Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 27-11
Tại buổi họp báo chiều nay (27-11-2008) của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, ông Lê Dũng cho biết: Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ cuối kỳ năm 2008 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội trong hai ngày từ 4 đến 5-12-2008.
Tham dự Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ lần này có lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành Việt Nam, đại diện các nhà tài trợ: Ngân hàng Thế giới (WB); Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF); Liên hợp quốc (UN)..., và đại diện Chính phủ một số nước.
Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ cuối kỳ năm nay có chủ đề “Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tiềm năng tăng trưởng”. Hội nghị được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 15 năm hoạt động của Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ. Đây là dịp để Việt Nam và các nhà tài trợ nhìn lại chặng đường quan hệ giữa Việt Nam với cộng đồng tài trợ quốc tế từ năm 1993, tổng kết những kết quả đã đạt được và rút ra bài học kinh nghiệm để hoạt động này ngày càng có hiệu quả hơn trong những năm tới.
Lễ khai mạc Hội nghị sẽ được tổ chức từ 8 giờ 30 đến 9 giờ, ngày 4-12-2008. Sau Hội nghị sẽ có cuộc Họp báo quốc tế về kết quả Hội nghị từ 15 giờ 15 đến 16 giờ, ngày 5-12-2008.
*** Trong buổi họp báo, ông Lê Dũng đã trả lời câu hỏi của các phóng viên về một số vấn đề sau:
Về việc cảnh sát Cộng hòa Séc kiểm tra các chợ của người Việt tại Séc trong thời gian gần đây, ông Lê Dũng nói: “Việt Nam rất quan tâm tới thông tin về việc vừa qua chính quyền thành phố Pra-ha đã tiến hành kiểm tra một số trung tâm thương mại có đông người Việt kinh doanh, trong đó có Trung tâm thương mại Sa-pa. Đại sứ quán Việt Nam đã cử đại diện có mặt tại các trung tâm thương mại, phối hợp với Hội người Việt Nam tại Séc và Ban quản lý các trung tâm thương mại động viên bà con bình tĩnh, hợp tác thiện chí với các cơ quan chức năng của Séc. Đại sứ quán Việt Nam đề nghị phía Séc tiến hành kiểm tra đúng quy trình, thủ tục, đảm bảo tôn trọng nhân phẩm, nhân quyền và xử lý các vi phạm (nếu có) một cách đúng pháp luật và văn minh. Chúng tôi mong rằng, chính quyền thành phố Pra-ha sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các trung tâm thương mại này hoạt động kinh doanh bình thường”.
Về phản ứng của Việt Nam đối với việc Tổng công ty dầu ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) công bố dự án gần 30 tỉ đô la thăm dò khai thác dầu khí tại vùng nước sâu ở Biển Đông ngày 25-11-2008 vừa qua, ông Lê Dũng trả lời: “Việt Nam quan tâm và theo dõi chặt chẽ thông tin này. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền hợp pháp của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. Mọi hoạt động tiến hành trên vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam mà không được sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm quyền chủ quyền, lợi ích quốc gia của Việt Nam và hoàn toàn không có giá trị. Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hoà bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố Ma-ni-la về Biển Đông năm 1992 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa các nước ASEAN và Trung Quốc ngày 4-11-2002. Chúng tôi cho rằng, trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình”.
Trả lời câu hỏi về việc Việt Nam có tham gia ký kết Công ước chống bom chùm hay không và lý do tại sao, ông Lê Dũng cho biết: “Hiện Việt Nam đang nghiên cứu, xem xét việc tham gia Công ước chống bom chùm. Việt Nam ủng hộ các nỗ lực nhân đạo của cộng đồng quốc tế giúp đỡ nạn nhân của bom chùm và khắc phục hậu quả của bom chùm. Chúng tôi cho rằng, Công ước này cần phải có sự tham gia rộng rãi của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có tiềm năng lớn về bom chùm, đồng thời, cần bảo đảm nhu cầu chính đáng về vũ khí thông thường của mỗi quốc gia vì mục đích an ninh quốc phòng”.
Về phản ứng của Việt Nam đối với vụ tấn công khủng bố ngày 26-11-2008 ở Mum-bai, Ấn Độ làm hơn 80 người chết, ông Lê Dũng khẳng định: “Việt Nam cực lực lên án vụ tấn công khủng bố ngày 26-11-2008 tại Mum-bai, Ấn Độ làm nhiều người chết và bị thương. Việt Nam lên án mọi hành động khủng bố dưới bất kỳ hình thức và động cơ nào. Thủ phạm gây ra những vụ khủng bố cần phải bị trừng trị nghiêm khắc. Chúng tôi bày tỏ sự cảm thông và gửi lời chia buồn sâu sắc tới Chính phủ, nhân dân Ấn Độ và gia đình các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố này”./.
Ấn Độ - Những kỳ vọng mới  (27/11/2008)
Thoát nước đô thị - một vấn đề không nhỏ  (27/11/2008)
Thoát nước đô thị - một vấn đề không nhỏ  (27/11/2008)
8 điểm sáng về đầu tư nước ngoài 11 tháng năm 2008  (27/11/2008)
Tháng 11, xuất khẩu giảm 240 triệu USD  (27/11/2008)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển