Phản đối thông tin xuyên tạc trên báo Séc về tình hình Biển Đông
00:09, ngày 31-07-2016
Những ngày vừa qua đông đảo người Việt Nam tại Cộng hòa Séc rất bất bình về một bài báo mạng của nước sở tại, đăng tải thông tin hoàn toàn sai lệch và có tính quy chụp đối với Việt Nam liên quan tới các cuộc tranh cãi chủ quyền trên Biển Đông.
Các hội, đoàn người Việt Nam tại Cộng hòa Séc đã lên tiếng phản đối bài báo và viết kháng thư đề nghị tòa soạn cải chính thông tin, giúp người dân Séc hiểu sự thật lịch sử và có cái nhìn khách quan về tranh cãi hiện nay.
Ngày 12-7-2016 vừa qua Tòa án trọng tài đã ra phán quyết bác bỏ đòi hỏi về “đường chín đoạn”, hay còn gọi là “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố trên Biển Đông.
Cùng ngày trang báo mạng Halo Noviny của CH Séc đã đăng tải một bài phân tích về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông của tác giả Ondrej Kosina, với nội dung hoàn toàn phiến diện, xuyên tạc sự thật lịch sử. Bài báo cho rằng “Từ những năm 1970 của thế kỷ 20, Philippines, Malaysia và Việt Nam đã vi phạm Hiến chương của Liên hợp quốc và các quy định cơ bản của quan hệ quốc tế, chiếm đóng trái phép một phần Quần đảo Trường Sa của Trung Quốc, và tiếp tục phân định biên giới trên biển tại khu vực này”.
Đây là một sự vu cáo trắng trợn những gì diễn ra thời điểm đó. Thực tế là vào năm 1974 trong khi Việt Nam đang dốc sức người sức của cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trung quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm đóng Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn, vào năm 1988 Trung Quốc cũng sử dụng vũ lực để chiếm đảo Gạc Ma thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong trận chiến đấu đó hơn 60 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ đảo. Chính vì vậy ngay khi bài báo được đăng tải trên mạng, nó đã vấp phải sự phản đối quyết liệt từ phía các hội, đoàn người Việt Nam tại Cộng hòa Séc.
Trao đổi với phóng viên thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Cộng hòa Séc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời là Chủ tịch Trung ương Hội người Việt Nam tại Cộng hòa Séc, ông Hoàng Đình Thắng, cho biết nội dung trong bài báo đó hoàn toàn không đúng sự thật, mang tính chất xuyên tạc một cách trắng trợn những gì đã và đang diễn ra trên Biển Đông. Là đại diện cho cộng đồng người Việt Nam được Chính phủ Cộng hòa Séc công nhận là một dân tộc thiểu số, Hội cực lực phản đối những cáo buộc sai sự thật của bài báo, đồng thời yêu cầu Tòa soạn báo làm rõ và cải chính những thông tin sai lệch không những ảnh hưởng tới hình ảnh của Việt Nam nói chung mà còn cộng đồng người Việt Nam tại nước sở tại nói riêng. Hội người Việt Nam tại Cộng hòa Séc đã có cuộc gặp gỡ với báo và thư phản đối, cùng với sự phản đối của Hội Phật tử, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội người Séc gốc Việt và Hội Văn hóa-Nghệ thuật Việt Nam tại Séc, đề nghị báo cải chính việc này bằng chính trang chuyên mục đăng bài báo có tính chất xuyên tạc như trên”.
Chủ tịch Trung ương Hội người Việt Nam tại Cộng hòa Séc cũng lên tiếng ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài khi cho rằng, những đòi hỏi của Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông là sai trái, không phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Trong khi đó Hội Cựu chiến binh Việt Nam tại Cộng hòa Séc cho biết, hội rất bất bình với những nội dung không đúng sự thật về Việt Nam được đăng tải trên trang báo Halo Noviny.
Là người từng có thời gian tham gia trong quân ngũ tại Việt Nam, nay đang định cư tại Cộng hòa Séc, ông Dương Đình Tùy, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam tại Cộng hòa Séc cho biết, cảm thấy bức xúc khi được hỏi về phản ứng của Hội trước thông tin về bài báo: “Sau khi chúng tôi được xem bài báo ở trên mạng viết về tình hình Biển Đông, thay mặt cho anh em trong Hội cựu chiến binh chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những luận điệu bịa đặt. Đây là thông tin không đúng sự thật. Là những người tham gia bảo vệ Tổ quốc và có nhiều năm phục vụ trong quân đội nên khi xem bài báo, chúng tôi rất bức xúc. Chúng tôi đề nghị các tổ chức, giới truyền thông của cộng đồng người Việt cũng như của CH Séc phải làm rõ để làm sao cho bà con cũng như người nước ngoài hiểu được sự thật hiện nay ở Biển Đông”.
Cùng chung chia sẻ trên, ông Đoàn Cát, Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam tại Cộng hòa Séc, cho biết các hội, đoàn người Việt Nam tại Cộng hòa Séc rất ngạc nhiên và bất bình khi có một bài báo đăng một nội dung hoàn toàn sai trái, khác hoàn toàn với các phương tiện truyền thông tại đây, đặc biệt sử dụng lời lẽ vu khống Việt Nam. Ông đã ký vào kháng thư chung yêu cầu Tòa soạn báo Halo Noviny phải cải chính thông tin với hy vọng sự thật sẽ được làm sáng tỏ, giúp chính giới, người dân và giới truyền thông Séc hiểu đúng bản chất sự thật lịch sử để họ có một cái nhìn khách quan về Việt Nam cũng như tranh chấp hiện nay ở Biển Đông.
Ông Đoàn Cát cho biết: “Tôi tin tưởng rằng lẽ phải sẽ trả lại cho tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ. Tôi cũng hy vọng Trung Quốc sẽ phải hành xử đúng theo luật pháp quốc tế, không thể một mình một kiểu được, không thể một mình sống trên hành tinh này được. Tất cả chúng ta hãy đồng lòng, chung tay để góp sức mình nói lên tiếng nói chính nghĩa, để làm sao biên giới, hải đảo của mọi đất nước đều được công bằng đối xử và được gìn giữ chủ quyền của mình”.
Thực tế cho thấy trong nhiều thập kỷ qua, mặc dù sống xa Tổ quốc, nhưng cộng đồng người Việt Nam trên toàn thế giới nói chung và tại Cộng hòa Séc nói riêng luôn hướng về quê hương, đất nước. Họ luôn dõi theo, ủng hộ và có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó có cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Qua sự kiện báo Halo Noviny đăng tải thông tin sai sự thật về Việt Nam, những phản ứng của các hội, đoàn người Việt Nam tại Cộng hòa Séc một lần nữa cho thấy họ luôn đồng lòng đứng lên bảo vệ chính nghĩa vì họ tin rằng chính nghĩa sẽ chiến thắng./.
Ngày 12-7-2016 vừa qua Tòa án trọng tài đã ra phán quyết bác bỏ đòi hỏi về “đường chín đoạn”, hay còn gọi là “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố trên Biển Đông.
Cùng ngày trang báo mạng Halo Noviny của CH Séc đã đăng tải một bài phân tích về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông của tác giả Ondrej Kosina, với nội dung hoàn toàn phiến diện, xuyên tạc sự thật lịch sử. Bài báo cho rằng “Từ những năm 1970 của thế kỷ 20, Philippines, Malaysia và Việt Nam đã vi phạm Hiến chương của Liên hợp quốc và các quy định cơ bản của quan hệ quốc tế, chiếm đóng trái phép một phần Quần đảo Trường Sa của Trung Quốc, và tiếp tục phân định biên giới trên biển tại khu vực này”.
Đây là một sự vu cáo trắng trợn những gì diễn ra thời điểm đó. Thực tế là vào năm 1974 trong khi Việt Nam đang dốc sức người sức của cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trung quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm đóng Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn, vào năm 1988 Trung Quốc cũng sử dụng vũ lực để chiếm đảo Gạc Ma thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong trận chiến đấu đó hơn 60 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ đảo. Chính vì vậy ngay khi bài báo được đăng tải trên mạng, nó đã vấp phải sự phản đối quyết liệt từ phía các hội, đoàn người Việt Nam tại Cộng hòa Séc.
Trao đổi với phóng viên thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Cộng hòa Séc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời là Chủ tịch Trung ương Hội người Việt Nam tại Cộng hòa Séc, ông Hoàng Đình Thắng, cho biết nội dung trong bài báo đó hoàn toàn không đúng sự thật, mang tính chất xuyên tạc một cách trắng trợn những gì đã và đang diễn ra trên Biển Đông. Là đại diện cho cộng đồng người Việt Nam được Chính phủ Cộng hòa Séc công nhận là một dân tộc thiểu số, Hội cực lực phản đối những cáo buộc sai sự thật của bài báo, đồng thời yêu cầu Tòa soạn báo làm rõ và cải chính những thông tin sai lệch không những ảnh hưởng tới hình ảnh của Việt Nam nói chung mà còn cộng đồng người Việt Nam tại nước sở tại nói riêng. Hội người Việt Nam tại Cộng hòa Séc đã có cuộc gặp gỡ với báo và thư phản đối, cùng với sự phản đối của Hội Phật tử, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội người Séc gốc Việt và Hội Văn hóa-Nghệ thuật Việt Nam tại Séc, đề nghị báo cải chính việc này bằng chính trang chuyên mục đăng bài báo có tính chất xuyên tạc như trên”.
Chủ tịch Trung ương Hội người Việt Nam tại Cộng hòa Séc cũng lên tiếng ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài khi cho rằng, những đòi hỏi của Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông là sai trái, không phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Trong khi đó Hội Cựu chiến binh Việt Nam tại Cộng hòa Séc cho biết, hội rất bất bình với những nội dung không đúng sự thật về Việt Nam được đăng tải trên trang báo Halo Noviny.
Là người từng có thời gian tham gia trong quân ngũ tại Việt Nam, nay đang định cư tại Cộng hòa Séc, ông Dương Đình Tùy, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam tại Cộng hòa Séc cho biết, cảm thấy bức xúc khi được hỏi về phản ứng của Hội trước thông tin về bài báo: “Sau khi chúng tôi được xem bài báo ở trên mạng viết về tình hình Biển Đông, thay mặt cho anh em trong Hội cựu chiến binh chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những luận điệu bịa đặt. Đây là thông tin không đúng sự thật. Là những người tham gia bảo vệ Tổ quốc và có nhiều năm phục vụ trong quân đội nên khi xem bài báo, chúng tôi rất bức xúc. Chúng tôi đề nghị các tổ chức, giới truyền thông của cộng đồng người Việt cũng như của CH Séc phải làm rõ để làm sao cho bà con cũng như người nước ngoài hiểu được sự thật hiện nay ở Biển Đông”.
Cùng chung chia sẻ trên, ông Đoàn Cát, Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam tại Cộng hòa Séc, cho biết các hội, đoàn người Việt Nam tại Cộng hòa Séc rất ngạc nhiên và bất bình khi có một bài báo đăng một nội dung hoàn toàn sai trái, khác hoàn toàn với các phương tiện truyền thông tại đây, đặc biệt sử dụng lời lẽ vu khống Việt Nam. Ông đã ký vào kháng thư chung yêu cầu Tòa soạn báo Halo Noviny phải cải chính thông tin với hy vọng sự thật sẽ được làm sáng tỏ, giúp chính giới, người dân và giới truyền thông Séc hiểu đúng bản chất sự thật lịch sử để họ có một cái nhìn khách quan về Việt Nam cũng như tranh chấp hiện nay ở Biển Đông.
Ông Đoàn Cát cho biết: “Tôi tin tưởng rằng lẽ phải sẽ trả lại cho tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ. Tôi cũng hy vọng Trung Quốc sẽ phải hành xử đúng theo luật pháp quốc tế, không thể một mình một kiểu được, không thể một mình sống trên hành tinh này được. Tất cả chúng ta hãy đồng lòng, chung tay để góp sức mình nói lên tiếng nói chính nghĩa, để làm sao biên giới, hải đảo của mọi đất nước đều được công bằng đối xử và được gìn giữ chủ quyền của mình”.
Thực tế cho thấy trong nhiều thập kỷ qua, mặc dù sống xa Tổ quốc, nhưng cộng đồng người Việt Nam trên toàn thế giới nói chung và tại Cộng hòa Séc nói riêng luôn hướng về quê hương, đất nước. Họ luôn dõi theo, ủng hộ và có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó có cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Qua sự kiện báo Halo Noviny đăng tải thông tin sai sự thật về Việt Nam, những phản ứng của các hội, đoàn người Việt Nam tại Cộng hòa Séc một lần nữa cho thấy họ luôn đồng lòng đứng lên bảo vệ chính nghĩa vì họ tin rằng chính nghĩa sẽ chiến thắng./.
Định hướng nghiên cứu khoa học trong các ban, cơ quan Đảng Trung ương đúng tầm tham mưu chiến lược  (31/07/2016)
Afghanistan chính thức gia nhập WTO sau 12 năm đàm phán  (30/07/2016)
Hà Nội sẽ nâng cấp huyện Hoài Đức lên quận trong năm 2020  (30/07/2016)
Bộ Kế hoạch Đầu tư phản hồi về gói vay 7.000 tỷ đồng của Trung Quốc  (30/07/2016)
Thượng tướng Tô Lâm giữ chức Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên  (30/07/2016)
Dự án sử dụng vốn ODA: Đặt hiệu quả và khả năng trả nợ làm đầu  (30/07/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên