Đào tạo nhân lực công nghệ cao theo nhu cầu xã hội
Đây là hội thảo quốc gia đầu tiên về đào tạo nhân lực công nghệ cao, nhằm giúp các cơ sở đào tạo có nhận thức sâu sắc hơn yêu cầu bức thiết phải đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo; các điều kiện đảm bảo chất lượng để từng bước đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng nguồn nhân lực công nghệ cao.
Hội thảo đã nghe nhiều báo cáo phân tích thực trạng nguồn nhân lực công nghệ cao tại các cơ sở đầu tư, doanh nghiệp và địa phương; đồng thời nêu các kiến nghị, giải pháp khắc phục sự thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ cao trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tham luận của các nhà khoa học, các nhà quản lý chủ yếu đề cập đến nhu cầu sử dụng nhân lực công nghệ cao và khả năng đào tạo, đáp ứng của các trường. Các cơ sở sử dụng nguồn nhân lực công nghệ cao cũng đề xuất những tiêu chuẩn và đòi hỏi đối với nguồn nhân lực công nghệ cao cần tuyển dụng. Đồng thời, cam kết cung ứng các dịch vụ hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho sinh viên, học viên cao học và các nghiên cứu sinh ở các cơ sở đào tạo đến thực hành, thực tập, triển khai nghiên cứu, phát triển, ứng dụng.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ: Đầu tư đào tạo nhân lực công nghệ cao đòi hỏi chi phí ban đầu lớn, nhưng hiệu quả kinh tế đem lại vô cùng to lớn. Yêu cầu hàng đầu hiện nay đối với các viện nghiên cứu, các trường đại học là gắn với sự phát triển của công nghệ quốc tế, với nhu cầu của các doanh nghiệp, để đón đầu tri thức mới và chuyển giao công nghệ cao nhanh. Phó Thủ tướng nêu những giải pháp chủ yếu cần thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực công nghệ cao trong thời gian tới:
- Có chương trình đào tạo nhân lực công nghệ cao từ các chương trình của quốc gia. Nhanh chóng hình thành các trường đại học, cơ sở đào tạo chất lượng cao với cơ chế chuyển giao nhanh tri thức mới thông qua hợp tác quốc tế về công nghệ cao .
- Đẩy mạnh việc đào tạo nhân lực công nghệ cao theo hợp đồng ký kết với đơn vị sử dụng; thử nghiệm các cơ chế đào tạo nhân lực công nghệ cao cho Tập đoàn Intel.
- Khẩn trương đưa Trung tâm hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo đi vào hoạt động, làm nhiệm vụ nhận đơn đặt hàng, yêu cầu đào tạo nhân lực công nghệ cao.
- Sớm hình thành các chuỗi phòng thí nghiệm trong cả nước, qua đó có thể chuyển giao nhanh công nghệ cao cho các doanh nghiệp.
- Xây dựng chính sách khuyến khích nhân tài đi đào tạo ở nước ngoài, sau đó trở về tham gia xây dựng khoa học công nghệ cao.
- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thành lập trường học trên cơ sở Nghị định 69 của Chính phủ.
- Hình thành và phát huy các trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động.
- Đẩy mạnh chương trình đào tạo 2 vạn tiến sĩ, trong đó đặc biệt chú ý đến tỷ lệ của nhóm ngành công nghệ cao.
- Có chương trình, cơ chế khuyến khích Việt kiều, các nhà khoa học và doanh nghiệp nước ngoài đến hỗ trợ đào tạo công nghệ cao ở Việt Nam.
Trong cuộc hội thảo đã có 20 văn bản thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Khoa học và Công nghệ; giữa các trường đại học với các khu công nghệ cao, khu công nghiệp và các doanh nghiệp./.
Thái Lan tạm hoãn Hội nghị cấp cao ASEAN với các đối tác  (11/04/2009)
Chủ động điều hành ngân sách năm 2009  (11/04/2009)
Nâng cao vai trò, vị trí, chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cấp Hội Nhà báo Việt Nam  (11/04/2009)
Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN họp phiên họp đầu tiên  (11/04/2009)
Nhật Bản với bài toán chống suy thoái kinh tế  (11/04/2009)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên