Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN sẽ thảo luận nhiều vấn đề nóng
Phát biểu tại cuộc họp báo, Vụ trưởng Vụ Chính sách Ngoại thương, Bộ Công Thương Lào, ông Laohoua Cheuching cho biết trong hai ngày 01 và 02-8 sẽ diễn ra Hội nghị các quan chức kinh tế cấp cao và Hội nghị các quan chức kinh tế cấp cao tiểu vùng sông Mekong gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (CLMV).
Trong ngày 03-8 sẽ diễn ra lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 48 (AEM 48); Hội nghị Hội đồng Khu vực Mậu dịch tự do lần thứ 30 (AFTA 30); Hội nghị Hội đồng đầu tư ASEAN lần thứ 19 (AIA 19) và Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 48.
Từ ngày 04 đến 06-8 sẽ diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN với các nước đối tác của ASEAN trong đó có Hội nghị cấp bộ trưởng các nước tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) lần thứ 4 và Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế CLMV, cùng nhiều hội nghị khác.
Theo ông Laohoua Cheuching, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 48 sẽ thảo luận và theo dõi các vấn đề đã được trao đổi tại Hội nghị hẹp Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 22 tổ chức tại Chiang Mai (Thái Lan) vào tháng 3 vừa qua. Các bộ trưởng Kinh tế ASEAN sẽ tập trung bàn bạc 8 ưu tiên của Trụ cột kinh tế, dự kiến sẽ được thông qua tại hội nghị lần này.
Ngoài ra, các bộ trưởng cũng sẽ trao đổi các tiêu chí xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đề ra kế hoạch và phương hướng trong tổ chức thực hiện Kế hoạch Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025. Hội nghị cũng sẽ thông qua các văn kiện quan trọng của ASEAN và ASEAN với các nước đối tác cũng như kế hoạch phương hướng phát triển trong thời gian tới.
Hiện đã có 590 quan chức kinh tế đến từ các nước ASEAN và các nước đối tác đăng ký tham dự 22 hội nghị sẽ diễn ra trong thời gian nói trên ở thủ đô Vientiane./.
Kết nối không gian du lịch giữa Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam  (31/07/2016)
Hành trình Đỏ tiếp nhận vượt chỉ tiêu hơn 20.000 đơn vị máu  (31/07/2016)
Thông hầm đường bộ qua Đèo Cả  (31/07/2016)
Tuyên dương thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi  (31/07/2016)
Tập trung toàn lực để khôi phục sản xuất sau bão  (31/07/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên