ASEAN - Australia sẽ cùng bàn thảo các định hướng phát triển lớn
TCCSĐT - Trong hai ngày 17 và 18-3-2018, Hội nghị Cấp cao Đặc biệt đầu tiên giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Australia sẽ được tổ chức tại thành phố Sydney (Australia), với chủ đề “Tăng cường An ninh và Thịnh vượng ở khu vực”, theo đề xuất của Thủ tướng Australia M. Turnbull nhằm tái khẳng định cam kết của Australia đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN trong giai đoạn mới.
Dự kiến công bố 13 sáng kiến, dự án
Hội nghị sẽ diễn ra Phiên họp Toàn thể và Phiên họp hẹp. Các lãnh đạo sẽ thảo luận về các định hướng lớn phát triển quan hệ đối tác ASEAN - Australia, các vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm, đồng thời nghe báo cáo kết quả Hội nghị quốc tế về chống khủng bố và Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh ASEAN - Australia (diễn ra ngày 16 và 17-3-2018).
Dự kiến, các nhà lãnh đạo ASEAN và Australia sẽ thông qua Tuyên bố Sydney, tuyên bố chung của Hội nghị và Bản ghi nhớ giữa ASEAN và Chính phủ Australia về hợp tác chống khủng bố quốc tế (do Tổng Thư ký ASEAN đại diện ký với Bộ trưởng Ngoại giao Australia).
Hội nghị sẽ công bố 13 sáng kiến/dự án theo các lĩnh vực: Bản nghi nhớ (MOU) về chống khủng bố quốc tế và gói các sáng kiến hỗ trợ kèm theo MOU; Sáng kiến các thành phố thông minh và bền vững ASEAN - Australia (dự kiến sẽ được thực hiện thông qua Chương trình Hợp tác phát triển ASEAN - Australia giai đoạn II (AADCP II) trong giai đoạn 2018 - 2020): Chương trình hợp tác chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ACTIP); Sáng kiến hợp tác về các tiêu chuẩn thương mại số Australia - ASEAN; Sáng kiến thiết lập cơ chế Đối thoại chính sách Mạng ASEAN - Australia (dự kiến Đối thoại sẽ được tổ chức 2 năm/lần, bắt đầu triển khai vào nửa cuối năm 2018); Sáng kiến thiết lập liên kết giữa ASEAN và Trung tâm cơ sở hạ tầng toàn cầu (GIH) Australia; Sáng kiến Tăng cường hợp tác hàng hải thông qua chương trình học 3 năm cho các nước ASEAN và Australia tại Trung tâm Tăng cường thực thi luật pháp tại Jakarta; dự kiến chương trình đầu tiên về khóa UNCLOS sẽ được tổ chức tại Semarang, Indonesia vào Quý II/2018; Sáng kiến Tăng cường hợp tác hàng hải thông qua khóa đào tạo về tìm kiếm tàu thuyền tại Trường Hải quan và Bảo vệ biên giới Australia (dự kiến triển khai trong Quý I/2018); Chương trình hợp tác và đối thoại về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh; dự kiến bắt đầu triển khai tháng 4-2018; Sáng kiến Hợp tác chính sách kinh tế ASEAN- Australia (dự kiến triển khai trong giai đoạn 2018 - 2019); Chương trình học bổng về an ninh y tế ASEAN- Australia; Gói hợp tác hàng hải ASEAN - Australia; Đối thoại về kỹ năng cơ sở hạ tầng ASEAN - Australia.
Quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Australia
ASEAN và Australia thiết lập quan hệ năm 1974. Australia là nước đầu tiên thiết lập quan hệ đối tác đối thoại chính thức với ASEAN trên cả 3 lĩnh vực là chính trị, kinh tế và hợp tác chuyên ngành. Năm 2014, hai bên đã tổ chức Cấp cao Kỷ niệm 40 năm quan hệ, qua đó nâng tầm quan hệ lên Đối tác Chiến lược. Hợp tác hai bên được Australia thúc đẩy trên cơ sở Kế hoạch hành động ASEAN - Australia giai đoạn 2015 - 2019. Năm 2016, ASEAN-Australia tổ chức Hội nghị cấp cao (HNCC) lần đầu tiên (2 năm/lần) tại Lào; Australia đề xuất và các nước ASEAN nhất trí sẽ tổ chức HNCC tiếp theo vào tháng 3-2018 tại Australia (với tên gọi là Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN - Australia); và các bên nhất trí thông qua Tuyên bố chung sửa đổi về hợp tác chống khủng bố ASEAN - Australia (đã được ký năm 2004).
Năm 2017, Australia ra Sáng trắng Đối ngoại đầu tiên trong vòng 14 năm (được Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia công bố ngày 23-11-2017), dài 115 trang, gồm 8 chương về các vấn đề cục diện thế giới và khu vực, chính sách của Australia trong một thập kỷ tới với các đối tác, trong đó có ASEAN. Theo đó, Sách trắng đánh giá Đông Nam Á là khu vực có tác động sâu sắc đến tương lai của Australia, ASEAN nằm ở vị trí trung tâm cạnh tranh chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, thương mại của Australia với ASEAN đã lớn hơn thương mại của Australia với Mỹ, thành công của ASEAN trong 50 năm qua đã góp phần thúc đẩy an ninh và thịnh vượng ở khu vực.
Về hợp tác chính trị - an ninh, Australia tham gia khá tích cực vào các diễn đàn, cơ chế khu vực do ASEAN khởi xướng và dẫn dắt như EAS, ARF, ADMM+ và EAMF; ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN cũng như các diễn đàn do ASEAN dẫn dắt trong cấu trúc khu vực đang định hình. Trong EAS, Australia tham gia hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên của EAS như giáo dục, y tế, môi trường, tài chính; ủng hộ bổ sung hợp tác biển thành lĩnh vực ưu tiên mới của EAS. Ngoài ra, cũng trong khuôn khổ EAS, Australia và Việt Nam đang là đồng Chủ tịch của Liên minh các nhà lãnh đạo châu Á - Thái Bình Dương chống sốt rét (APLMA). Năm 2016, Australia đồng bảo trợ với Myanmar ra Tuyên bố EAS về chống phổ biến vũ khí hạt nhân nhưng không được thông qua; đồng chủ trì với Indonesia Hội thảo về hợp tác an ninh biển.
Năm 2017, Australia đề xuất EAS ra tuyên bố Cấp cao về chống rửa tiền và cung cấp tài chính cho khủng bố, được Lãnh đạo EAS thông qua tại HNCC EAS tháng 11-2017; đề xuất đồng tổ chức với Thái Lan Hội thảo EAS về không phổ biến vũ khí tại Ấn Độ - Thái Bình Dương tại Australia tháng 10-2017. Trong ARF, Australia cùng Malaysia và Nga chủ trì xây dựng Kế hoạch Công tác ARF về An ninh mạng. Năm 2016, Australia đồng bảo trợ với Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) ra Tuyên bố ARF về các cơ quan thực thi luật trên biển, đồng chủ trì với Việt Nam Hội nghị Nhóm các nhân vật kiệt xuất ARF…Australia hiện đang là đồng chủ trì Nhóm Giữ kỳ ARF về An ninh Biển (ARF ISM-MS) với Việt Nam và EU trong giai đoạn 2018-2020. Trong giai đoạn này, Việt Nam cùng với Australia và EU đồng chủ trì và tổ chức “Hội thảo về Tăng cường hợp tác khu vực về Thực thi pháp luật trên Biển” tại Việt Nam.
Trong ADMM+, giai đoạn 2017 - 2020, Australia sẽ cùng Indonesia đồng chủ trì Nhóm ADMM+ về gìn giữ hòa bình. Trong EAMF, Australia đã đồng chủ trì với Việt Nam Hội thảo “Ứng phó với các sự cố ô nhiễm biển xuyên quốc gia” diễn ra từ ngày 20 đến 22-5-2015 tại Brisbane, Australia. Tháng 02-2018, Australia phối hợp với Thái Lan tổ chức Hội thảo ASEAN - Australia về an ninh mạng: Ứng phó với thách thức an ninh mạng trong khu vực tại Bangkok, Thái Lan. Hiện nay, Australia và Thái Lan đã gửi các nước ASEAN tài liệu khái niệm và chương trình của hội thảo, các nước đang tiến hành thủ tục nội bộ để cử cán bộ tham gia.
Bên cạnh hợp tác chính trị an ninh hiệu quả, hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Australia cũng rất phát triển. Australia là đối tác thương mại lớn thứ 7 của ASEAN, trong khi ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Australia (sau Trung Quốc và EU). Theo thống kê, kim ngạch thương mại giữa ASEAN với Australia đạt 52,1 tỷ USD năm 2016 và ước tính năm 2017 đạt gần 73 tỷ AUD.
Về Hiệp định Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA, FTA liên khu vực đầu tiên của ASEAN, ký tại HNCC ASEAN 14 năm 2009, có hiệu lực năm 2010), hai bên đã ký Nghị định thư đầu tiên sửa đổi vào tháng 8-2014. Hiện nay, các bên đang tiến hành rà soát tổng thể AANZFTA nhằm củng cố hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa các bên thông qua thúc đẩy thực thi hiệu quả các cam kết của Hiệp định và tăng cường vận dụng ưu đãi; 2018 sẽ bắt đầu đi vào giai đoạn 2 của tiến trình rà soát.
Về Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Australia tham gia tích cực trong quá trình đàm phán, thuộc nhóm các nước đặt mục tiêu cao, muốn RCEP có mức tự do hóa cao hơn các FTA+1 và là hiệp định đối tác kinh tế hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi. Trong khi đó, đầu tư trực tiếp từ Australia vào ASEAN đạt 72,43 tỷ USD năm 2016, đứng thứ 6 trong danh sách các Nhà đầu tư vào ASEAN.
Về hợp tác phát triển, Chính phủ Australia đã tài trợ kinh phí cho Chương trình hợp tác kinh tế ASEAN - Australia (AAECP, được thiết lập vào năm 1974) để tăng cường hợp tác giữa Australia và ASEAN tại các lĩnh vực là ưu tiên phát triển trong khu vực. Đến nay, AADCP đang ở giai đoạn II cho giai đoạn từ 2008 - 2019 với tổng số tiền cam kết là 57 triệu đô la Australia nhằm hỗ trợ ASEAN thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Australia cũng khẳng định hỗ trợ ASEAN thu hẹp khoảng cách, xây dựng cộng đồng; thực hiện Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) 2025 và Kế hoạch công tác giai đoạn III của Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI WP3), giảm nghèo tại khu vực Mekong thông qua các dự án phát triển giao thông, cơ sở hạ tầng kết nối như Sáng kiến Doanh nghiệp Mekong, Chương trình nguồn nước Mekong mở rộng.
Về du lịch, Australia xếp thứ 5 về nguồn du lịch đến ASEAN. Về hợp tác văn hóa - xã hội, Australia dành ưu tiên cao và là một trong những đối tác tham gia hợp tác tích cực nhất với ASEAN trong lĩnh vực quản lý thiên tai. Australia đã dành hơn 100 triệu AUD trong vòng 5 năm cho Kế hoạch Colombo mới nhằm hỗ trợ tăng cường hợp tác giáo dục và liên kết nhân dân giữa Australia và các nước ASEAN kể từ năm 2015; công bố chương trình ưu tiên mới “đầu tư cho phụ nữ” trị giá 46 triệu AUD cho ASEAN; tăng gấp đôi suất học bổng cho sinh viên ASEAN học tập tại Australia trong năm 2017 lên hơn 1500 suất. Năm 2016, Chính phủ Australia hỗ trợ hơn 2000 sinh viên Australia tới các nước ASEAN học và trao học bổng cho 944 sinh viên của ASEAN; cam kết tiếp tục hỗ trợ Kế hoạch công tác về Giáo dục của ASEAN giai đoạn 2016 - 2020. Ngoài ra, hơn 130.000 sinh viên đã tới du học tại Australia năm 2016.
Tháng 9-2015, Australia thành lập Hội đồng ASEAN - Australia nhằm tăng cường hợp tác của Australia với ASEAN thông qua tăng cường thương mại, giáo dục, khoa học, nghệ thuật và giao lưu văn hóa. Ngoài ra, Australia quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ; Bộ trưởng Ngoại giao Australia Julie Bishop là người hoạt động tích cựu thúc đẩy nội dung này. Trong đó có Sáng kiến đầu tư cho Phụ nữ, chương trình viện trợ tiên phong của Chính phủ Australia, trị giá 46 triệu đôla Australia, nhằm trao quyền cho phụ nữ tham gia mạnh mẽ hơn trong các hoạt động kinh tế - xã hội tại các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương; thông qua việc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp MSMEs, xây dựng khung chính sách, thiết lập các liên minh doanh nhân nữ…từ đó tạo môi trường thuận lợi để mở rộng cơ hội cho trẻ em gái.
Với những tiền đề hợp tác đã đạt được, có thể khẳng định rằng quan hệ ASEAN - Australia sẽ tiếp tục phát triển vững mạnh trong thời gian tới./.
Khai mạc Lễ hội Xuân hồng lần thứ XI năm 2018  (10/03/2018)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư tại tỉnh Nghệ An  (10/03/2018)
Tạo động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - New Zealand  (10/03/2018)
Hà Nội xin ý kiến người dân về ga ngầm C9 cạnh hồ Gươm  (09/03/2018)
Triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng và phát triển con người Cần Thơ đáp ứng yêu cầu công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”  (09/03/2018)
CPTPP mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp và thúc đẩy cải cách trong nước  (09/03/2018)
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay