Điểm danh những thách thức lớn mà EU đang phải đối mặt
22:40, ngày 02-02-2017
Tại Brussels, trong thư gửi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) trước thềm hội nghị thượng đỉnh không chính thức của khối, dự kiến diễn ra tại Malta ngày 03-02-2017, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk cảnh báo "ngôi nhà chung châu Âu" hiện phải đối mặt 3 thách thức lớn liên quan đến tình hình địa chính trị trên thế giới và trong nội bộ châu Âu cũng như làn sóng bài châu Âu đang trỗi dậy.
Theo ông Donald Tusk, tình hình địa chính trị trên thế giới và trong nội bộ châu Âu hiện nay là thách thức đầu tiên mà EU đang gặp phải.
Ông cho rằng tầm ảnh hưởng sâu rộng của Trung Quốc, chính sách của Nga đối với Ukaine và các nước láng giềng; tình hình xung đột và khủng bố ở Trung Đông và châu Phi với vai trò ngày càng tăng của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan cũng như các tuyên bố gây lo ngại của chính quyền mới tại Mỹ là những yếu tố làm cho tương lai của EU khó đoán định. Thách thức thứ 2 diễn ra trong nội khối liên quan đến sự trỗi dậy của làn sóng bài châu Âu và làn sóng dân tộc chủ nghĩa ngay trong lòng "lục địa già."
Ông lưu ý thực tế sức hấp dẫn của xu hướng hội nhập đang ngày càng suy giảm. Trong khi đó, sự dao động về tư tưởng của tầng lớp tinh hoa thân EU hiện nay cũng đã trở thành một thách thức lớn của EU. Sự suy giảm niềm tin về hội nhập chính trị là điều dễ nhận thấy.
Trước những thách thức trên, Chủ tịch EC khẳng định EU cần tập trung mọi sức lực và đoàn kết chính trị để đảm bảo sự ổn định vững chắc trong tương lai. Ông nhấn mạnh tinh thần thống nhất và đoàn kết củng cố sức mạnh của EU, giúp khối sở hữu một tiềm năng kinh tế và quy mô dân số làm cho EU sánh ngang với các cường quốc khác.
Theo ông Donald Tusk, EU phải đưa ra các biện pháp mạnh mẽ và có tiếng vang để có thể thúc đẩy hội nhập châu Âu. Ngoài ra, EU cần phải khôi phục lại cảm giác an toàn bên ngoài và bên trong cũng như phúc lợi kinh tế-xã hội cho công dân của mình.
Ông khẳng định cần phải tăng cường quản lý một cách hiệu quả đường biên giới ngoài EU, cải thiện sự hợp tác của các cơ quan phụ trách chống khủng bố, duy trì trật tự và hòa bình trong không gian chung, tăng chi tiêu trong lĩnh vực quốc phòng, tăng cường các chính sách đối ngoại của khối, phối hợp tốt hơn giữa các quốc gia thành viên, khuyến khích đầu tư, hòa nhập xã hội, tăng trưởng và việc làm, lấy lợi thế của sự phát triển và hội tụ công nghệ trong khu vực đồng euro cũng như phần còn lại của châu Âu.
Chủ tịch Tusk kêu gọi EU tranh thủ sự đổi hướng trong chính sách thương mại của Mỹ để mở rộng đàm phán với các đối tác mà EU quan tâm. Ông bày tỏ mong muốn EU không nên từ bỏ vai trò siêu cường thương mại nhằm bảo vệ công dân, bảo vệ doanh nghiệp và giữ tinh thần tự do thương mại song hành với giao dịch thương mại công bằng./.
Ông cho rằng tầm ảnh hưởng sâu rộng của Trung Quốc, chính sách của Nga đối với Ukaine và các nước láng giềng; tình hình xung đột và khủng bố ở Trung Đông và châu Phi với vai trò ngày càng tăng của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan cũng như các tuyên bố gây lo ngại của chính quyền mới tại Mỹ là những yếu tố làm cho tương lai của EU khó đoán định. Thách thức thứ 2 diễn ra trong nội khối liên quan đến sự trỗi dậy của làn sóng bài châu Âu và làn sóng dân tộc chủ nghĩa ngay trong lòng "lục địa già."
Ông lưu ý thực tế sức hấp dẫn của xu hướng hội nhập đang ngày càng suy giảm. Trong khi đó, sự dao động về tư tưởng của tầng lớp tinh hoa thân EU hiện nay cũng đã trở thành một thách thức lớn của EU. Sự suy giảm niềm tin về hội nhập chính trị là điều dễ nhận thấy.
Trước những thách thức trên, Chủ tịch EC khẳng định EU cần tập trung mọi sức lực và đoàn kết chính trị để đảm bảo sự ổn định vững chắc trong tương lai. Ông nhấn mạnh tinh thần thống nhất và đoàn kết củng cố sức mạnh của EU, giúp khối sở hữu một tiềm năng kinh tế và quy mô dân số làm cho EU sánh ngang với các cường quốc khác.
Theo ông Donald Tusk, EU phải đưa ra các biện pháp mạnh mẽ và có tiếng vang để có thể thúc đẩy hội nhập châu Âu. Ngoài ra, EU cần phải khôi phục lại cảm giác an toàn bên ngoài và bên trong cũng như phúc lợi kinh tế-xã hội cho công dân của mình.
Ông khẳng định cần phải tăng cường quản lý một cách hiệu quả đường biên giới ngoài EU, cải thiện sự hợp tác của các cơ quan phụ trách chống khủng bố, duy trì trật tự và hòa bình trong không gian chung, tăng chi tiêu trong lĩnh vực quốc phòng, tăng cường các chính sách đối ngoại của khối, phối hợp tốt hơn giữa các quốc gia thành viên, khuyến khích đầu tư, hòa nhập xã hội, tăng trưởng và việc làm, lấy lợi thế của sự phát triển và hội tụ công nghệ trong khu vực đồng euro cũng như phần còn lại của châu Âu.
Chủ tịch Tusk kêu gọi EU tranh thủ sự đổi hướng trong chính sách thương mại của Mỹ để mở rộng đàm phán với các đối tác mà EU quan tâm. Ông bày tỏ mong muốn EU không nên từ bỏ vai trò siêu cường thương mại nhằm bảo vệ công dân, bảo vệ doanh nghiệp và giữ tinh thần tự do thương mại song hành với giao dịch thương mại công bằng./.
Phân công chuẩn bị phiên họp thứ 7 Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (02/02/2017)
FAO: Giá lương, thực phẩm thế giới tăng cao nhất trong 2 năm  (02/02/2017)
Bộ Ngoại giao điện mừng Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson  (02/02/2017)
Kiểm toán Nhà nước là cơ quan ngăn chặn tình trạng lạm quyền trong quản lý tài chính, tài sản công  (02/02/2017)
An ninh toàn cầu 2017: Dưới góc nhìn dự báo  (02/02/2017)
Khai hội chùa Bái Đính năm 2017  (02/02/2017)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên