Thủ tướng Cộng hòa Italy kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam
22:35, ngày 06-06-2019
TCCSĐT - Chiều 06-6-2019, Thủ tướng nước Cộng hòa Italy Giuseppe Conte kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 05 đến ngày 06-6-2019, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Cộng hòa Italy Giuseppe Conte đã hội đàm với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; hội kiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; đồng chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp ASEAN-Italy.
Nhận dịp này, Thủ tướng Cộng hòa Italy Giuseppe Conte đã đặt vòng hoa vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham quan Nhà sàn Bác Hồ, thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám...
Tại các cuộc tiếp xúc, hai bên đánh giá quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Italy phát triển hiệu quả và năng động trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược tháng 01-2013. Hai bên nhất trí cần tiếp tục tăng cường trao đổi, tiếp xúc ở các cấp, đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, an ninh - quốc phòng, hợp tác phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu, kết nối địa phương; củng cố các cơ chế hợp tác hiện có như Đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng Ngoại giao, Đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng Quốc phòng và Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam - Italy; triển khai các chương trình hợp tác, các thỏa thuận đã đạt được.
Về kinh tế, hai bên nhất trí sẽ cùng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực Italy có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như: cơ khí chế tạo, cơ sở hạ tầng, dệt may, da giày, chế biến gỗ, công nghiệp phụ trợ, vật liệu xây dựng, dầu khí, năng lượng tái tạo, chế biến thực phẩm... Hai bên nhất trí tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa hai nước vào thị trường của nhau và sẽ phấn đấu tăng kim ngạch song phương từ gần 5 tỷ USD lên 6 tỷ USD năm 2020 và 10 tỷ USD vào các năm sau đó. Nhất trí tầm quan trọng của các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), Thủ tướng Giuseppe Conte khẳng định ủng hộ việc sớm ký và phê chuẩn các Hiệp định nói trên, góp phần thúc đẩy quan hệ đầu tư, thương mại tại thị trường của nhau, đáp ứng lợi ích của tất cả các bên. Trên tinh thần tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, hai bên khẳng định tiếp tục hợp tác chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, ASEM, ASEAN - EU.
Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc gìn giữ hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông đối với khu vực và quốc tế, cũng như việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Italia - ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Italia Giuseppe Conte đã đồng chủ trì sự kiện. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng hơn 300 doanh nghiệp đến từ Italia, khu vực ASEAN và hơn 150 doanh nghiệp Việt Nam.
Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chào mừng các doanh nghiệp Italia đã vượt nửa vòng trái đất đến Việt Nam dự Diễn đàn; đánh giá cao "niềm tin và sự lựa chọn" của các doanh nghiệp Italia đối với Việt Nam; khẳng định điều này thể hiện sự ủng hộ, đánh giá cao của Chính phủ Việt Nam đối với sự hợp tác của Chính phủ Italia, của các doanh nghiệp Italia, ASEAN với Việt Nam. Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp Italia "hãy chọn Việt Nam” khi "nhìn về hướng Đông và nhấn mạnh đến những tiềm năng, lợi thế riêng có của Việt Nam - quốc gia gần 100 triệu dân đang phát triển năng động, một thành viên tích cực của cộng đồng ASEAN với quy mô GDP gần 3.000 tỷ USD. Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp ASEAN, Italia và Việt Nam cùng nhau hợp tác để cùng thành công và cùng phát triển lớn mạnh.
Chủ tịch Phòng Thương mại Italia tại Việt Nam (ICHAM) - đơn vị đồng tổ chức ông Michele D’Ercole cho biết, đây là một sự kiện rất quan trọng bởi sự quy tụ của các doanh nghiệp hàng đầu của nền kinh tế Italia cũng như các doanh nghiệp quan trọng trong khu vực Đông Nam Á. Theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Doanh nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc, Diễn đàn lần này nhằm tăng cường các cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng giữa Italia và các nước ASEAN, tăng cường mối quan hệ chính trị và đối tác chiến lược giữa các tổ chức và công ty của Italia và ASEAN…
Nguyên Thủ tướng Italia Enrico Letta (kiêm Chủ tịch Hiệp hội Italia - ASEAN) chia sẻ, ASEAN là nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới và là một khu vực kinh tế, địa chính trị rất quan trọng với Chính phủ Italia nói chung và cộng đồng doanh nghiệp Italia nói riêng. Italia luôn coi trọng mối quan hệ hợp tác chiến lược song phương Italia - Việt Nam và mối quan hệ đa phương Italia - ASEAN, trong đó tại Việt Nam là cửa ngõ chiến lược của các doanh nghiệp Italia tại khu vực Đông Nam Á. Điều này đồng nghĩa với việc dự kiến sẽ có nhiều các dự án xúc tiến thương mại cũng như tăng cường dòng vốn đầu tư của Italia vào Việt Nam trong thời gian tới để làm bàn đạp cho các doanh nghiệp Italia hiện diện mạnh mẽ hơn nữa tại thị trường tiềm năng ASEAN.
Trong khuôn khổ chuyến chính thức Việt Nam của Thủ tướng Italia Giuseppe Conte, thay mặt Chính phủ hai nước, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Nguyễn Văn Phúc và Đại sứ Cộng hòa Italy tại Việt Nam Antonion Alessandro đã ký kết chương trình hành động về hợp tác giáo dục giai đoạn 2019-2022. Theo đó, Việt Nam và Italy sẽ hợp tác phát triển ngôn ngữ, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và cung cấp học bổng. Hai bên sẽ khuyến khích sự phát triển của ngôn ngữ và văn hóa của mỗi nước. Phía Italia sẽ cân nhắc việc cung cấp sách giáo khoa, cũng như phương tiện hỗ trợ âm thanh trực quan và các tài liệu giáo dục khác cho các cơ sở giáo dục phổ thông của Việt Nam để giảng dạy tiếng Italia và đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên và trợ giảng.
Hai bên cũng sẽ xem xét thúc đẩy việc đưa tiếng Italia vào giảng dạy thí điểm ở một trường phổ thông của Việt Nam do hai bên lựa chọn, trong đó, phía Italia sẽ xem xét khả năng cung cấp các chương trình giảng dạy, hỗ trợ soạn thảo giáo trình, tài liệu giảng dạy và các chi phí cho một hoặc nhiều giáo viên giảng dạy tiếng Italia. Hai bên sẽ trao đổi sách, ấn phẩm và phương tiện âm thanh trực quan với mục đích nâng cao sự hiểu biết về hệ thống giáo dục, văn hóa và phương pháp giảng dạy của nước mình; khuyến khích và hỗ trợ sự hợp tác giữa các trường đại học và cơ sở giáo dục đại học (bao gồm cả giáo dục đại học về nghệ thuật và âm nhạc); khuyến khích việc hỗ trợ các chuyến tham quan học tập giữa các trường đại học của hai nước, đặc biệt ưu tiên các chuyến thăm nhằm mục đích xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các trường đại học.
Tại các cuộc tiếp xúc, hai bên đánh giá quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Italy phát triển hiệu quả và năng động trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược tháng 01-2013. Hai bên nhất trí cần tiếp tục tăng cường trao đổi, tiếp xúc ở các cấp, đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, an ninh - quốc phòng, hợp tác phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu, kết nối địa phương; củng cố các cơ chế hợp tác hiện có như Đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng Ngoại giao, Đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng Quốc phòng và Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam - Italy; triển khai các chương trình hợp tác, các thỏa thuận đã đạt được.
Về kinh tế, hai bên nhất trí sẽ cùng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực Italy có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như: cơ khí chế tạo, cơ sở hạ tầng, dệt may, da giày, chế biến gỗ, công nghiệp phụ trợ, vật liệu xây dựng, dầu khí, năng lượng tái tạo, chế biến thực phẩm... Hai bên nhất trí tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa hai nước vào thị trường của nhau và sẽ phấn đấu tăng kim ngạch song phương từ gần 5 tỷ USD lên 6 tỷ USD năm 2020 và 10 tỷ USD vào các năm sau đó. Nhất trí tầm quan trọng của các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), Thủ tướng Giuseppe Conte khẳng định ủng hộ việc sớm ký và phê chuẩn các Hiệp định nói trên, góp phần thúc đẩy quan hệ đầu tư, thương mại tại thị trường của nhau, đáp ứng lợi ích của tất cả các bên. Trên tinh thần tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, hai bên khẳng định tiếp tục hợp tác chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, ASEM, ASEAN - EU.
Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc gìn giữ hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông đối với khu vực và quốc tế, cũng như việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Italia - ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Italia Giuseppe Conte đã đồng chủ trì sự kiện. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng hơn 300 doanh nghiệp đến từ Italia, khu vực ASEAN và hơn 150 doanh nghiệp Việt Nam.
Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chào mừng các doanh nghiệp Italia đã vượt nửa vòng trái đất đến Việt Nam dự Diễn đàn; đánh giá cao "niềm tin và sự lựa chọn" của các doanh nghiệp Italia đối với Việt Nam; khẳng định điều này thể hiện sự ủng hộ, đánh giá cao của Chính phủ Việt Nam đối với sự hợp tác của Chính phủ Italia, của các doanh nghiệp Italia, ASEAN với Việt Nam. Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp Italia "hãy chọn Việt Nam” khi "nhìn về hướng Đông và nhấn mạnh đến những tiềm năng, lợi thế riêng có của Việt Nam - quốc gia gần 100 triệu dân đang phát triển năng động, một thành viên tích cực của cộng đồng ASEAN với quy mô GDP gần 3.000 tỷ USD. Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp ASEAN, Italia và Việt Nam cùng nhau hợp tác để cùng thành công và cùng phát triển lớn mạnh.
Chủ tịch Phòng Thương mại Italia tại Việt Nam (ICHAM) - đơn vị đồng tổ chức ông Michele D’Ercole cho biết, đây là một sự kiện rất quan trọng bởi sự quy tụ của các doanh nghiệp hàng đầu của nền kinh tế Italia cũng như các doanh nghiệp quan trọng trong khu vực Đông Nam Á. Theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Doanh nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc, Diễn đàn lần này nhằm tăng cường các cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng giữa Italia và các nước ASEAN, tăng cường mối quan hệ chính trị và đối tác chiến lược giữa các tổ chức và công ty của Italia và ASEAN…
Nguyên Thủ tướng Italia Enrico Letta (kiêm Chủ tịch Hiệp hội Italia - ASEAN) chia sẻ, ASEAN là nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới và là một khu vực kinh tế, địa chính trị rất quan trọng với Chính phủ Italia nói chung và cộng đồng doanh nghiệp Italia nói riêng. Italia luôn coi trọng mối quan hệ hợp tác chiến lược song phương Italia - Việt Nam và mối quan hệ đa phương Italia - ASEAN, trong đó tại Việt Nam là cửa ngõ chiến lược của các doanh nghiệp Italia tại khu vực Đông Nam Á. Điều này đồng nghĩa với việc dự kiến sẽ có nhiều các dự án xúc tiến thương mại cũng như tăng cường dòng vốn đầu tư của Italia vào Việt Nam trong thời gian tới để làm bàn đạp cho các doanh nghiệp Italia hiện diện mạnh mẽ hơn nữa tại thị trường tiềm năng ASEAN.
Trong khuôn khổ chuyến chính thức Việt Nam của Thủ tướng Italia Giuseppe Conte, thay mặt Chính phủ hai nước, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Nguyễn Văn Phúc và Đại sứ Cộng hòa Italy tại Việt Nam Antonion Alessandro đã ký kết chương trình hành động về hợp tác giáo dục giai đoạn 2019-2022. Theo đó, Việt Nam và Italy sẽ hợp tác phát triển ngôn ngữ, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và cung cấp học bổng. Hai bên sẽ khuyến khích sự phát triển của ngôn ngữ và văn hóa của mỗi nước. Phía Italia sẽ cân nhắc việc cung cấp sách giáo khoa, cũng như phương tiện hỗ trợ âm thanh trực quan và các tài liệu giáo dục khác cho các cơ sở giáo dục phổ thông của Việt Nam để giảng dạy tiếng Italia và đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên và trợ giảng.
Hai bên cũng sẽ xem xét thúc đẩy việc đưa tiếng Italia vào giảng dạy thí điểm ở một trường phổ thông của Việt Nam do hai bên lựa chọn, trong đó, phía Italia sẽ xem xét khả năng cung cấp các chương trình giảng dạy, hỗ trợ soạn thảo giáo trình, tài liệu giảng dạy và các chi phí cho một hoặc nhiều giáo viên giảng dạy tiếng Italia. Hai bên sẽ trao đổi sách, ấn phẩm và phương tiện âm thanh trực quan với mục đích nâng cao sự hiểu biết về hệ thống giáo dục, văn hóa và phương pháp giảng dạy của nước mình; khuyến khích và hỗ trợ sự hợp tác giữa các trường đại học và cơ sở giáo dục đại học (bao gồm cả giáo dục đại học về nghệ thuật và âm nhạc); khuyến khích việc hỗ trợ các chuyến tham quan học tập giữa các trường đại học của hai nước, đặc biệt ưu tiên các chuyến thăm nhằm mục đích xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các trường đại học.
Phía Italia sẽ cung cấp học bổng hằng năm cho công dân Việt Nam. Các suất học bổng dài hạn sẽ được trao cho công dân Việt Nam đăng ký các khóa đào tạo sau đại học được cung cấp bởi các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu và các cơ sở giáo dục đại học khác được Bộ Giáo dục, Trường Đại học và Nghiên cứu Italia công nhận. Phía Việt Nam sẽ dành các suất học bổng hằng năm cho công dân Italia để học tiếng Việt hoặc đào tạo ngắn hạn, tập huấn vừa học vừa làm./
Tiếp tục phiên trả lời về nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch  (06/06/2019)
Chuẩn bị và tổ chức thật tốt đại hội đảng bộ các cấp  (06/06/2019)
PVN hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nhiệm vụ 5 tháng đầu năm 2019  (06/06/2019)
Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh - quốc phòng Việt Nam trong thời gian tới  (06/06/2019)
Đồng bào Công giáo tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo  (06/06/2019)
Lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội tiếp Thủ tướng Italy  (05/06/2019)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên