Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ 6-4-2009 đến 12-4-2009)
TCCSĐT - 1. Triển lãm "Việt Nam - Trung Quốc, biên giới hoà bình, hữu nghị”
Triển lãm “Việt Nam - Trung Quốc, biên giới hoà bình, hữu nghị” tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Nội dung triển lãm gồm 9 phần: Khảo sát thực địa của nhóm công tác liên hợp về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc trước năm 1999; Hình ảnh mốc cũ do Pháp và nhà Thanh cắm trên biên giới Việt - Trung theo Công ước Pháp -Thanh 1887 và 1895; Những hình ảnh đàm phán, ký kết Hiệp ước biên giới trên bộ Việt Nam- Trung Quốc; Khảo sát thực địa của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước; Khảo sát thực địa và các hoạt động đàm phán về biên giới lãnh thổ; Quy trình cắm mốc biên giới theo Hiệp ước Biên giới trên bộ 1999; Khảo sát thực địa và hoạt động của đoàn đại biểu Chính phủ đàm phán về biên giới lãnh thổ; Những hình ảnh cắm mốc giới đầu tiên; Hoàn thành công tác phân giới cắm mốc.
2. Kỷ niệm Ngày sức khỏe thế giới 7-4
Ngày 7-4, tại trường Đại học Y Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp cùng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát động mít-tinh hưởng ứng Ngày sức khỏe thế giới với chủ đề "Bảo vệ tính mạng! Xây dựng bệnh viện an toàn trong tình huống khẩn cấp!". Hưởng ứng Ngày sức khỏe thế giới năm nay ở Việt Nam, WHO tập trung nhấn mạnh vào tầm quan trọng và sự an toàn của các bệnh viện, các cơ sở y tế cũng như khả năng của các nhân viên y tế nhằm đáp ứng với các nhu cầu của người dân khi đương đầu với các tình huống khẩn cấp trong thiên tai, thảm họa. Trong các tình huống khẩn cấp (thiên tai, bão lụt, động đất, cháy nổ...) các cơ sở y tế và các cán bộ y tế không chỉ duy trì các hoạt động thường xuyên để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu mà cần cung cấp các dịch vụ cấp cứu. Tuy nhiên, thiên tai thảm họa có thể phá hủy các cơ sở y tế, làm ngưng trệ các dịch vụ làm trầm trọng thêm hậu quả của thảm họa và gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe cộng đồng. Chủ đề Ngày sức khỏe năm nay cũng nằm trong khuôn khổ chiến dịch giảm nhẹ thiên tai thế giới 2008-2009.
3. Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam ông bố Báo cáo cập nhật kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương
Ngày 7-4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã công bố Báo cáo cập nhật kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó đánh giá nguy cơ khủng hoảng tài chính ở Việt Nam là thấp, đồng thời nhấn mạnh, xây dựng có thể là ngành quyết định cho mức tăng trưởng mà WB dự báo sẽ đạt 5,5% năm 2009. Giám đốc WB tại Việt Nam, ông Mác-tin Ra-ma nhận xét, năm 2008 Việt Nam đã gặp phải nhiều khó khăn như lạm phát tăng cao, bong bóng giá bất động sản và thâm hụt thương mại gia tăng, các thị trường tín dụng bị thắt chặt, giá hàng hóa đổ dốc và thương mại toàn cầu sụt giảm. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam đã có những phản ứng tích cực thông qua các chính sách quyết liệt như chuyển hướng ưu tiên từ tăng trưởng sang ổn định nền kinh tế vào tháng 3-2008. Đến tháng 11-2008, một lần nữa Chính phủ lại có những bước chuyển hướng sang hỗ trợ hoạt động kinh tế. Nhờ đó mà bất chấp những trở ngại, Việt Nam vẫn vượt qua năm 2008 khá thành công.
4. Lễ ra mắt Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia nhiệm kỳ 2009 - 2013
Ngày 7-4, tại Hà Nội, Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ (KH và CN) quốc gia tổ chức lễ ra mắt Hội đồng nhiệm kỳ 2009 - 2013 và khai mạc phiên họp thứ nhất. Trong những năm qua, khoa học và công nghệ đã đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển của đất nước trên tất cả các lĩnh vực. Chỉ tính trong 5 năm qua, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa vào sản xuất thành công 142 giống lúa, cao su, cà phê, ngô, điều, cá tra... có năng suất và hiệu quả cao. Trên lĩnh vực công nghiệp, nhờ có việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu, công nghệ mới, chúng ta đã đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực đóng tàu, công nghệ thông tin. Tại phiên họp, 31 thành viên của hội đồng đã đóng góp nhiều ý kiến vào dự thảo quy chế hoạt động của Hội đồng nhiệm kỳ 2009 - 2013; chương trình hoạt động của Hội đồng năm 2009. GS, TSKH Ðỗ Trung Tá, Chủ tịch Hội đồng Chính sách KH và CN quốc gia nêu lên những vấn đề mà Hội đồng sẽ chủ động tư vấn cho Chính phủ trong thời gian tới: Chuẩn bị cho chiến lược mới về KH và CN đến năm 2020; chính sách thúc đẩy Việt Nam trở thành "nước mạnh về công nghệ thông tin"; cơ chế, chính sách để KH và CN thúc đẩy sản xuất, tham gia giải quyết những vấn đề về nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong thời gian kích cầu nền kinh tế.
5. 61 huyện nghèo của cả nước được hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay
Ngày 9-4-2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư số 06/2009TT-NHNN quy định chi tiết về chính sách cho vay ưu đãi lãi suất theo Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, theo đó hỗ trợ 50% lãi suất vốn vay cho các hộ nghèo và các doanh nghiệp, HTX, chủ trang trại đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn 61 huyện nghèo để làm nông, lâm nghiệp, thủy sản và phát triển tiểu thủ công nghiệp. Ngoài ra, các hộ nghèo còn được hưởng ưu đãi khi vay tiền tại các ngân hàng chính sách xã hội như: được vay ưu đãi một lần tối đa 5 triệu đồng/hộ với lãi suất 0% trong hai năm để mua giống gia súc, gia cầm và thủy sản, hoặc để phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp.
6. Hội thảo khoa học "Vai trò của công nghiệp khai thác bô-xít, sản xuất a-lu-min - nhôm đối với phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên
Ngày 9-4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Bộ Công Thương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học "Vai trò của công nghiệp khai thác bô-xít, sản xuất a-lu-min - nhôm đối với phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên và những yếu tố ảnh hưởng môi trường, văn hóa khu vực". Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc hội thảo. Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình tham dự. Hội thảo đã thu hút hơn 170 đại biểu, đại diện các cơ quan trung ương; các nhà khoa học, lịch sử, văn hóa; các chuyên gia trong ngành khai thác, chế biến bô-xít; đại diện lãnh đạo các địa phương có quặng bô-xít, một số nhà thầu nước ngoài. Ðại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư đến hội thảo bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề này.
7. Hà Nội khởi công dự án thí điểm xây dựng 800 căn nhà ở xã hội
Ngày 10-4-2009, UBND thành phố Hà Nội tổ chức khởi công dự án thí điểm xây dựng 800 căn nhà ở xã hội cho người lao động thuê, thuê - mua tại Khu đô thị mới Việt Hưng (Long Biên). Thống kê sơ bộ, Hà Nội còn khoảng 25.000 học sinh, sinh viên chưa được ở trong ký túc xá, 35.000 công nhân khu công nghiệp chưa có chỗ ở ổn định; khoảng 26.000 căn hộ nhà ở xã hội cần được xây dựng trong thời gian tới. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành trước ngày 10-10-2010, để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
8. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị Cấp cao ASEAN với các đối tác bên ngoài
60 năm NATO và mối quan hệ NATO - Nga  (13/04/2009)
Phiên họp thứ 19 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội  (13/04/2009)
Viễn cảnh kinh tế khu vực Đông Á đã sáng hơn  (13/04/2009)
Đào tạo nhân lực công nghệ cao theo nhu cầu xã hội  (12/04/2009)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên