Hội nghị xuất khẩu gạo giữa Liên minh kinh tế và tiền tệ Tây Phi, Trung Phi và các nước khối Pháp ngữ
Trong 3 ngày, từ 25 - 27.11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Thương mại quốc tế phối hợp với Tổ chức quốc tế Pháp ngữ Francophonie và Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ giữa bên mua và bên bán gạo giữa các nước thành viên của khối Liên minh kinh tế và Tiền tệ Tây Phi (CEMAC), Cộng đồng kinh tế và tiền tệ Trung Phi (UEMOA) và 3 nước Pháp ngữ khu vực Mekong.
Mục đích Hội nghị lần này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập mối quan hệ trao đổi thương mại trực tiếp giữa các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của khu vực Mekong với các doanh nghiệp nhập khẩu gạo của 14 nước khu vực Tây Phi và Trung Phi.
Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu bình quân từ 4 đến 5 triệu tấn gạo, chiếm 20% tổng sản lượng gạo của cả nước và chiếm tỉ lệ16 - 17% về lượng xuất khẩu gạo trên thế giới. Năm 2007, châu Phi là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 2, chiếm 16% lượng gạo xuất khẩu ra thế giới của Việt Nam .
Từ đầu năm 2008 đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu trên 1 triệu tấn sang thị trường châu Phi, chiếm gần 26% số lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam. Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các nước Trung Phi đạt khoảng 26 triệu USD và sang các nước Tây Phi đạt khoảng 51 triệu USD.
Tuy Châu Phi là thị trường đầy tiềm năng đối với việc xuất khẩu gạo của Việt Nam, nhưng trong thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn chưa được khắc phục như chi phí vận tải cao, lượng mua còn hạn chế, khả năng thanh toán chậm… Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thiếu nhiều thông tin về thị trường, về người mua nên hầu hết lợi nhuận thu về từ xuất khẩu còn thấp do phải qua nhiều khâu trung gian trung gian.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến đều đi đến thống nhất, để giúp doanh nghiệp các nước tận dụng, khai thác có hiệu quả những cơ hội, tiềm năng thế mạnh sẵn có của mình, đồng thời tăng cường sự hiểu biết, thiết lập mối quan hệ mua bán trực tiếp và lâu dài các bên cần trao đổi thông tin về chính sách thương mại, đầu tư, các hoạt động xúc tiến thương mại, khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm, trao đổi thông tin về danh mục các mặt hàng xuất khẩu của mỗi bên có lợi thế so sánh.
Cơ quan đại diện thương mại của các nước cần tiếp tục tăng cường cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp của mình về luật pháp, chính sách, thông tin thị trường, nhu cầu tìm kiếm đối tác.
Cộng đồng doanh nghiệp các bên phải chủ động đề xuất lên chính phủ các nước tiếp tục ký kết các thỏa thuận hợp tác nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp.
Trong khuôn khổ hội nghị, tại đây cũng đã diễn ra lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam và Phòng Thương mại, công nghiệp và nông nghiệp Guinee Bissa, nhằm thiết lập mối quan hệ chặt chẽ và cùng nhau đóng góp vào việc củng cố các mối quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa và giao lưu giữa Việt Nam và Guinee Bissau.
Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 27-11  (27/11/2008)
Ấn Độ - Những kỳ vọng mới  (27/11/2008)
Thoát nước đô thị - một vấn đề không nhỏ  (27/11/2008)
Thoát nước đô thị - một vấn đề không nhỏ  (27/11/2008)
8 điểm sáng về đầu tư nước ngoài 11 tháng năm 2008  (27/11/2008)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển