Kế hoạch mở rộng NATO dẫn tới tình hình khủng hoảng
21:40, ngày 11-01-2016
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc trả lời phỏng vấn tờ báo Đức, Bild công bố ngày 11-01-2016, đề cập đến quan điểm của Nga trong nhiều vấn đề quốc tế nổi bật, như kế hoạch mở rộng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt của phương Tây đến Nga, quan hệ Nga-Đức, chống khủng bố...
Theo người đứng đầu Liên bang Nga, kế hoạch mở rộng của NATO, trong đó có sang các nước Đông Âu, đã dẫn đến tình hình khủng hoảng hiện nay. Tổng thống Nga chỉ rõ NATO tiếp nhận thêm các thành viên mới ở Đông Âu chính vì muốn “cai trị”. Ông Putin cho rằng nếu như vào đầu thập kỷ 1990, thay vì mở rộng NATO, phương Tây xây dựng một tổ chức khác, thống nhất cả châu Âu, thì “tình hình đã khác,” “đã không có những cuộc khủng hoảng như hiện nay.”
Kế hoạch mở rộng sang hướng Đông của NATO chính là nguyên nhân khiến các quan hệ thời Chiến tranh Lạnh vẫn còn tồn tại trên thế giới. Nhà lãnh đạo Nga nhắc lại sau khi trung tâm sức mạnh thứ hai trên thế giới là Liên Xô tan rã, trên thế giới đã nảy sinh một mong muốn thỏa mãn cá nhân với sự hiện diện độc tôn trên đỉnh cao quyền lực, vinh quang và sự giàu có. Và trong nguyện vọng đó, luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc đã không hề được tôn trọng.
Các phóng viên TTXVN tại Nga và Đức dẫn nội dung cuộc phỏng vấn, trong đó, Tổng thống Nga V.Putin cũng chỉ ra rằng chính Moskva đã khuyến cáo NATO không nên hành động sai lầm tại Libya, Iraq, và một số nước khác, những hành động khởi nguồn cho làn sóng di cư khủng hoảng sang châu Âu như hiện nay. Ông nêu rõ sự can thiệp về quân sự của phương Tây ở Iraq và Libya đã góp phần dẫn tới sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố.
Theo ông Putin, hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO tại châu Âu cũng là một sai lầm và vi phạm cam kết. Hiện nay Mỹ vẫn tiếp tục phát triển hệ thống này tại Thổ Nhĩ Kỳ, Romania, Ba Lan, Tây Ban Nha, ngay cả khi đã đạt thỏa thuận tháo gỡ nguy cơ hạt nhân từ phía Iran, mặc dù Washington từng tuyên bố hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu là để ngăn chặn các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Iran.
Về quan hệ xấu đi với Liên minh châu Âu (EU), Tổng thống Nga tuyên bố sẵn sàng tìm kiếm thỏa hiệp trên cơ sở song phương. Moskva luôn đặt nhiệm vụ bảo vệ lợi ích quốc gia lên hàng đầu song không mong muốn tiến hành việc đó trong đối đầu.
Ông Putin mong muốn hai bên cùng tôn trọng một điều kiện, cùng tuân thủ những quy định giống nhau, chứ không phải thay đổi liên tục, hay duy trì tiêu chuẩn kép như trong trường hợp về quyền tự quyết của người Kosovo và Crimea.
Liên quan cuộc chiến chống khủng bố, Tổng thống Putin khẳng định sẽ luôn sát cánh cùng quốc tế trong cuộc chiến này. Ông nhắc lại việc từng là nhà lãnh đạo đầu tiên tuyên bố đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố khi xảy ra các vụ tấn công ngày 11-9-2001 và mới đây là Pháp với các vụ tấn công khủng bố ở Paris.
Tổng thống Nga nêu rõ, khủng bố đe dọa tất cả thế giới và đây cũng là một thách thức lớn, cần sự hợp tác chặt chẽ hơn của tất cả các nước trong cuộc chiến này.
Liên quan đến quan điểm của Đức và Pháp, hai thành viên của nhóm “Bộ tứ Normandy” về giải quyết khủng hoảng Ukraine, Tổng thống V.Putin cho rằng lãnh đạo hai nước này nên tìm hiểu kỹ hơn về các yếu tố xung quanh cuộc khủng hoảng này và không yêu cầu Moskva làm điều mà Kiev không thực hiện, ngụ ý đến thỏa thuận Minsk.
Moskva được yêu cầu thực hiện thỏa thuận để có thể được tháo dỡ biện pháp trừng phạt, song cho đến nay Kiev chưa thực hiện các nội dung về bầu cử và quy chế cho vùng đòi độc lập theo như thỏa thuận.
Về biện pháp trừng phạt của phương Tây và tình hình kinh tế Nga, Tổng thống Nga đánh giá biện pháp trừng phạt là quyết định ngu ngốc và gây tác hại, song cũng có hiệu quả tích cực khi với giá dầu xuống thấp, Moskva đã không sử dụng thu nhập từ dầu cho các chi tiêu hằng ngày, giúp làm lành mạnh hóa nền kinh tế.
Bất chấp tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thu hẹp 3,8% trong năm 2015, song Tổng thống Putin dự báo nền kinh tế sẽ dần ổn định, tiến tới tăng trưởng. Hiện Nga vẫn giữ được cán cân thương mại dương nhờ xuất khẩu hàng có giá trị gia tăng cao, dự trữ ở mức cao, khoảng trên 300 tỷ USD.
Về quan hệ Nga-Đức, ông Putin đánh giá Moskva và Berlin đã vượt qua được những phức tạp, đã được cải thiện dù còn xa mức lý tưởng. Theo ông Putin, mức độ lòng tin giữa hai lãnh đạo Nga và Đức vẫn ở mức rất cao, Thủ tướng Đức Angela Merkel là chính trị gia chân thành và quyết tâm trong vấn đề giải quyết khủng hoảng Ukraine.
Ông Putin tin tưởng rằng quan hệ đó sẽ tiếp tục phát triển thành công./.
Kế hoạch mở rộng sang hướng Đông của NATO chính là nguyên nhân khiến các quan hệ thời Chiến tranh Lạnh vẫn còn tồn tại trên thế giới. Nhà lãnh đạo Nga nhắc lại sau khi trung tâm sức mạnh thứ hai trên thế giới là Liên Xô tan rã, trên thế giới đã nảy sinh một mong muốn thỏa mãn cá nhân với sự hiện diện độc tôn trên đỉnh cao quyền lực, vinh quang và sự giàu có. Và trong nguyện vọng đó, luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc đã không hề được tôn trọng.
Các phóng viên TTXVN tại Nga và Đức dẫn nội dung cuộc phỏng vấn, trong đó, Tổng thống Nga V.Putin cũng chỉ ra rằng chính Moskva đã khuyến cáo NATO không nên hành động sai lầm tại Libya, Iraq, và một số nước khác, những hành động khởi nguồn cho làn sóng di cư khủng hoảng sang châu Âu như hiện nay. Ông nêu rõ sự can thiệp về quân sự của phương Tây ở Iraq và Libya đã góp phần dẫn tới sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố.
Theo ông Putin, hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO tại châu Âu cũng là một sai lầm và vi phạm cam kết. Hiện nay Mỹ vẫn tiếp tục phát triển hệ thống này tại Thổ Nhĩ Kỳ, Romania, Ba Lan, Tây Ban Nha, ngay cả khi đã đạt thỏa thuận tháo gỡ nguy cơ hạt nhân từ phía Iran, mặc dù Washington từng tuyên bố hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu là để ngăn chặn các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Iran.
Về quan hệ xấu đi với Liên minh châu Âu (EU), Tổng thống Nga tuyên bố sẵn sàng tìm kiếm thỏa hiệp trên cơ sở song phương. Moskva luôn đặt nhiệm vụ bảo vệ lợi ích quốc gia lên hàng đầu song không mong muốn tiến hành việc đó trong đối đầu.
Ông Putin mong muốn hai bên cùng tôn trọng một điều kiện, cùng tuân thủ những quy định giống nhau, chứ không phải thay đổi liên tục, hay duy trì tiêu chuẩn kép như trong trường hợp về quyền tự quyết của người Kosovo và Crimea.
Liên quan cuộc chiến chống khủng bố, Tổng thống Putin khẳng định sẽ luôn sát cánh cùng quốc tế trong cuộc chiến này. Ông nhắc lại việc từng là nhà lãnh đạo đầu tiên tuyên bố đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố khi xảy ra các vụ tấn công ngày 11-9-2001 và mới đây là Pháp với các vụ tấn công khủng bố ở Paris.
Tổng thống Nga nêu rõ, khủng bố đe dọa tất cả thế giới và đây cũng là một thách thức lớn, cần sự hợp tác chặt chẽ hơn của tất cả các nước trong cuộc chiến này.
Liên quan đến quan điểm của Đức và Pháp, hai thành viên của nhóm “Bộ tứ Normandy” về giải quyết khủng hoảng Ukraine, Tổng thống V.Putin cho rằng lãnh đạo hai nước này nên tìm hiểu kỹ hơn về các yếu tố xung quanh cuộc khủng hoảng này và không yêu cầu Moskva làm điều mà Kiev không thực hiện, ngụ ý đến thỏa thuận Minsk.
Moskva được yêu cầu thực hiện thỏa thuận để có thể được tháo dỡ biện pháp trừng phạt, song cho đến nay Kiev chưa thực hiện các nội dung về bầu cử và quy chế cho vùng đòi độc lập theo như thỏa thuận.
Về biện pháp trừng phạt của phương Tây và tình hình kinh tế Nga, Tổng thống Nga đánh giá biện pháp trừng phạt là quyết định ngu ngốc và gây tác hại, song cũng có hiệu quả tích cực khi với giá dầu xuống thấp, Moskva đã không sử dụng thu nhập từ dầu cho các chi tiêu hằng ngày, giúp làm lành mạnh hóa nền kinh tế.
Bất chấp tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thu hẹp 3,8% trong năm 2015, song Tổng thống Putin dự báo nền kinh tế sẽ dần ổn định, tiến tới tăng trưởng. Hiện Nga vẫn giữ được cán cân thương mại dương nhờ xuất khẩu hàng có giá trị gia tăng cao, dự trữ ở mức cao, khoảng trên 300 tỷ USD.
Về quan hệ Nga-Đức, ông Putin đánh giá Moskva và Berlin đã vượt qua được những phức tạp, đã được cải thiện dù còn xa mức lý tưởng. Theo ông Putin, mức độ lòng tin giữa hai lãnh đạo Nga và Đức vẫn ở mức rất cao, Thủ tướng Đức Angela Merkel là chính trị gia chân thành và quyết tâm trong vấn đề giải quyết khủng hoảng Ukraine.
Ông Putin tin tưởng rằng quan hệ đó sẽ tiếp tục phát triển thành công./.
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 04 đến ngày 10-01-2016  (11/01/2016)
Thăm, chúc Tết cán bộ chiến sỹ và nhân dân các đảo Tây Nam  (10/01/2016)
Thủ tướng chủ trì Tiệc chiêu đãi Đoàn Ngoại giao  (10/01/2016)
Kinh tế các nước Mỹ Latinh sẽ tăng trưởng "ì ạch" trong năm 2016  (10/01/2016)
Số người tị nạn vào châu Âu có thể lên tới 1 triệu người năm 2016  (10/01/2016)
Cảnh sát phải dùng vòi rồng để giải tán người biểu tình tại Cologne  (10/01/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên