Tiếp tục phiên trả lời về nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch
22:35, ngày 06-06-2019
TCCSĐT - Ngày 06-6-2019, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 14 của kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV. Theo chương trình nghị sự, buổi sáng, Quốc hội tiếp tục dành thời gian chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện về nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Trong quá trình chất vấn đã có 34 đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi chất vấn và 9 đại biểu Quốc hội tranh luận. Các đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi chất vấn tập trung vào vấn đề sau: Chi ngân sách đầu tư cho văn hóa; Việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ tiền công đức; Giải pháp đột phá nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam; Giải pháp phát huy văn hóa ứng xử của người Việt để thu hút khách du lịch; Giải pháp ngăn chặn tình trạng đi du lịch nước ngoài rồi bỏ trốn; Việc xử lý các tour du lịch 0 đồng; Vấn đề thương mại hóa các công trình tâm linh; Việc xử lý các hành vi lệch chuẩn trong lĩnh vực văn hóa và giải pháp khắc phục tình trạng lợi dụng tín ngưỡng để hoạt động mê tín, dị đoan; Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc quản lý các giáo phái lạ; Công tác tổ chức cho đồng bào trong nước và du khách nước ngoài vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Giải pháp tăng cường thị phần phim Việt Nam, bảo tồn, phát huy nghệ thuật truyền thống, văn hóa các dân tộc thiểu số; Tiêu chí xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú…
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã tham gia trả lời chất vấn và giải trình làm rõ thêm những vấn đề liên quan.
Trả lời về vấn đề bảo vệ ngôn ngữ tiếng Việt, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, nội dung này đã có khung pháp lý trong Hiến pháp và văn bản pháp luật khác. Các quy định này không ngừng được hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi, khi đã ban hành thì thực hiện nghiêm, ai vi phạm phải bị xử lý. Chính phủ rất quan tâm vấn đề này và đã giao Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Việt Nam, trong đó Viện Ngôn ngữ nghiên cứu 10 đề tài cấp Bộ về các khía cạnh khác nhau, chuẩn bị luận cứ, đến thời điểm thích hợp để trình cấp có thẩm quyền dự án luật về ngôn ngữ tiếng Việt. Chính phủ cũng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp chuẩn bị. Trong chương trình soạn thảo sách giáo khoa mới, Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt lưu ý vấn đề sự trong sáng của tiếng Việt ngay trong sách giáo khoa từ mẫu giáo trở lên.
Liên quan đến hành vi lợi dụng tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, các vi phạm cần được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và các tổ chức tôn giáo cũng cần xử lý thật nghiêm. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, xử lý vấn đề này không chỉ bằng pháp luật, quy định mà còn phải tuyên truyền, phổ biến, vận động, đặc biệt là vai trò của các tổ chức tôn giáo. Chủ trương của Đảng, Nhà nước luôn tôn trọng tự do, tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân và tạo điều kiện để các tôn giáo hoạt động đúng quy định của pháp luật, góp phần vào xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, mê tín, dị đoan suy cho cùng là do thiếu hiểu biết nên cần chú trọng hơn tới giáo dục, văn hóa, nâng cao dân trí để người dân hiểu biết về những hành vi đúng với tín ngưỡng, truyền thống của dân tộc, giáo lý. Những hành vi trước đây là đúng nhưng bây giờ không còn phù hợp với thế giới văn minh. Những điều này cần sự phân tích có tình, có lý của các nhà nghiên cứu tôn giáo, những người thực hành tôn giáo và đặc biệt là những người nghiên cứu văn hóa. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các địa phương, tổ chức cần tăng cường công tác nêu gương, phân tích cặn kẽ trên góc độ văn hóa về những việc tốt, những việc chưa tốt, chưa đúng để cùng nhân cái tốt lên và giảm cái xấu.
Phát biểu kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá, phiên chất vấn đã diễn ra khá sôi nổi, với tinh thần trách nhiệm, xây dựng. Các đại biểu đã đặt câu hỏi thẳng thắn, tích cực tranh luận để làm rõ vấn đề. Đây là lần thứ hai trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cơ bản nắm chắc tình hình, thực trạng những vấn đề bức xúc thuộc lĩnh vực quản lý và đã nghiêm túc nhận trách nhiệm về những tồn tại, hạn chế đồng thời đề xuất những giải pháp để giải quyết. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ, một số nội dung trả lời của Bộ trưởng vẫn còn dài, giải pháp có điểm còn chung chung, nên phần nào chưa làm hài lòng một số đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, văn hóa, thể thao, du lịch là một lĩnh vực quan trọng trong xã hội, liên quan trực tiếp đến đời sống tinh thần, thể chất của người dân. Thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của gia đình và xã hội, lĩnh vực này đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là lĩnh vực thể thao, đã trở thành niềm tự hào, góp phần tạo nên sức mạnh, nâng cao vị thế của quốc gia. Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, sự phát triển của kinh tế thị trường với những mặt trái đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hóa, tinh thần, gây ra không ít những vấn đề bức xúc trong nhân dân và dư luận.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu tiếp thu đầy đủ ý kiến của đại biểu Quốc hội, triển khai hiệu quả các giải pháp trước mắt và lâu dài liên quan đến nhiệm vụ, lĩnh vực đã được chất vấn. Theo đó, Chính phủ rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý để quản lý văn hóa, thể thao và du lịch; chú trọng ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, trong đó lưu ý đến việc ban hành các văn bản phối hợp giữa các cơ quan để giải quyết những nội dung có tính chất liên bộ, liên ngành; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, trong đó đặc biệt quan tâm đến một số lĩnh vực nghệ thuật đặc thù, nghệ thuật truyền thống, hỗ trợ các đơn vị nghệ thuật truyền thống. Các bộ, ngành tăng cường công tác quản lý, xử lý nghiêm các sai phạm trong việc tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, cuộc thi người đẹp, người mẫu trái quy định và không phù hợp với thuần phong mỹ tục, văn hóa của người Việt Nam…
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục phát huy giá trị tốt đẹp, truyền thống của các tôn giáo, tín ngưỡng, bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; có các giải pháp, biện pháp đồng bộ trong việc phòng, chống mê tín dị đoan, lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để thu lợi bất chính; chấn chỉnh các hành vi lợi dụng tâm linh để tiến hành các hoạt động không có trong giáo lý, giáo luật đồng thời với việc thường xuyên thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để hành nghề mê tín dị đoan.
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã tham gia trả lời chất vấn và giải trình làm rõ thêm những vấn đề liên quan.
Trả lời về vấn đề bảo vệ ngôn ngữ tiếng Việt, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, nội dung này đã có khung pháp lý trong Hiến pháp và văn bản pháp luật khác. Các quy định này không ngừng được hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi, khi đã ban hành thì thực hiện nghiêm, ai vi phạm phải bị xử lý. Chính phủ rất quan tâm vấn đề này và đã giao Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Việt Nam, trong đó Viện Ngôn ngữ nghiên cứu 10 đề tài cấp Bộ về các khía cạnh khác nhau, chuẩn bị luận cứ, đến thời điểm thích hợp để trình cấp có thẩm quyền dự án luật về ngôn ngữ tiếng Việt. Chính phủ cũng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp chuẩn bị. Trong chương trình soạn thảo sách giáo khoa mới, Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt lưu ý vấn đề sự trong sáng của tiếng Việt ngay trong sách giáo khoa từ mẫu giáo trở lên.
Liên quan đến hành vi lợi dụng tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, các vi phạm cần được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và các tổ chức tôn giáo cũng cần xử lý thật nghiêm. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, xử lý vấn đề này không chỉ bằng pháp luật, quy định mà còn phải tuyên truyền, phổ biến, vận động, đặc biệt là vai trò của các tổ chức tôn giáo. Chủ trương của Đảng, Nhà nước luôn tôn trọng tự do, tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân và tạo điều kiện để các tôn giáo hoạt động đúng quy định của pháp luật, góp phần vào xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, mê tín, dị đoan suy cho cùng là do thiếu hiểu biết nên cần chú trọng hơn tới giáo dục, văn hóa, nâng cao dân trí để người dân hiểu biết về những hành vi đúng với tín ngưỡng, truyền thống của dân tộc, giáo lý. Những hành vi trước đây là đúng nhưng bây giờ không còn phù hợp với thế giới văn minh. Những điều này cần sự phân tích có tình, có lý của các nhà nghiên cứu tôn giáo, những người thực hành tôn giáo và đặc biệt là những người nghiên cứu văn hóa. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các địa phương, tổ chức cần tăng cường công tác nêu gương, phân tích cặn kẽ trên góc độ văn hóa về những việc tốt, những việc chưa tốt, chưa đúng để cùng nhân cái tốt lên và giảm cái xấu.
Phát biểu kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá, phiên chất vấn đã diễn ra khá sôi nổi, với tinh thần trách nhiệm, xây dựng. Các đại biểu đã đặt câu hỏi thẳng thắn, tích cực tranh luận để làm rõ vấn đề. Đây là lần thứ hai trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cơ bản nắm chắc tình hình, thực trạng những vấn đề bức xúc thuộc lĩnh vực quản lý và đã nghiêm túc nhận trách nhiệm về những tồn tại, hạn chế đồng thời đề xuất những giải pháp để giải quyết. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ, một số nội dung trả lời của Bộ trưởng vẫn còn dài, giải pháp có điểm còn chung chung, nên phần nào chưa làm hài lòng một số đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, văn hóa, thể thao, du lịch là một lĩnh vực quan trọng trong xã hội, liên quan trực tiếp đến đời sống tinh thần, thể chất của người dân. Thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của gia đình và xã hội, lĩnh vực này đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là lĩnh vực thể thao, đã trở thành niềm tự hào, góp phần tạo nên sức mạnh, nâng cao vị thế của quốc gia. Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, sự phát triển của kinh tế thị trường với những mặt trái đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hóa, tinh thần, gây ra không ít những vấn đề bức xúc trong nhân dân và dư luận.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu tiếp thu đầy đủ ý kiến của đại biểu Quốc hội, triển khai hiệu quả các giải pháp trước mắt và lâu dài liên quan đến nhiệm vụ, lĩnh vực đã được chất vấn. Theo đó, Chính phủ rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý để quản lý văn hóa, thể thao và du lịch; chú trọng ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, trong đó lưu ý đến việc ban hành các văn bản phối hợp giữa các cơ quan để giải quyết những nội dung có tính chất liên bộ, liên ngành; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, trong đó đặc biệt quan tâm đến một số lĩnh vực nghệ thuật đặc thù, nghệ thuật truyền thống, hỗ trợ các đơn vị nghệ thuật truyền thống. Các bộ, ngành tăng cường công tác quản lý, xử lý nghiêm các sai phạm trong việc tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, cuộc thi người đẹp, người mẫu trái quy định và không phù hợp với thuần phong mỹ tục, văn hóa của người Việt Nam…
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục phát huy giá trị tốt đẹp, truyền thống của các tôn giáo, tín ngưỡng, bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; có các giải pháp, biện pháp đồng bộ trong việc phòng, chống mê tín dị đoan, lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để thu lợi bất chính; chấn chỉnh các hành vi lợi dụng tâm linh để tiến hành các hoạt động không có trong giáo lý, giáo luật đồng thời với việc thường xuyên thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để hành nghề mê tín dị đoan.
Nhấn mạnh, văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, động lực phát triển bền vững của đất nước; để phát huy được vai trò của văn hóa thực sự là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, cần có sự chung tay, góp sức của cả hệ thống chính trị, của mọi tổ chức, các gia đình và từng người dân; Chủ tịch Quốc hội lưu ý, những nội dung chất vấn của các đại biểu Quốc hội hôm nay vừa thể hiện sự trăn trở, mong muốn xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mong muốn Việt Nam trở thành điểm đến của du lịch thế giới. Để biến các chương trình, mục tiêu thành hiện thực, có những giải pháp có thể làm ngay nhưng cũng có những nội dung cần phải có chiến lược dài hạn, có sự phối hợp thống nhất của nhiều bộ, ngành, sự ủng hộ của xã hội và nhân dân./.
Chuẩn bị và tổ chức thật tốt đại hội đảng bộ các cấp  (06/06/2019)
PVN hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nhiệm vụ 5 tháng đầu năm 2019  (06/06/2019)
Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh - quốc phòng Việt Nam trong thời gian tới  (06/06/2019)
Đồng bào Công giáo tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo  (06/06/2019)
Lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội tiếp Thủ tướng Italy  (05/06/2019)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên