Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
TCCS - Ngày 21-5-2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về xây dựng “Làng văn hóa kiểu mẫu” trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2030.
Hội nghị tổ chức quán triệt, triển khai 2 nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, gồm: Nghị quyết số 06/2023/NQ-HĐND, ngày 5-5-2023, của Hội đồng nhân dân tỉnh, “Về việc Ban hành Quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ xây dựng “Làng văn hóa kiểu mẫu” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023-2030”; Nghị quyết số 08/NQ-HĐND, ngày 5-5-2023, của Hội đồng nhân dân tỉnh, “Về việc Thông qua Đề án xây dựng “Làng văn hóa kiểu mẫu” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023-2030”.
Theo đó, thực hiện Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng và Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Đặc biệt là kết quả Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng năm 2021 đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị và trong bối cảnh các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương Văn hóa Việt Nam (1943 - 2023).
Với quan điểm chỉ đạo của đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan “Mọi người dân đều được hưởng thành quả từ sự phát triển của tỉnh” trở thành tư tưởng xuyên suốt trong các nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.
Căn cứ vào thực tế và trên cơ sở các tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyết Ủy ban nhân dân tỉnh trình, ngày 27-4-2023, Kỳ họp thứ 10 Hội đồng nhân dân tỉnh đã thông qua 2 nghị quyết về thông qua đề án và quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ thực hiện xây dựng “Làng văn hóa kiểu mẫu” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 -2030.
Đây là quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị của tỉnh, trong đó có các cơ quan dân cử. Đây cũng được coi là những là cơ sở pháp lý để phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thu hút nguồn lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần nâng cao thu nhập và phúc lợi của người dân Vĩnh Phúc và thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.
Tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lê Duy Thành triển khai một số nội dung cơ bản, cốt lõi của 2 nghị quyết, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Nghị quyết số 08/NQ-HĐND, ngày 5-5-2023, của Hội đồng nhân dân tỉnh, "Về việc thông qua Đề án xây dựng “Làng văn hóa kiểu mẫu” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023-2030".
Về quan điểm, Vĩnh Phúc coi xây dựng “Làng văn hóa kiểu mẫu” trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Do đó chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt với quyết tâm chính trị cao; tổ chức thực hiện đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm thực chất, hiệu quả. Quá trình thực hiện luôn nhất quán việc lấy lợi ích của người dân làm mục tiêu, động lực trong xây dựng “Làng văn hóa kiểu mẫu”. Lấy người dân là chủ thể, là trung tâm và đối tượng được hưởng lợi chính từ thành quả xây dựng “Làng văn hóa kiểu mẫu”.
Về mục tiêu, tỉnh Vĩnh Phúc chủ trương xây dựng các “Làng văn hóa kiểu mẫu” trên địa bàn tỉnh trở thành nơi đáng sống, phát triển đồng bộ, toàn diện, bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh; giữ được sự cân bằng sinh thái, hài hòa với thiên nhiên, bản sắc văn hoá dân tộc; người dân có cuộc sống ổn định, ấm no và hạnh phúc. Cùng với đó sớm hoàn thành các mục tiêu về xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Đến hết năm 2030 có tối thiểu 60 làng được xây dựng đạt các tiêu chí của “Làng văn hóa kiểu mẫu” do cấp có thẩm quyền ban hành, trong đó, phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành 30 làng và đến năm 2027 hoàn thành 60 làng với các đặc trưng cơ bản: Cấu trúc không gian, kiến trúc cảnh quan được bảo tồn và chỉnh trang kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; môi trường cảnh quan sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, văn minh, giàu bản sắc văn hóa truyền thống; đời sống văn hóa, tinh thần của người dân lành mạnh, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc; hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tự quản.
Đề án tập trung vào 14 nội dung và bộ tiêu chí, bao hàm tất cả các mặt liên quan đến việc cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cũng như đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ môi trường sống của người dân. Đề án có 9 nhiệm vụ, giải pháp, nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao về nhận thức, hành động trong hệ thống chính trị và nhân dân trong toàn tỉnh. Dự kiến cơ cấu nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn huy động xã hội hóa của Đề án là 2.610 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 2.475 tỷ đồng; nguồn ngân sách cấp huyện xã và nguồn xã hội hóa: 135 tỷ đồng. Đối tượng hưởng lợi từ Đề án là người dân trên địa bàn tỉnh; trước mắt là người dân các làng thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2025 và giai đoạn tiếp theo đến 2030;
Thứ hai, Nghị quyết số 06/2023/NQ-HĐND, ngày 5-5-2023, của Hội đồng nhân dân tỉnh, "Về việc Ban hành Quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ xây dựng “Làng văn hóa kiểu mẫu” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 - 2030"
Đối tượng áp dụng là các làng, thôn, bản, tổ dân phố, khu phố, khối phố, tiểu khu (được gọi chung là “làng”) được lựa chọn thực hiện xây dựng “Làng văn hóa kiểu mẫu” trên địa bàn tỉnh; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, đơn vị có liên quan đến tổ chức triển khai, thực hiện chính sách quy định tại Nghị quyết số 06/2023/NQ-HĐND.
Việc thực hiện chính sách được bảo đảm tính công khai, dân chủ, khách quan, minh bạch, công bằng, đúng mục đích, bảo đảm hiệu quả và tuân thủ quy định của pháp luật. Trong cùng một thời điểm, nếu nội dung hỗ trợ có nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau thì đối tượng hỗ trợ chỉ được lựa chọn áp dụng một chính sách; nếu đối tượng hỗ trợ đáp ứng nhiều nội dung hỗ trợ theo quy định của nghị quyết này thì được lựa chọn áp dụng nội dung hỗ trợ có mức hỗ trợ có lợi nhất.
Đối tượng hỗ trợ phải thực hiện đầy đủ các cam kết thuộc điều kiện hỗ trợ (nếu chính sách hỗ trợ có quy định). Trường hợp không thực hiện đúng cam kết, đối tượng hỗ trợ phải hoàn trả số kinh phí được hỗ trợ, nếu không hoàn trả sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết này gồm 16 chính sách đặc thù hỗ trợ (có hướng dẫn thực hiện chi tiết), trong đó có 1 chính sách hỗ trợ thông qua hình thức cho vay vốn được ủy thác qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội, 2 chính sách hỗ trợ để thực hiện các dự án đầu tư công. Các chính sách còn lại chủ yếu thực hiện hỗ trợ một lần sau khi đối tượng được hỗ trợ đã hoàn thành mô hình, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đủ điều kiện.
Tại hội nghị này, nhấn mạnh đến mục tiêu, ý nghĩa của việc xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan yêu cầu các địa phương phải có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, bí thư cấp ủy phải là trưởng ban chỉ đạo, từ đó, phát huy cao nhất vai trò của cả hệ thống chính trị trong triển khai thực hiện các nghị quyết. Đặc biệt, cần tuân thủ đúng nguyên tắc tập trung dân chủ “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”, tránh sự áp đặt, chủ quan duy ý chí khi triển khai các nội dung, chương trình.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các cấp, ngành khẩn trương quán triệt nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về tiêu chuẩn, tiêu chí, cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu, từ đó, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các hội, đoàn thể trong tuyên truyền, phổ biến để các tầng lớp nhân dân hiểu, cùng vào cuộc với chính quyền.
Đồng thời, giao Ban Chỉ đạo xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu tỉnh làm việc với Ban Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các sở, ngành, địa phương liên quan nghe báo cáo kế hoạch triển khai thực hiện với từng nội dung, tiêu chí được giao; làm việc với thường trực các huyện, thành phố, nắm rõ tiến độ thực hiện, những khó khăn, vướng mắc và khả năng huy động nhân dân tham gia đóng góp.
Hội đồng nhân dân tỉnh sẽ đưa nội dung giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết về xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu vào kỳ họp hằng năm. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết. Ban Tổ chức Tỉnh ủy phối hợp với các ban Đảng của Tỉnh ủy, các cơ quan liên quan tổ chức thi Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trong vận động nhân dân thực hiện nội dung này. Văn phòng Tỉnh ủy phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh và các đơn vị, địa phương phát động phong trào thi đua trong cấp ủy, chính quyền, nhân dân về thực hiện xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu với các tiêu chí, lộ trình cụ thể.
Đồng chí Hoàng Thị Thúy Lan cũng yêu cầu Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy sớm tổ chức hội nghị cung cấp thông tin sâu rộng tới các cơ quan báo chí của tỉnh, cơ quan báo Trung ương thường trú tại tỉnh về nội dung, chủ trương, các cơ chế, chính sách xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu, đặc biệt tuyên truyền về ý nghĩa, mục tiêu, cách làm của Vĩnh Phúc. Trên cơ sở đó, các cơ quan truyền thông của tỉnh cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhất là nêu bật sự khác biệt, tính ưu việt trong chính sách văn hóa mà Vĩnh Phúc đang thực hiện so với các địa phương khác để cấp ủy, chính quyền và người dân phấn khởi, chung sức, đồng lòng quyết tâm thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu, góp phần mang lại những lợi ích thiết thực nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Trên đây là những nội dung cơ bản của 2 Nghị quyết về xây dựng “Làng văn hóa kiểu mẫu” trên địa bàn giai đoạn 2023-2030 cùng chỉ đạo cụ thể của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan trong triển khai thực hiện. Để triển khai kịp thời, hiệu quả nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã sớm chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng dự thảo Kế hoạch tổ chức triển khai các nghị quyết thực hiện xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng; công khai, minh bạch; quản lý, sử dụng vốn và các nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả./.
Nguyễn Việt (tổng hợp)
Vĩnh Phúc: Lễ trao Giải thưởng sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí về chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh  (18/05/2023)
Binh chủng Tăng - Thiết giáp tôn vinh điển hình tiên tiến các tổ chức quần chúng năm 2022  (08/03/2023)
Tỉnh Vĩnh Phúc tăng cường các hoạt động hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp  (29/11/2022)
- Vĩnh Phúc tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân
- Vĩnh Phúc xây dựng các giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp nhỏ và vừa vững vàng hội nhập
- Tỉnh Vĩnh Phúc: Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử
- Nông dân Vĩnh Phúc chung sức xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
- Vĩnh Phúc Khẳng định vai trò chủ lực, thúc đẩy sản xuất công nghiệp điện tử
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên