Văn bản chỉ đạo, điều hành mới của Chính phủ về tiền lương và nộp thuế
Xếp lương giảng viên cao cấp được bổ nhiệm chức danh giáo sư, Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Cục thuộc Bộ
Nghị định 117/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14-12-2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, Nghị định bổ sung vào ghi chú của đối tượng áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.
Cụ thể, đối với viên chức đang xếp lương ở chức danh giảng viên cao cấp được bổ nhiệm chức danh giáo sư thì được thực hiện xếp lương như sau: Trường hợp chưa xếp bậc cuối cùng của chức danh giảng viên cao cấp thì được xếp lên 1 bậc trên liền kề từ ngày được bổ nhiệm chức danh giáo sư, thời gian xét nâng bậc lương lần sau kể từ ngày giữ bậc lương cũ; trường hợp đã xếp bậc cuối cùng của chức danh giảng viên cao cấp thì được cộng thêm 3 năm (36 tháng) để tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm chức danh giáo sư.
Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung khoản 4 Mục I Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.
Cụ thể, hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Cục thuộc Bộ:
1. Cục trưởng thuộc Bộ 1,00
2. Phó Cục trưởng thuộc Bộ 0,80
3. Trưởng phòng (Ban) và tổ chức tương đương 0,60
4. Phó trưởng phòng (Ban) và tổ chức tương đương 0,40
Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với tổ chức sự nghiệp thuộc Cục thuộc Bộ:
1. Giám đốc 0,60
2. Phó Giám đốc 0,40
3. Trưởng phòng 0,30
4. Phó Trưởng phòng 0,20
Trường hợp đang hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo có chênh lệnh cao hơn giữa hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo đã được hưởng so với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo quy định nêu trên thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đã được hưởng cho đến hết thời gian giữ chức vụ đã được bổ nhiệm. Trường hợp đã giữ chức vụ theo thời hạn được bổ nhiệm còn dưới 6 tháng thì được hưởng bảo lưu phụ cấp chức vụ đã được hưởng đủ 6 tháng.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ 15-9-2016.
Sửa đổi quy định xử lý đối với việc chậm nộp thuế
Nghị định 100/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế, trong đó sửa đổi quy định xử lý đối với việc chậm nộp thuế.
Cụ thể, người chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức bằng 0,03%/ngày (quy định cũ 0,05%/ngày) tính trên số tiền thuế chậm nộp.
Đối với các khoản nợ tiền thuế phát sinh trước ngày 01-7-2016 mà người nộp thuế chưa nộp vào ngân sách nhà nước, kể cả khoản tiền nợ thuế được truy thu qua kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền thì cũng được chuyển sang áp dụng mức tính tiền chậm nộp theo tỷ lệ quy định này từ ngày 01-7-2016.
Trường hợp người nộp thuế cung ứng hàng hoá, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng chưa được thanh toán nên không nộp thuế đúng thời hạn dẫn đến nợ thuế thì không thực hiện cưỡng chế thuế và không phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế còn nợ nhưng không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán phát sinh trong thời gian ngân sách nhà nước chưa thanh toán.
Trong thời gian nộp dần tiền thuế nợ, người nộp thuế vẫn phải nộp tiền chậm nộp theo mức 0,03%/ngày trên số tiền thuế chậm nộp. Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp đã cam kết./.
Hàng nghìn người tuần hành yêu cầu Scotland độc lập  (31/07/2016)
Phản đối thông tin xuyên tạc trên báo Séc về tình hình Biển Đông  (31/07/2016)
Định hướng nghiên cứu khoa học trong các ban, cơ quan Đảng Trung ương đúng tầm tham mưu chiến lược  (31/07/2016)
Afghanistan chính thức gia nhập WTO sau 12 năm đàm phán  (30/07/2016)
Hà Nội sẽ nâng cấp huyện Hoài Đức lên quận trong năm 2020  (30/07/2016)
Bộ Kế hoạch Đầu tư phản hồi về gói vay 7.000 tỷ đồng của Trung Quốc  (30/07/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên