Hòa bình, an ninh ổn định - xu thế chủ đạo của thế giới năm 2013
16:57, ngày 25-02-2013
TCCSĐT - Năm 2013, hòa bình, ổn định vẫn là xu thế chủ đạo, tạo nên những gam màu sáng cho tình hình an ninh chính trị thế giới, cho dù năm qua, xung đột, căng thẳng vẫn bùng phát tại nhiều nước và khu vực trên thế giới.
Trong những tháng cuối năm 2012, thế giới đều hướng sự theo dõi tới Đông Bắc Á - nơi có thời điểm, căng thẳng đẩy khu vực này tới nguy cơ xung đột. Do Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Triều Tiên vừa tiến hành vụ phóng tên lửa tầm xa, cuộc tranh chấp chủ quyền về quần đảo giữa Trung Quốc với Nhật Bản và giữa Nhật Bản với Hàn Quốc. Nhưng ngay sau thời điểm thế giới chào đón năm mới 2013, đặc biệt khi các nước trong khu vực có chính quyền mới, các nhà lãnh đạo mới đều nhìn nhận và có ngay những bước đi cụ thể, linh hoạt đối với các vấn đề mâu thuẫn về chủ quyền và an ninh khu vực.
Tổng thống mới của Hàn Quốc bà Pắc Cư Hi (Park Geun Hye), trong bài diễn văn đầu tiên trên cương vị người đứng đầu đất nước đã khẳng định: sẽ “củng cố hòa bình trong khu vực” và mở ra “một kỷ nguyên mới trên bán đảo Triều Tiên”, trên cơ sở tạo dựng lòng tin lẫn nhau. Dường như đáp lại thiện chí đó của Hàn Quốc, nhà lãnh đạo mới của CHDCND Triều Tiên Kim Châng Ưn (Kim Jong Un) liên tục đưa ra những tuyên bố xây dựng, khẳng định tuân thủ các Tuyên bố chung đã được ký kết giữa hai bên nhằm nỗ lực giải quyết căng thẳng với Xê-un.
Ngay cả trong vụ tranh chấp giữa Nhật Bản - Hàn Quốc đối với chủ quyền quần đảo Ta-kê-si-ma (Takeshima) theo cách gọi của Nhật Bản và Đốc-đô (Dokdo) theo cách gọi của Hàn Quốc đã gây nên nhiều sóng gió trong quan hệ hai nước, Tổng thống Hàn Quốc Pắc Cư Hi cho biết, bà sẽ cố gắng hòa giải, hợp tác hòa bình giữa các bên. Thủ tướng mới của Nhật Bản Sin-dô A-bê (Shinzo Abe) có quan điểm khá cứng rắn trong vấn đề này song trong những ngày đầu năm mới đã cử đặc phái viên đến Hàn Quốc nhằm hàn gắn quan hệ giữa hai nước. Nội các của ông cũng đã tiến hành hàng loạt chuyến thăm cải thiện và tăng cường quan hệ với các nước láng giềng.
Trong chiến dịch vận động tranh cử vừa qua, ông S.A-bê tuyên bố sẽ có những bước đi đầy mạnh mẽ và quyết liệt đối với Trung Quốc chung quanh tranh chấp quần đảo Xê-ca-cư (Senkeku) - theo cách gọi của Tô-ky-ô và Điếu Ngư theo cách gọi của Bắc Kinh trên biển Hoa Đông. Nhưng khi lên nắm quyền, cuối tháng 1-2013, ông đã cử phái viên - Nát-su-tô Y-a-ma-gu-chi (Natsuo Yamaguchi), thành viên Đảng New Komeito, tới Trung Quốc nhằm hạ nhiệt căng thẳng giữa hai nước. Đồng thời, sau khi thành lập chính phủ mới, ông Sin-dô A-bê cũng đã tiến hành chuyến thăm một loạt nước Đông Nam Á, gồm Việt Nam, Thái Lan và In-đô-nê-xi-a. Trước đó, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Ta-rô A-sô (Taro Aso) đến thăm chính thức Mi-an-ma và Bộ trưởng Ngoại giao Phu-mi-ô Ki-si-đa (Fumio Kishida) đến thăm một loạt nước gồm Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Bru-nây và Ô-xtrây-li-a.
Như vậy, có thể thấy Thủ tướng Si-dô A-bê và các thành viên trong nội các của ông đã tiến hành chuyến thăm một loạt nước châu Á - Thái Bình Dương, tới những nước láng giềng của Trung Quốc, để củng cố và thắt chặt quan hệ với các quốc gia này. Đây là những bước đi được coi là linh hoạt, khôn khéo, mà Nhật Bản cho rằng để “đối phó” với một Trung Quốc khi nước này ngày “càng lấn lướt trên biển” và giúp Tô-ky-ô không cần “to tiếng” cũng có thể hóa giải tình trạng căng thẳng giữa hai nước.
Bắc Kinh cũng đã có những hành động rất quyết liệt trong vụ tranh chấp chủ quyền quần đảo với Nhật Bản, như đưa tàu chiến tới khu vực quần đảo tranh chấp. Nhưng Trung Quốc cũng không thể đơn phương tiến hành xung đột với Nhật Bản - quốc gia thuộc châu Á - Thái Bình Dương. Bởi đây đang là điểm đến, là khu vực địa chính trị quan trọng của thế giới, đặc biệt đối với các cường quốc. Năm qua, mặc dù kinh tế thế giới suy giảm, nhưng các quốc gia ở khu vực này lại có tốc độ tăng trưởng khá cao, như Trung Quốc, Ấn Độ đều đạt trên 7%, Nhật Bản, Hàn Quốc đã có đà tăng trưởng khá, các nước Đông Nam Á cũng duy trì tốc độ tăng trưởng.
Khi đã trở thành điểm tựa, động lực của kinh tế toàn cầu, lẽ đương nhiên, các nước lớn muốn duy trì ảnh hưởng của mình đối với thế giới, đều phải điều chỉnh chính sách, hướng về châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ đã hành động như vậy từ năm ngoái và cho rằng là một cường quốc châu Á - Thái Bình Dương, Oa-sinh-tơn có vai trò, lợi ích đối với trật tự an ninh chính trị, kinh tế tại khu vực này. Ngay đối với Nga - Tổng thống V.Pu-tin, trong thông điệp đầu tiên trở lại cương vị Tổng thống, cũng khẳng đinh, Nga là một phần của châu Á - Thái Bình Dương.
Trung Quốc là một quốc gia tại khu vực này, đồng thời là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, chắc chắn không muốn những tranh chấp mâu thuẫn với các nước trong khu vực làm giảm ảnh hưởng, vị thế tại châu Á - Thái Bình Dương. Hơn thế nữa, khi cả Mỹ và Nga đều đang củng cố vị thế tại khu vực này, cũng có những đối sách kiềm chế, hóa giải những hành động gây xung đột ở châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2012, tại Đông Nam Á, có nhiều thời điểm căng thẳng cũng gia tăng do mâu thuẫn, bất đồng giữa các nước trong khu vực với Trung Quốc về chủ quyền tại biển Đông. Tuy nhiên, các quốc gia này đều biết phải làm gì để ngăn chặn bạo lực xung đột. Bởi, khu vực này và các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) giờ đây, cũng trở thành tâm điểm địa chính trị quan trọng trong mục tiêu củng cố, tăng cường vị thế của các nước lớn, tạo lá chắn ngăn ngừa xung đột bùng nổ.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 21, các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã cam kết tôn trọng Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và cùng hợp tác để hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc về ứng xử Biển Đông (COC). Đây sẽ là nền tảng giúp ASEAN và các bên liên quan giải quyết các vấn đề Biển Đông trên cơ sở hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực.
Hiện nay, điểm nóng mà dư luận luôn quan tâm với sự lo ngại sâu sắc hơn cả là Trung Đông - một trong những khu vực đang bất ổn nhất trên thế giới. Trung Đông chiếm 56% tỷ lệ trữ lượng dầu mỏ toàn cầu và khoảng 20% lượng dầu giao dịch thế giới đi qua eo biển Hoóc-mút (Hormuz) của I-ran. Chính nguồn tài nguyên có tầm quan trọng chiến lược này đã khiến nhiều nước, đặc biệt Mỹ can dự vào khu vực này. Nhưng giờ đây, Mỹ và các nước trong khu vực bắt đầu nhận thấy những hệ lụy nguy hiểm trong cách hành xử đó. Các quốc gia Trung Đông bắt đầu triển khai kế hoạch phối hợp nhằm xây dựng một cấu trúc an ninh khu vực lâu dài, tiền đề đưa Trung Đông tiến tới sự ổn định.
Trong khi đó, theo các cố vấn về chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma, trong nhiệm kỳ hai, ông sẽ tiếp tục chính sách ngoại giao Trung Đông thận trọng, ít có xu hướng đối đầu và can thiệp trực tiếp vào khu vực này. Ngay cả trong vấn đề hạt nhân của I-ran, Oa-sinh-tơn cũng phải tính đến việc từ bỏ kế hoạch dùng biện pháp quân sự. Các nước phương Tây, giờ đây không còn ủng hộ khả năng tấn công quân sự Xy-ri - như trước đây đối với Li-bi, bởi khoảng cách quá xa về địa lý và gánh nặng suy thoái kinh tế. Người dân Mỹ cũng đang tự hỏi tại sao họ lại phải can thiệp vào quốc gia này - nơi Mỹ không có nhiều lợi ích, mà lại quá đông kẻ thù, như các tổ chức Hồi giáo Jihad Sunni, Mujahidin Shiite đặc biệt là Al-Qaeda. Ông B.Ô-ba-ma, vì thế cũng không thể mạo hiểm can thiệp quân sự vào Xy-ri.
Thực tế, tại những điểm nóng khu vực và thế giới hiện nay, Mỹ không thể tự độc diễn, mà còn phải tính đến vai trò và tầm ảnh hưởng của các nước liên quan, các cường quốc khác, đặc biệt là Nga và Trung Quốc. Các nước này đều đang dành ưu tiên cho các vấn đề trong nước, trọng tâm là khôi phục, phát triển kinh tế và cùng hướng sự quan tâm đầu tư tới những khu vực chiến lược quan trọng thế giới, tạo nên xu thế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, kiềm chế. Trong bối cảnh đó, các nước đều phải cố gắng hạn chế gây xung đột để cùng hợp tác và phát triển. Vì vậy, cho dù xung đột, mâu thuẫn về chủ quyền, sắc tộc, tôn giáo vẫn tiếp diễn và khi các nước, đặc biệt các cường quốc có sự đồng thuận và trách nhiệm trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng và điểm nóng khu vực, hòa bình, an ninh ổn định sẽ vẫn là gam màu sáng của thế giới năm 2013./.
Tổng thống mới của Hàn Quốc bà Pắc Cư Hi (Park Geun Hye), trong bài diễn văn đầu tiên trên cương vị người đứng đầu đất nước đã khẳng định: sẽ “củng cố hòa bình trong khu vực” và mở ra “một kỷ nguyên mới trên bán đảo Triều Tiên”, trên cơ sở tạo dựng lòng tin lẫn nhau. Dường như đáp lại thiện chí đó của Hàn Quốc, nhà lãnh đạo mới của CHDCND Triều Tiên Kim Châng Ưn (Kim Jong Un) liên tục đưa ra những tuyên bố xây dựng, khẳng định tuân thủ các Tuyên bố chung đã được ký kết giữa hai bên nhằm nỗ lực giải quyết căng thẳng với Xê-un.
Ngay cả trong vụ tranh chấp giữa Nhật Bản - Hàn Quốc đối với chủ quyền quần đảo Ta-kê-si-ma (Takeshima) theo cách gọi của Nhật Bản và Đốc-đô (Dokdo) theo cách gọi của Hàn Quốc đã gây nên nhiều sóng gió trong quan hệ hai nước, Tổng thống Hàn Quốc Pắc Cư Hi cho biết, bà sẽ cố gắng hòa giải, hợp tác hòa bình giữa các bên. Thủ tướng mới của Nhật Bản Sin-dô A-bê (Shinzo Abe) có quan điểm khá cứng rắn trong vấn đề này song trong những ngày đầu năm mới đã cử đặc phái viên đến Hàn Quốc nhằm hàn gắn quan hệ giữa hai nước. Nội các của ông cũng đã tiến hành hàng loạt chuyến thăm cải thiện và tăng cường quan hệ với các nước láng giềng.
Trong chiến dịch vận động tranh cử vừa qua, ông S.A-bê tuyên bố sẽ có những bước đi đầy mạnh mẽ và quyết liệt đối với Trung Quốc chung quanh tranh chấp quần đảo Xê-ca-cư (Senkeku) - theo cách gọi của Tô-ky-ô và Điếu Ngư theo cách gọi của Bắc Kinh trên biển Hoa Đông. Nhưng khi lên nắm quyền, cuối tháng 1-2013, ông đã cử phái viên - Nát-su-tô Y-a-ma-gu-chi (Natsuo Yamaguchi), thành viên Đảng New Komeito, tới Trung Quốc nhằm hạ nhiệt căng thẳng giữa hai nước. Đồng thời, sau khi thành lập chính phủ mới, ông Sin-dô A-bê cũng đã tiến hành chuyến thăm một loạt nước Đông Nam Á, gồm Việt Nam, Thái Lan và In-đô-nê-xi-a. Trước đó, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Ta-rô A-sô (Taro Aso) đến thăm chính thức Mi-an-ma và Bộ trưởng Ngoại giao Phu-mi-ô Ki-si-đa (Fumio Kishida) đến thăm một loạt nước gồm Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Bru-nây và Ô-xtrây-li-a.
Như vậy, có thể thấy Thủ tướng Si-dô A-bê và các thành viên trong nội các của ông đã tiến hành chuyến thăm một loạt nước châu Á - Thái Bình Dương, tới những nước láng giềng của Trung Quốc, để củng cố và thắt chặt quan hệ với các quốc gia này. Đây là những bước đi được coi là linh hoạt, khôn khéo, mà Nhật Bản cho rằng để “đối phó” với một Trung Quốc khi nước này ngày “càng lấn lướt trên biển” và giúp Tô-ky-ô không cần “to tiếng” cũng có thể hóa giải tình trạng căng thẳng giữa hai nước.
Bắc Kinh cũng đã có những hành động rất quyết liệt trong vụ tranh chấp chủ quyền quần đảo với Nhật Bản, như đưa tàu chiến tới khu vực quần đảo tranh chấp. Nhưng Trung Quốc cũng không thể đơn phương tiến hành xung đột với Nhật Bản - quốc gia thuộc châu Á - Thái Bình Dương. Bởi đây đang là điểm đến, là khu vực địa chính trị quan trọng của thế giới, đặc biệt đối với các cường quốc. Năm qua, mặc dù kinh tế thế giới suy giảm, nhưng các quốc gia ở khu vực này lại có tốc độ tăng trưởng khá cao, như Trung Quốc, Ấn Độ đều đạt trên 7%, Nhật Bản, Hàn Quốc đã có đà tăng trưởng khá, các nước Đông Nam Á cũng duy trì tốc độ tăng trưởng.
Khi đã trở thành điểm tựa, động lực của kinh tế toàn cầu, lẽ đương nhiên, các nước lớn muốn duy trì ảnh hưởng của mình đối với thế giới, đều phải điều chỉnh chính sách, hướng về châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ đã hành động như vậy từ năm ngoái và cho rằng là một cường quốc châu Á - Thái Bình Dương, Oa-sinh-tơn có vai trò, lợi ích đối với trật tự an ninh chính trị, kinh tế tại khu vực này. Ngay đối với Nga - Tổng thống V.Pu-tin, trong thông điệp đầu tiên trở lại cương vị Tổng thống, cũng khẳng đinh, Nga là một phần của châu Á - Thái Bình Dương.
Trung Quốc là một quốc gia tại khu vực này, đồng thời là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, chắc chắn không muốn những tranh chấp mâu thuẫn với các nước trong khu vực làm giảm ảnh hưởng, vị thế tại châu Á - Thái Bình Dương. Hơn thế nữa, khi cả Mỹ và Nga đều đang củng cố vị thế tại khu vực này, cũng có những đối sách kiềm chế, hóa giải những hành động gây xung đột ở châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2012, tại Đông Nam Á, có nhiều thời điểm căng thẳng cũng gia tăng do mâu thuẫn, bất đồng giữa các nước trong khu vực với Trung Quốc về chủ quyền tại biển Đông. Tuy nhiên, các quốc gia này đều biết phải làm gì để ngăn chặn bạo lực xung đột. Bởi, khu vực này và các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) giờ đây, cũng trở thành tâm điểm địa chính trị quan trọng trong mục tiêu củng cố, tăng cường vị thế của các nước lớn, tạo lá chắn ngăn ngừa xung đột bùng nổ.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 21, các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã cam kết tôn trọng Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và cùng hợp tác để hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc về ứng xử Biển Đông (COC). Đây sẽ là nền tảng giúp ASEAN và các bên liên quan giải quyết các vấn đề Biển Đông trên cơ sở hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực.
Hiện nay, điểm nóng mà dư luận luôn quan tâm với sự lo ngại sâu sắc hơn cả là Trung Đông - một trong những khu vực đang bất ổn nhất trên thế giới. Trung Đông chiếm 56% tỷ lệ trữ lượng dầu mỏ toàn cầu và khoảng 20% lượng dầu giao dịch thế giới đi qua eo biển Hoóc-mút (Hormuz) của I-ran. Chính nguồn tài nguyên có tầm quan trọng chiến lược này đã khiến nhiều nước, đặc biệt Mỹ can dự vào khu vực này. Nhưng giờ đây, Mỹ và các nước trong khu vực bắt đầu nhận thấy những hệ lụy nguy hiểm trong cách hành xử đó. Các quốc gia Trung Đông bắt đầu triển khai kế hoạch phối hợp nhằm xây dựng một cấu trúc an ninh khu vực lâu dài, tiền đề đưa Trung Đông tiến tới sự ổn định.
Trong khi đó, theo các cố vấn về chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma, trong nhiệm kỳ hai, ông sẽ tiếp tục chính sách ngoại giao Trung Đông thận trọng, ít có xu hướng đối đầu và can thiệp trực tiếp vào khu vực này. Ngay cả trong vấn đề hạt nhân của I-ran, Oa-sinh-tơn cũng phải tính đến việc từ bỏ kế hoạch dùng biện pháp quân sự. Các nước phương Tây, giờ đây không còn ủng hộ khả năng tấn công quân sự Xy-ri - như trước đây đối với Li-bi, bởi khoảng cách quá xa về địa lý và gánh nặng suy thoái kinh tế. Người dân Mỹ cũng đang tự hỏi tại sao họ lại phải can thiệp vào quốc gia này - nơi Mỹ không có nhiều lợi ích, mà lại quá đông kẻ thù, như các tổ chức Hồi giáo Jihad Sunni, Mujahidin Shiite đặc biệt là Al-Qaeda. Ông B.Ô-ba-ma, vì thế cũng không thể mạo hiểm can thiệp quân sự vào Xy-ri.
Thực tế, tại những điểm nóng khu vực và thế giới hiện nay, Mỹ không thể tự độc diễn, mà còn phải tính đến vai trò và tầm ảnh hưởng của các nước liên quan, các cường quốc khác, đặc biệt là Nga và Trung Quốc. Các nước này đều đang dành ưu tiên cho các vấn đề trong nước, trọng tâm là khôi phục, phát triển kinh tế và cùng hướng sự quan tâm đầu tư tới những khu vực chiến lược quan trọng thế giới, tạo nên xu thế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, kiềm chế. Trong bối cảnh đó, các nước đều phải cố gắng hạn chế gây xung đột để cùng hợp tác và phát triển. Vì vậy, cho dù xung đột, mâu thuẫn về chủ quyền, sắc tộc, tôn giáo vẫn tiếp diễn và khi các nước, đặc biệt các cường quốc có sự đồng thuận và trách nhiệm trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng và điểm nóng khu vực, hòa bình, an ninh ổn định sẽ vẫn là gam màu sáng của thế giới năm 2013./.
Đưa Hà Tĩnh thành một tỉnh công nghiệp phát triển  (24/02/2013)
Phê duyệt Chương trình nghiên cứu, đào tạo, xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao  (24/02/2013)
Mỹ lo ngại về tác động của chương trình cắt giảm chi tiêu  (24/02/2013)
Điện mừng Quốc khánh nước cộng hòa E-xtô-ni-a  (24/02/2013)
Hàng vạn người dự khai ấn đền Trần tại Nam Định  (24/02/2013)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay