Đối thoại trực tuyến: “Khai thác tài nguyên khoáng sản: Minh bạch và hiệu quả”
16:12, ngày 03-12-2013
TCCSĐT - 9 giờ 30 phút, sáng 03-12-2013, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức buổi đối thoại trực tuyến: “Khai thác tài nguyên khoáng sản: Minh bạch và hiệu quả”.
Tham dự buổi đối thoại, có: Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc; Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng Bộ Công Thương Nguyễn Mạnh Quân.
Buổi đối thoại tập trung trao đổi các vấn đề chính như: Chính sách quản trị tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam; thực trạng thực hiện chính sách quản trị khoáng sản; những giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam.
Trả lời những câu hỏi liên quan đến vấn đề tính minh bạch của ngành khai thác khoáng sản Việt Nam, ông Nguyễn Linh Ngọc cho biết: “than, dầu khí có giá thành minh bạch còn khoáng sản rắn đang khai thác hiện nay chỉ là nguyên liệu đầu vào. Ví dụ hai tấn đá vôi sẽ sản xuất ra được một tấn xi măng, trong khi hai tấn đá vôi chỉ có 100.000 đồng nhưng một tấn xi măng thì giá thành không hề thấp. Vì vậy để thực hiện minh bạch giữa các khâu thì hiện nay Thủ tướng đã giao cho Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường tham gia nghiên cứu IATI để nâng cao tính minh bạch”.
Về việc cấp phép khai thác ồ ạt, quy hoạch thì chồng lấn và hơn một nửa trong số 957 giấy phép được địa phương cấp từ 2001 - 2012 không đúng quy định, ông Nguyễn Linh Ngọc cho biết, đây đang là thời điểm chuyển tiếp giữa hai luật vì vậy những hồ sơ tồn đọng đang được tiếp tục giải quyết. Nguyên nhân chính là do luật không đầy đủ và thứ hai là sự nôn nóng của các địa phương. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường là ở chỗ công tác tham mưu và tuyên truyền còn yếu. Nhận thức được điều này, Bộ đã tăng cường công tác kiểm tra, tuyên truyền, nâng cao năng lực quản lý. Còn việc cấp phép là có trình tự quy định và phải căn cứ vào quy hoạch nên nếu cấp phép khiến cung vượt cầu thì là do quy hoạch. Bổ sung thêm ý kiến, ông Nguyễn Mạnh Quân nhấn mạnh, Bộ Công Thương không cấp giấy phép xuất khẩu khoáng sản thô. Vừa qua, Chính phủ chấp thuận cho xuất khẩu khoáng sản với các doanh nghiệp khai khoáng có tồn kho lớn, trước mắt không có nhu cầu sử dụng, còn về lâu dài thì sẽ chỉ có 10 loại khoáng sản được xuất khẩu.
Về ý kiến cho rằng quản lý khai thác khoáng sản là một trong những lĩnh vực có tham nhũng tinh vi nhất, hai khách mời đã đưa ra những phân tích thẳng thắn. Trước hết cần hiểu tham nhũng ở đây là việc trốn thuế, xuất lậu khoáng sản hay việc “mỏ này” của đồng chí này, “mỏ kia” của đồng chí kia. Theo Luật Khoáng sản mới 2010 thì việc đấu giá khai thác khoáng sản đã được công khai hóa, điều này cũng góp phần nâng cao tính minh bạch. Bên cạnh đó, cũng cần nắm được nguyên nhân của việc trốn thuế và xuất lậu khoáng sản của một số doanh nghiệp. Về phía khách quan thì do những bất cập về thuế và sự thực thi chính sách. Còn chủ quan là do ý thức doanh nghiệp còn kém, các hình thức xử phạt chưa đủ tính răn đe.
Hai vị khách mời đã trả lời gần 30 câu hỏi trong buổi đối thoại trực tuyến. Ngoài ra, bên lề buổi đối thoại phóng viên đã đặt câu hỏi thêm dành cho ông Nguyễn Mạnh Quân.
PV: Thưa ông, từ trước đến nay Việt Nam luôn tự coi là giàu có về khoáng sản than và có giá xuất khẩu thấp hơn so với mặt bằng thế giới thế nhưng mới đây Vinacomin lại xin giảm 5% thuế xuất khẩu và nhiều ưu đãi khác, trong khi đó tương lai Việt Nam có thể phải nhập khẩu than và thực tế là đã có những doanh nghiệp phải nhập khẩu rồi, vậy có thể giải thích như thế nào về tính hiệu quả, minh bạch trong việc này?
Ông Nguyễn Mạnh Quân: Thứ nhất, tôi có thể khẳng định than của Vinacomin xuất khẩu không thấp hơn giá thế giới bởi Vinacomin xuất khẩu theo hình thức đấu giá. Các doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu sẽ phải nộp hồ sơ cho Vinacomin và ai trả giá cao hơn giá sàn thì mới đủ điều kiện mua, trong khi đó giá sàn đã cao hơn giá thế giới rồi. Thứ hai, đúng là về lâu dài thì chúng ta thiếu than vì kế hoạch phát triển nhiệt điện của ta rất lớn, tuy nhiên việc Vinacomin xuất khẩu than cũng xuất phát từ thực tế, có một số chủng loại than có giá trị rất cao, hiệu quả sử dụng tốt như than cục mà nước ngoài có nhu cầu, nhưng nếu than cục mà ta đem nghiền ra như than cám thì hiệu quả sử dụng lại rất thấp vì vậy Vinacomin xuất khẩu một số chủng loại than mà trong nước ta không có nhu cầu… Ngoài ra, trong những năm qua Tập đoàn Than cũng chưa bao giờ cung cấp thiếu than cho nền kinh tế quốc dân, nhất là các ngành như điện, giấy, xi măng.
Việc nói Tập đoàn Than xin nhiều ưu đãi là không đúng, vì hiện nay than khai thác hầm lò chiếm 60%, ngày càng phải khai thác sâu, điều này đồng nghĩa với việc chi phí sẽ ngày càng cao. Trong khi đó những nước xuất khẩu than thì thuế xuất cũng chỉ không đến 5%, còn thuế của chúng ta 10% đến 15% thì không thể cạnh tranh được. Thế nên Tập đoàn Than đề nghị hạ thuế xuất khẩu than xuống 5% và Bộ Tài chính đã chấp nhận thì tôi cho rằng nó là thực tế khách quan, chính đáng.
PV: Thế nhưng để chấp nhận việc này thì phải có sự minh bạch nào đấy vì trên thực tế dư luận vẫn nghi ngờ việc Tập đoàn Than mang tài nguyên đi bán nhưng vẫn xin ưu đãi?
Ông Nguyễn Mạnh Quân: Về tính minh bạch thì hằng năm đều có kiểm toán. Ví dụ để xác định giá bán than cho điện thì Bộ Tài chính phải kiểm tra chi phí giá than là bao nhiêu, bán giá như thế nào, hợp lý hay không. Tức là có sự quản lý của Nhà nước chứ không phải buông lỏng toàn bộ. Ngoài ra, Tập đoàn Than cũng là tập đoàn kinh tế nhà nước nên hằng năm thực hiện rất nghiêm chỉnh chế độ kiểm toán.
PV: Hiện Việt Nam xuất khẩu than và bô xít thì thị trường chính là Trung Quốc, vậy theo quan điểm của Bộ, khi lệ thuộc như vậy liệu có lo bị chi phối hay không?
Ông Nguyễn Mạnh Quân: Trung Quốc hiện nay đúng là nước đang nhập khẩu than nhiều nhất nhưng mà như tôi đã nói, việc bán than là bán theo cơ chế đấu giá. Ngoài Trung Quốc thì Hàn Quốc, Nhật Bản và kể cả các nước châu Âu cũng rất muốn mua than của ta. Về bô xít, alumin thì theo tôi biết hiện nay Trung Quốc không phải khách hàng chính, chúng ta ưu tiên cho Trung Quốc thôi vì người ta trả giá cao nhưng vẫn có hàng loạt khách hàng ở Trung Đông, Hàn Quốc mong muốn mua alumin của ta nhưng không có để bán. Theo như Tập đoàn Than báo cáo thì khách hàng đăng ký mua alumin trong năm tới là vượt sản lượng sản xuất của Vinacomin vì vậy tôi cho rằng về mặt khách hàng thì rủi ro rất khó xảy ra, khách hàng tương đối nhiều, nhu cầu thì có.
PV: Cảm ơn ông./.
Buổi đối thoại tập trung trao đổi các vấn đề chính như: Chính sách quản trị tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam; thực trạng thực hiện chính sách quản trị khoáng sản; những giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam.
Trả lời những câu hỏi liên quan đến vấn đề tính minh bạch của ngành khai thác khoáng sản Việt Nam, ông Nguyễn Linh Ngọc cho biết: “than, dầu khí có giá thành minh bạch còn khoáng sản rắn đang khai thác hiện nay chỉ là nguyên liệu đầu vào. Ví dụ hai tấn đá vôi sẽ sản xuất ra được một tấn xi măng, trong khi hai tấn đá vôi chỉ có 100.000 đồng nhưng một tấn xi măng thì giá thành không hề thấp. Vì vậy để thực hiện minh bạch giữa các khâu thì hiện nay Thủ tướng đã giao cho Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường tham gia nghiên cứu IATI để nâng cao tính minh bạch”.
Về việc cấp phép khai thác ồ ạt, quy hoạch thì chồng lấn và hơn một nửa trong số 957 giấy phép được địa phương cấp từ 2001 - 2012 không đúng quy định, ông Nguyễn Linh Ngọc cho biết, đây đang là thời điểm chuyển tiếp giữa hai luật vì vậy những hồ sơ tồn đọng đang được tiếp tục giải quyết. Nguyên nhân chính là do luật không đầy đủ và thứ hai là sự nôn nóng của các địa phương. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường là ở chỗ công tác tham mưu và tuyên truyền còn yếu. Nhận thức được điều này, Bộ đã tăng cường công tác kiểm tra, tuyên truyền, nâng cao năng lực quản lý. Còn việc cấp phép là có trình tự quy định và phải căn cứ vào quy hoạch nên nếu cấp phép khiến cung vượt cầu thì là do quy hoạch. Bổ sung thêm ý kiến, ông Nguyễn Mạnh Quân nhấn mạnh, Bộ Công Thương không cấp giấy phép xuất khẩu khoáng sản thô. Vừa qua, Chính phủ chấp thuận cho xuất khẩu khoáng sản với các doanh nghiệp khai khoáng có tồn kho lớn, trước mắt không có nhu cầu sử dụng, còn về lâu dài thì sẽ chỉ có 10 loại khoáng sản được xuất khẩu.
Về ý kiến cho rằng quản lý khai thác khoáng sản là một trong những lĩnh vực có tham nhũng tinh vi nhất, hai khách mời đã đưa ra những phân tích thẳng thắn. Trước hết cần hiểu tham nhũng ở đây là việc trốn thuế, xuất lậu khoáng sản hay việc “mỏ này” của đồng chí này, “mỏ kia” của đồng chí kia. Theo Luật Khoáng sản mới 2010 thì việc đấu giá khai thác khoáng sản đã được công khai hóa, điều này cũng góp phần nâng cao tính minh bạch. Bên cạnh đó, cũng cần nắm được nguyên nhân của việc trốn thuế và xuất lậu khoáng sản của một số doanh nghiệp. Về phía khách quan thì do những bất cập về thuế và sự thực thi chính sách. Còn chủ quan là do ý thức doanh nghiệp còn kém, các hình thức xử phạt chưa đủ tính răn đe.
Hai vị khách mời đã trả lời gần 30 câu hỏi trong buổi đối thoại trực tuyến. Ngoài ra, bên lề buổi đối thoại phóng viên đã đặt câu hỏi thêm dành cho ông Nguyễn Mạnh Quân.
PV: Thưa ông, từ trước đến nay Việt Nam luôn tự coi là giàu có về khoáng sản than và có giá xuất khẩu thấp hơn so với mặt bằng thế giới thế nhưng mới đây Vinacomin lại xin giảm 5% thuế xuất khẩu và nhiều ưu đãi khác, trong khi đó tương lai Việt Nam có thể phải nhập khẩu than và thực tế là đã có những doanh nghiệp phải nhập khẩu rồi, vậy có thể giải thích như thế nào về tính hiệu quả, minh bạch trong việc này?
Ông Nguyễn Mạnh Quân: Thứ nhất, tôi có thể khẳng định than của Vinacomin xuất khẩu không thấp hơn giá thế giới bởi Vinacomin xuất khẩu theo hình thức đấu giá. Các doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu sẽ phải nộp hồ sơ cho Vinacomin và ai trả giá cao hơn giá sàn thì mới đủ điều kiện mua, trong khi đó giá sàn đã cao hơn giá thế giới rồi. Thứ hai, đúng là về lâu dài thì chúng ta thiếu than vì kế hoạch phát triển nhiệt điện của ta rất lớn, tuy nhiên việc Vinacomin xuất khẩu than cũng xuất phát từ thực tế, có một số chủng loại than có giá trị rất cao, hiệu quả sử dụng tốt như than cục mà nước ngoài có nhu cầu, nhưng nếu than cục mà ta đem nghiền ra như than cám thì hiệu quả sử dụng lại rất thấp vì vậy Vinacomin xuất khẩu một số chủng loại than mà trong nước ta không có nhu cầu… Ngoài ra, trong những năm qua Tập đoàn Than cũng chưa bao giờ cung cấp thiếu than cho nền kinh tế quốc dân, nhất là các ngành như điện, giấy, xi măng.
Việc nói Tập đoàn Than xin nhiều ưu đãi là không đúng, vì hiện nay than khai thác hầm lò chiếm 60%, ngày càng phải khai thác sâu, điều này đồng nghĩa với việc chi phí sẽ ngày càng cao. Trong khi đó những nước xuất khẩu than thì thuế xuất cũng chỉ không đến 5%, còn thuế của chúng ta 10% đến 15% thì không thể cạnh tranh được. Thế nên Tập đoàn Than đề nghị hạ thuế xuất khẩu than xuống 5% và Bộ Tài chính đã chấp nhận thì tôi cho rằng nó là thực tế khách quan, chính đáng.
PV: Thế nhưng để chấp nhận việc này thì phải có sự minh bạch nào đấy vì trên thực tế dư luận vẫn nghi ngờ việc Tập đoàn Than mang tài nguyên đi bán nhưng vẫn xin ưu đãi?
Ông Nguyễn Mạnh Quân: Về tính minh bạch thì hằng năm đều có kiểm toán. Ví dụ để xác định giá bán than cho điện thì Bộ Tài chính phải kiểm tra chi phí giá than là bao nhiêu, bán giá như thế nào, hợp lý hay không. Tức là có sự quản lý của Nhà nước chứ không phải buông lỏng toàn bộ. Ngoài ra, Tập đoàn Than cũng là tập đoàn kinh tế nhà nước nên hằng năm thực hiện rất nghiêm chỉnh chế độ kiểm toán.
PV: Hiện Việt Nam xuất khẩu than và bô xít thì thị trường chính là Trung Quốc, vậy theo quan điểm của Bộ, khi lệ thuộc như vậy liệu có lo bị chi phối hay không?
Ông Nguyễn Mạnh Quân: Trung Quốc hiện nay đúng là nước đang nhập khẩu than nhiều nhất nhưng mà như tôi đã nói, việc bán than là bán theo cơ chế đấu giá. Ngoài Trung Quốc thì Hàn Quốc, Nhật Bản và kể cả các nước châu Âu cũng rất muốn mua than của ta. Về bô xít, alumin thì theo tôi biết hiện nay Trung Quốc không phải khách hàng chính, chúng ta ưu tiên cho Trung Quốc thôi vì người ta trả giá cao nhưng vẫn có hàng loạt khách hàng ở Trung Đông, Hàn Quốc mong muốn mua alumin của ta nhưng không có để bán. Theo như Tập đoàn Than báo cáo thì khách hàng đăng ký mua alumin trong năm tới là vượt sản lượng sản xuất của Vinacomin vì vậy tôi cho rằng về mặt khách hàng thì rủi ro rất khó xảy ra, khách hàng tương đối nhiều, nhu cầu thì có.
PV: Cảm ơn ông./.
Kiểm soát quyền lực nhằm chống tha hóa quyền lực trong xây dựng Nhà nước ta hiện nay  (03/12/2013)
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính ở Việt Nam thời gian tới  (03/12/2013)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 25-11 đến ngày 01-12-2013  (03/12/2013)
Mít tinh kỷ niệm 105 năm ngày sinh đồng chí Ngô Gia Tự  (03/12/2013)
Mít tinh kỷ niệm 105 năm ngày sinh đồng chí Ngô Gia Tự  (03/12/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên