Đọc thơ Hồ Chí Minh
Cuốn sách là kết quả nghiên cứu, tìm tòi hết sức công phu, tâm huyết của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức - trong nhiều năm về thơ của Bác, với 3 nội dung đặc sắc:
Phần thứ nhất: Đến với thơ Hồ Chí Minh gồm những bài thơ của Bác cùng lời bình. Những bài thơ của Bác đã được tác giả phân tích một cách sắc sảo, tinh tế với mục đích là tìm ra được cái thần của bài thơ, đó chính là chìa khóa để đi thẳng vào bài thơ, cảm thụ phần sâu lắng nhất trong thơ Hồ Chí Minh.
Phần thứ hai: Nghĩ về thơ Hồ Chí Minh gồm một số tiểu luận về tư tưởng, chủ đề, những nội dung lớn trong thơ Hồ Chí Minh, như: Tổ quốc Việt Nam trong trái tim Người; vì độc lập, tự do; làm thơ trên đường bị giải đi đày ải; về các bài thơ lên núi; hình tượng con rồng, mặt trời, con thuyền, tiếng cười… trong thơ Hồ Chí Minh. Theo lời đề tựa của tác giả trong Phần thứ hai này thì “Thơ Bác là con người Bác. Thơ Bác đẹp như con người và sự nghiệp vĩ đại của Bác. Cuộc đời và sự nghiệp của Bác là một bài thơ tuyệt đẹp… Thơ Bác đạt đến mức trác tuyệt, một phong cách sống động, kết hợp một cách tài hoa hiện thực và lãng mạn, dân gian và bác học, cổ điển và hiện đại, trào phúng mà trữ tình, tình mà thép… biểu hiện cái tôi trữ tình từ cảm xúc tự nhiên, đằm thắm và sâu đậm về đất nước, con người, cuộc sống”.
Phần thứ ba: Đọc thơ Hồ Chí Minh là những ý kiến bước đầu về cách thức, phương pháp đọc thơ Hồ Chí Minh. Theo tác giả, phân tích một tác phẩm văn học không thể khuôn vào một đường ray nhất định, không thể chỉ có một phương pháp duy nhất. Tuy nhiên, có 3 nguyên tắc cần xác lập và tuân thủ trong quá trình phân tích tác phẩm, đó là: thứ nhất, phải đảm bảo tính toàn vẹn tác phẩm là một chỉnh thể nghệ thuật trong sự thống nhất chặt chẽ, sinh động giữa nội dung và hình thức; thứ hai, phải đặt tác phẩm trong hoàn cảnh lịch sử - xã hội mà nó phản ánh và hoàn cảnh cấu tứ tạo nên tác phẩm; thứ ba, phải đảm bảo tính thống nhất trong quá trình nghệ thuật giữa trực cảm và phán đoán lôgích để khám phá tác phẩm.
Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại  (28/11/2008)
Một số nội dung quan trọng trong Luật Cán bộ, công chức  (28/11/2008)
Một số nội dung quan trọng trong Luật Cán bộ, công chức  (28/11/2008)
Hội nghị xuất khẩu gạo giữa Liên minh kinh tế và tiền tệ Tây Phi, Trung Phi và các nước khối Pháp ngữ  (28/11/2008)
Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 27-11  (27/11/2008)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
- Tăng cường công tác dân vận nhằm thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển