm vấn đề chất vấn. Để nâng cao hiệu quả, tăng tính đối thoại trong hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn và nhất là trách nhiệm của người trả lời chất vấn trước nhân dân, Quốc hội tiếp tục có những đổi mới về cách thức chất vấn. Theo đó, mỗi lượt chất vấn sẽ mời 3 đại biểu đặt câu hỏi với thời lượng cho mỗi đại biểu là 1 phút, người trả lời chất vấn có tối đa 3 phút để trả lời cho mỗi câu hỏi của đại biểu Quốc hội. Khi cần thiết, Chủ tịch Đoàn linh hoạt trong điều hành để những vấn đề cần làm rõ thì cho phép Bộ trưởng nói thêm.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các đại biểu nêu câu hỏi chất vấn ngắn gọn, rõ ý, đi thẳng vào nội dung thuộc nhóm vấn đề mà Quốc hội đã lựa chọn, bảo đảm đúng thời gian quy định. Các Bộ trưởng khi trả lời chất vấn đi thẳng vào vấn đề mà đại biểu Quốc hội chất vấn, thẳng thắn, xác định rõ trách nhiệm, hướng khắc phục, lộ trình thực hiện trong thời gian tới.
Sửa quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Theo đó, dự thảo bổ sung tiêu chí quy định về số lượng biên chế công chức, số lượng người làm việc tối thiểu khi thành lập vụ, cục và tổ chức tương đương vụ, cục và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Cụ thể, vụ được thành lập khi cần tối thiểu 15 biên chế công chức để thực hiện nhiệm vụ được giao. Cục được thành lập khi cần tối thiểu 30 biên chế công chức để thực hiện nhiệm vụ được giao. Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập cần tối thiểu 20 người làm việc để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Dự thảo cũng bổ sung quy định về số lượng cấp phó người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ. Đối với vụ: Số lượng cấp phó người đứng đầu theo số lượng biên chế của vụ. Cụ thể: Vụ có từ 15 biên chế đến 20 biên chế công chức thì bố trí tối đa không quá 02 người; vụ có trên 20 biên chế công chức thì bố trí tối đa không quá 03 người.
Đối với Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, số lượng cấp phó theo số lượng phòng, cụ thể: có 3 phòng trở lên được bố trí 1 người, có từ 4 đến 6 phòng trở lên được bố trí không quá 2 cấp phó, có trên 6 phòng được bố trí không quá 3 người.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kỷ luật hàng loạt lãnh đạo Công ty Tân Thuận
Chiều 04-6, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã có thông báo về kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, kiểm điểm, xem xét kỷ luật đối với đảng viên vi phạm tại Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (gọi tắt Công ty Tân Thuận) về vai trò, trách nhiệm tại Dự án khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè.
Theo thông báo của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Dự án Khu dân cư Phước Kiển do Công ty Tân Thuận làm chủ đầu tư, được UBND Thành phố chấp thuận địa điểm đầu tư tại công văn 4051/UBND-ĐTMT ngày 10-8-2009. Công ty Tân Thuận đã thực hiện thỏa thuận đền bù, giải phóng mặt bằng, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người dân với diện tích 331.100 m2 từ nguồn vốn sản xuất kinh doanh và vốn vay của doanh nghiệp để thực hiện dự án. Tuy nhiên, Công ty chưa tiến hành các thủ tục đầu tư, dẫn đến dự án hết hạn vào ngày 31-12-2013.
Căn cứ Quyết định số 102 – QĐ/TW, ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị về Quy định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, qua phân tích nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy đã quyết định thi hành kỷ luật đối với các cá nhân liên quan.
Cụ thể, đồng chí Trần Công Thiện, Bí thư chi bộ, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng xây dựng giá bất động sản kinh doanh Công ty Tân Thuận là người chịu trách nhiệm chính, trực tiếp trong việc chỉ đạo, điều hành công việc tại Công ty Tân Thuận dẫn đến những vi phạm. Ủy ban Kiểm tra Thành ủy quyết định thi hành kỷ luật hình thức Cách hết chức vụ trong Đảng và đề nghị Văn phòng Thành ủy cách chức thành viên Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận.
Đối với đồng chí Nguyễn Hoàng Việt, kiểm soát viên Công ty Tân Thuận: Thiếu trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đã thiếu kiểm tra, giám sát độc lập để phát hiện, cảnh báo cho đại diện chủ sở hữu và có biện pháp đề xuất ngăn chặn kịp thời những vi phạm của Công ty Tân Thuận. Ủy ban Kiểm tra Thành ủy quyết định thi hành kỷ luật hình thức Cảnh cáo đối với đồng chí Nguyễn Hoàng Việt.
Các đồng chí Trần Tấn Hải, Phó Bí thư Chi bộ, Phó Tổng giám đốc; Nguyễn Xuân Tùng, Trưởng phòng Kinh tế Tổng hợp; Nguyễn Thị Ngọc Bích, Kế toán trưởng: Với vai trò là thành viên Hội đồng xây dựng giá bất động sản sản xuất kinh doanh Công ty đã chưa làm hết trách nhiệm khi tham gia xây dựng giá hợp tác, chuyển nhượng phần đất của Công ty đã đền bù tại Dự án Khu dân cư Phước Kiển cho Công ty Quốc Cường Gia Lai; đã cùng Hội đồng xây dựng giá bất động sản sản xuất kinh doanh Công ty thống nhất đề xuất Tổng Giám đốc Công ty về giá chuyển nhượng với Công ty Quốc Cường Gia Lai chưa sát với giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng.
Ủy ban Kiểm tra Thành ủy quyết định thi hành kỷ luật hình thức Khiển trách đối với các đồng chí Trần Tấn Hải, Nguyễn Xuân Tùng và Nguyễn Thị Ngọc Bích.
Đối với đồng chí Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh: Ban Thường vụ Thành ủy họp ngày 02-6-2018, đã thống nhất kết luận đồng chí có những vi phạm cụ thể gồm: quyết định không đúng thẩm quyền; vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý tài sản, đầu tư trong các doanh nghiệp nhà nước, về kinh doanh bất động sản; không đảm bảo quy trình, nguyên tác xử lý công việc của Đảng bộ Thành phố; thiếu kiểm tra trong triển khai thực hiện các quyết định của mình.
Ban Thường vụ Thành ủy thống nhất đề xuất kỷ luật đồng chí Tất Thành Cang và giao Ủy ban Kiểm tra Thành ủy tập hợp đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan để gửi báo cáo Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét xử lý theo quy định của Đảng.
Điều chỉnh giảm phí BOT phù hợp, bảo đảm hài hòa lợi ích
Thực hiện phân công của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thay mặt Chính phủ, chiều 06-6, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã báo cáo giải trình trước Quốc hội, làm rõ thêm một số vấn đề mà nhiều đại biểu và cử tri cả nước quan tâm, chất vấn.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, tại Kỳ họp này, đại biểu Quốc hội đã gửi 93 phiếu chất vấn các thành viên Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các thành viên Chính phủ trả lời bằng văn bản gửi đến đại biểu Quốc hội.
Liên quan đến vấn đề dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT) và xử lý tồn tại các dự án BOT được đại biểu Quốc hội quan tâm đề cập trong những ngày qua, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, trong đó có đầu tư theo hình thức BOT là chủ trương rất cần thiết và đúng đắn, được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 13-NQ/TW (khóa XI) và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhất là đối với kết cấu hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện còn nhiều vướng mắc, yếu kém và sai phạm.
Thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo tiếp tục sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật liên quan (trong đó có Nghị định số 30/2015/NĐ-CP về đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư BOT); thực hiện nghiêm Nghị quyết số 437 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sớm nghiên cứu, xây dựng, trình Quốc hội dự án Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Đồng thời yêu cầu các cấp, các ngành công khai, minh bạch quá trình thực hiện dự án, nhất là việc tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu.
Về xử lý tồn tại của các dự án BOT, Chính phủ đã và đang chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm.
Trên cơ sở kết quả kiểm toán, thanh tra, rà soát từng dự án BOT, khẩn trương quyết toán, điều chỉnh giảm phí BOT phù hợp, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV
Nhân dịp Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, chiều 07-6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi gặp mặt thân mật các nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV - sự kiện đánh dấu kỷ niệm 10 năm thành lập “Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam”.
Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Chủ tịch Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam; Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; cùng các nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Báo cáo tại buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Chủ tịch Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam Tòng Thị Phóng cho biết, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, tỷ lệ nữ đại biểu là 27,6%, cao nhất trong 3 nhiệm kỳ gần đây, xếp thứ 63 trong Liên minh Nghị viện thế giới (IPU). Chất lượng và vị thế của nữ đại biểu đã có nhiều tiến bộ: 100% nữ đại biểu có trình độ đại học trở lên, trên đại học là 59,1%, nhiều nữ đại biểu giữ trọng trách cao trong bộ máy Nhà nước; tỷ lệ nữ là Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn, tỷ lệ nữ trong Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tăng...
Qua báo cáo của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Chủ tịch Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam và phát biểu của một số nữ đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao những ý kiến sâu sắc, đầy tâm huyết và trách nhiệm của các nữ đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước phấn khởi và tin tưởng vào sự nỗ lực, cố gắng của các nữ đại biểu Quốc hội để nâng cao vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội.
Bày tỏ vui mừng gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc, phụ nữ Việt Nam luôn giữ vai trò quan trọng và có những cống hiến to lớn, góp phần làm nên những chiến công hiển hách được lịch sử ghi nhận, tôn vinh. Từ ngày có Đảng lãnh đạo, các thế hệ phụ nữ Việt Nam luôn phát huy phẩm chất cao đẹp, nêu cao tinh thần cách mạng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với tám chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” mà Bác Hồ kính yêu đã khen tặng.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao vai trò quan trọng của các nữ đại biểu Quốc hội trong hoạt động Quốc hội, thể hiện bước tiến rõ rệt cả về kỹ năng lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, được cử tri và nhân dân đánh giá cao. Nhiều nữ đại biểu Quốc hội đã được Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân tín nhiệm giao trọng trách giữ những cương vị chủ chốt của Đảng, Nhà nước, Quốc hội. Nhiều nữ đại biểu Quốc hội là nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân giỏi, cá nhân tiêu biểu ở các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với sứ mệnh và trọng trách cử tri giao phó, các nữ đại biểu Quốc hội đã, đang và tiếp tục đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước.
Thủ tướng: Điều chỉnh lại vấn đề thời gian thuê đất một cách hợp lý
Sáng 07-6, bền lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ với báo chí một số ý kiến về dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.
Theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trong vấn đề về xây dựng Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc lần này, Chính phủ rất lắng nghe ý kiến của trí thức, nhân dân, đại biểu Quốc hội, các lão thành, bà con việt kiều... Trên thế giới, nhiều nước đã làm đặc khu, gần nhất là Trung Quốc, Nhật Bản, trong đó cũng có nước thành công, có nước không thành công.
Dự án Luật khi đưa ra đã có nhiều ý kiến của nhân dân, trí thức, việt kiều, bà con, khí thế hết sức sôi nổi - Thủ tướng cho biết.
Thủ tướng nhấn mạnh: “Chúng ta phải tiếp thu, lắng nghe những điều cần thiết để điều chỉnh luật, bảo đảm đất nước phát triển, tạo môi trường đầu tư kinh doanh cũng như phát triển bền vững, bảo đảm độc lập, chủ quyền, tự do của đất nước một cách lâu dài, bảo đảm quyền lợi quốc gia dân tộc một cách căn bản, xuyên suốt trong quá trình gìn giữ non sông, đất nước Việt Nam”.
Chính vì vậy, Thủ tướng khẳng định lắng nghe ý kiến và phải điều chỉnh lại vấn đề thời gian thuê đất một cách hợp lý, phù hợp với những nguyện vọng chính đáng mà nhân dân đã phản ánh.
Thủ tướng nêu rõ: Đây là đất thuê và đất thuê đó theo quy trình. Hằng năm, Ủy ban Nhân dân trình Hội đồng Nhân dân giá thuê đất chứ không phải giao vĩnh viễn như nhượng tô, nhượng địa ở Hồng Kông (Trung Quốc). Đó là vấn đề khác nhau hoàn toàn, rất tiếc là vấn đề này đang bị hiểu lầm. Bên cạnh đó, cơ cấu nhà đầu tư cũng phù hợp với từng quốc gia, có tỷ lệ cần thiết cho vấn đề này chứ không phải chỉ một nước vào được đặc khu, làm sao để an ninh quốc gia, an ninh kinh tế đi liền với nhau trong vấn đề xây dựng đặc khu lâu dài. Do vậy, Thủ tướng cho rằng, không lo là một nước, một quốc gia nào đó đầu tư độc quyền trong vấn đề này.
“Tất nhiên phải thiết kế cụ thể bằng luật, bằng khung để tạo ra một môi trường pháp lý cần thiết”, Thủ tướng nói thêm.
Quốc hội đồng ý lùi xem xét, thông qua luật về đặc khu sang kỳ họp sau
Trong thông cáo phát đi sáng 09-6, Văn phòng Quốc hội cho biết, thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2018, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.
Sau khi tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các tầng lớp nhân dân và cử tri, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thận trọng, cân nhắc nhiều mặt và thống nhất với Chính phủ chỉnh lý Dự án Luật theo hướng không quy định trường hợp đặc biệt thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu có thể được kéo dài không quá 99 năm.
Vào đầu giờ sáng 09-6, Văn phòng Chính phủ cũng gửi thông báo tới các cơ quan báo chí về việc sẽ trình Quốc hội xem xét, cho lùi thông qua Dự án Luật này từ Kỳ họp thứ 5 sang Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện nhằm bảo đảm dự án Luật khi trình Quốc hội thông qua đáp ứng được các yêu cầu, nguyện vọng của các vị đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân, xây dựng thành công 3 đặc khu, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia.
Riêng về vấn đề thời hạn cho thuê đất, sẽ xem xét, trình Quốc hội cho áp dụng như các quy định của Luật Đất đai, không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm.
Luật Giáo dục sửa đổi: Tạo cơ sở pháp lý nâng cao chất lượng giáo dục  (11/06/2018)
Thủ tướng sẽ tham dự ACMECS 8 và CLMV 9 tại Thái Lan  (11/06/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam sẵn sàng tăng cường hợp tác với tất cả các nước  (11/06/2018)
Hoạt động của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trong chuyến thăm Nhật Bản, dự Hội nghị Tương lai châu Á  (11/06/2018)
Tiếp tục các nỗ lực thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam-Hoa Kỳ  (11/06/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển