Du lịch Việt Nam: Thành công và những bài học thời kỳ hội nhập
TCCS - Chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam đề ra mục tiêu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, cạnh tranh được với các nước trong khu vực.
Năm 2030, ngành du lịch Việt Nam phấn đấu tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020; thu hút được 17 - 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD; giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỷ USD; tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp. Ngành du lịch Việt Nam cũng đặt ra nhiều mục tiêu về cải thiện năng lực cạnh tranh du lịch quốc gia lên 10 - 15 bậc vào năm 2021; tăng tỷ lệ đóng góp trực tiếp từ 8,39% GDP năm 2018 lên trên 10% GDP vào năm 2021; cải thiện đầu tư, quảng bá, thu hút khách từ các thị trường chiến lược và mục tiêu; hiện thực hóa sáng kiến xây dựng thị trường hàng không chung ASEAN năm 2020, trước mắt ưu tiên các nước tiểu vùng sông Mekong và khu vực ASEAN…
Những con số ấn tượng
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2018, ngành du lịch đã đón 15,6 triệu khách quốc tế, phục vụ trên 80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt 620 nghìn tỷ đồng. Năm 2019, cùng với việc đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá, chất lượng du lịch, Việt Nam tiếp tục giữ vững danh hiệu “Điểm đến hàng đầu châu Á” năm thứ hai liên tiếp do Giải thưởng Du lịch Thế giới (WTA) bình chọn. Đặc biệt, Việt Nam thu hút lượng khách quốc tế cao nhất từ trước đến nay, đạt 18.008,6 nghìn lượt người, tăng 16,2% so với năm trước, trong đó khách đến bằng đường hàng không đạt 14.377,5 nghìn lượt người, chiếm 79,8% lượng khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 15,2%; bằng đường bộ đạt 3.367 nghìn lượt người, chiếm 18,7% và tăng 20,4%; bằng đường biển đạt 264,1 nghìn lượt người, chiếm 1,5% và tăng 22,7%. Khách từ châu Á đạt 14.386,3 nghìn lượt người, chiếm 79,9% tổng số khách quốc tế, tăng 19,1% so với năm trước; khách đến từ châu Âu đạt 2.168,2 nghìn lượt người, tăng 6,4% so với năm trước và tăng ở hầu hết các thị trường; khách đến từ châu Mỹ đạt 973,8 nghìn lượt người, tăng 7,7% so với năm 2018, chủ yếu là khách đến từ Hoa Kỳ đạt 746,2 nghìn lượt người, tăng 8,6%; khách đến từ châu Úc đạt 432,4 nghìn lượt người, giảm 1,2% so với năm trước…
Tổng doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống năm 2020 ước tính đạt 586,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,9% tổng mức và tăng 9,8% so với năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành năm 2019 đạt 46 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 12,1% so với năm trước. Doanh thu dịch vụ khác năm 2019 đạt 556,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,3% tổng mức và tăng 8,5% so với năm 2018.
Hà Nội là một điển hình về thành công trong phát triển du lịch: Năm 2018, Hà Nội đón 5,74 triệu lượt khách quốc tế đến từ gần 190 quốc gia và vùng lãnh thổ (tăng 16% so với năm 2017); trong đó, khách đến từ châu Á chiếm khoảng 60%; đến từ châu Âu chiếm khoảng 24%; đến từ châu Mỹ chiếm 9%; đến từ châu Đại Dương chiếm khoảng 6% và đến từ châu Phi chiếm khoảng 1%. Đáng kể là nhóm 10 thị trường hàng đầu khách quốc tế vào Hà Nội thì hầu hết là thuộc châu Âu, gồm Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch, Ý, Pháp, New Zealand, Anh, Thụy Sỹ, Đức. Hình ảnh Thủ đô Hà Nội ngày càng được giới thiệu, quảng bá rộng rãi và tiếp tục được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Hà Nội được bình chọn xếp thứ 12/25 điểm đến tốt nhất thế giới năm 2018; là một trong hai thành phố của Việt Nam lọt nhóm cao nhất thế giới 2018 về lượng phòng du khách đặt trước và được Tổ chức Giải thưởng Du lịch Thế giới đề cử là 1 trong 17 ứng viên cho hạng mục bình chọn giải thưởng “Điểm đến thành phố hàng đầu thế giới 2018”. Năm 2019, Hà Nội đón được khoảng 28,58 triệu lượt khách du lịch đến Hà Nội, tăng 9,8% so với số thực hiện năm 2018, trong đó bao gồm: 6,66 triệu khách quốc tế (có 4,80 triệu khách quốc tế có lưu trú) tăng 16% (so với ước thực hiện năm 2018); 21,92 triệu khách nội địa, tăng 8% (so với ước kế hoạch năm 2018). Tổng thu từ khách du lịch đạt 84.788 ngàn tỷ đồng, tăng 11,8% so với ước thực hiện năm 2018. Công suất sử dụng phòng trung bình của cơ sở lưu trú, khách sạn đạt từ 60% đến 65%. Với kết quả này, ngành du lịch của Thủ đô đã về đích sớm trước 2 năm về chỉ tiêu đón 5,7 triệu lượt khách quốc tế theo mục tiêu Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 26-6-2017, của Thành ủy đề ra; đồng thời, khẳng định vai trò, vị trí là ngành kinh tế lớn, tốc độ tăng trưởng ổn định, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, đóng góp có hiệu quả vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội…
Bước sang năm 2020, ngành du lịch Việt Nam cũng như du lịch các nước trên thế giới có sự suy giảm mạnh mẽ chưa từng có do đại dịch Covid-19. Khách quốc tế đến nước ta chủ yếu là chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam do Việt Nam thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, chưa mở cửa du lịch quốc tế. Khách quốc tế đến nước ta trong tháng 5-2020 ước tính đạt 22,7 nghìn lượt người, giảm 13,6% so với tháng trước, trong đó khách đến bằng đường hàng không giảm 12,2%; bằng đường bộ giảm 38%; bằng đường biển tăng 161%. So với cùng kỳ năm trước, khách quốc tế đến nước ta trong tháng 5 giảm 98,3%, trong đó khách đến bằng đường hàng không giảm 97,9%; bằng đường bộ giảm 99,6% và bằng đường biển giảm 99%; khách đến từ châu Á giảm 97,9%; từ châu Âu giảm 99,8%; từ châu Úc giảm 99,9%; từ châu Mỹ giảm 99,8% và từ châu Phi giảm 99,3%.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, khách quốc tế đến nước ta đạt khoảng 3.735,7 nghìn lượt người, giảm 48,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến bằng đường hàng không đạt 3.037,7 nghìn lượt người, chiếm 81,3% lượng khách quốc tế đến Việt Nam, giảm 46,9%; bằng đường bộ đạt 553,8 nghìn lượt người, chiếm 14,8% và giảm 61,6%; bằng đường biển đạt 144,3 nghìn lượt người, chiếm 3,9% và tăng 11%. Khách đến từ châu Á đạt 2.721,4 nghìn lượt người, chiếm 72,9% tổng số khách quốc tế đến nước ta, giảm 51,4% so với cùng kỳ năm trước. Khách đến từ châu Âu ước tính đạt 665,6 nghìn lượt người, giảm 35,7% so với cùng kỳ năm trước. Khách đến từ châu Mỹ ước tính đạt 234,3 nghìn lượt người, giảm 46,9% so với cùng kỳ năm trước. Khách đến từ châu Úc đạt 102,3 nghìn lượt người, giảm 47,9%, trong đó khách đến từ Ôx-trây-li-a đạt 92,3 nghìn lượt người, giảm 47,4%. Khách đến từ châu Phi đạt 12 nghìn lượt người, giảm 38,8% so với cùng kỳ năm 2019...
Để đối phó với sự duy giảm ngành du lịch, nhất là khách quốc tế do hệ quả của đại dịch Covid-19, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công bố cuộc vận động “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”. Thực tế công tác chuẩn bị kích cầu cho du lịch nội địa đã được các doanh nghiệp lên kế hoạch, chuẩn bị sản phẩm, quy chế bảo đảm an toàn,... từ trong dịch Covid-19 và chỉ đợi chỉ thị dỡ bỏ giãn cách xã hội để tung ra. Một trong những mục tiêu của chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” là khuyến khích sự đồng thuận và liên kết chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp du lịch, hãng hàng không, dịch vụ du lịch,... để cho ra những mức giảm thật hấp dẫn, khuyến khích sự tham gia của du khách. Thông qua chiến dịch này, người dân biết được những tour giá rẻ, những điểm đến có nhiều ưu đãi dành cho họ.
Bài học thành công
Một là, sự thành công của du lịch Việt trong những năm gần đây là kết quả hội tụ của hàng loạt chính sách và nỗ lực của các cấp, ngành, ở cả tầm vĩ mô và vi mô, trong đó phải kể đến sự nỗ lực và năng động của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và cộng đồng doanh nghiệp du lịch.
Hai là, sự khai thông về nhận thức và hoàn thiện hơn cơ sở pháp lý. Đây là động lực tích cực nhất cho du lịch phát triển, với 2 điểm nhấn nổi bật là: Luật Du lịch năm 2017 bắt đầu có hiệu lực từ năm 2018 mở ra một hành lang thông thoáng đối với ngành du lịch Việt Nam. Đồng thời, ngành du lịch được tiếp sức bởi Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16-1-2017, của Bộ Chính trị về Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, với các đề án: Cơ cấu lại ngành du lịch; Ứng dụng tổng thể công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch; Nâng cao hiệu quả trong quảng bá, xúc tiến du lịch... Quốc hội khóa XIV, Kỳ họp thứ 8 (tháng 11-2019) đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, kỳ vọng thời gian tới, du lịch Việt Nam sẽ có thêm những động lực mới từ những cải thiện trong quy định miễn thị thực và cấp thị thực tại cửa khẩu, kéo dài thời hạn lưu trú của Việt Nam, nhất là mở rộng các quốc gia được cấp thị thực điện tử và danh sách các cửa khẩu được cấp thị thực điện tử; cải tiến các thủ tục cấp thị thực tại cửa khẩu; miễn thị thực đơn phương cho các thị trường hiện đang được áp dụng chính sách này, mở rộng diện miễn thị thực đơn phương từng bước tương đồng với thông lệ quốc tế, để tạo thuận lợi cho du khách quốc tế.
Ba là, xã hội hóa các nguồn lực đầu tư. Sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân lớn đầu tư vào phát triển hạ tầng ngành du lịch, với nhiều dự án có quy mô lớn, nghỉ dưỡng chất lượng cao và mở mới các đường bay thẳng, giá rẻ, được đưa vào sử dụng làm tăng thêm nội lực kết nối của điểm đến trong khả năng tiếp nhận, phục vụ du khách, tạo ra tác động lan tỏa, định vị được hình ảnh điểm đến chung cho du lịch Việt Nam. Các khu du lịch mang đẳng cấp quốc tế nâng tầm thương hiệu du lịch Việt có thể sánh vai và đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu du lịch trong khu vực. Chính sự nỗ lực này đã tạo ra sự tăng trưởng ổn định của lượng khách trong năm vừa qua.
Bốn là, đẩy mạnh cung cấp thông tin du lịch qua những website thông tin chính thống. Công tác xúc tiến du lịch đã và đang được triển khai bền bỉ và chuyên nghiệp hơn thực sự định hình và tô nhấn hình ảnh trong con mắt du khách trong và ngoài nước một Việt Nam tươi đẹp, sở hữu đa dạng các kỳ quan thiên nhiên, các giá trị văn hóa, lịch sử, ẩm thực đặc sắc, hấp dẫn, các bãi biển đẹp hoang sơ, các khu nghỉ dưỡng hàng đầu thế giới, các thành phố trẻ vừa hiện đại, sôi động, vừa cổ kính. Nhiều điểm đến và sản phẩm du lịch của Việt Nam được xếp hạng hàng đầu thế giới bởi các hãng truyền thông lớn, như CNN, BBC,… hay các chuyên trang và mạng tư vấn, đánh giá về điểm đến du lịch có uy tín, như TripAdvisor, Telegraph… Chính vẻ đẹp thiên nhiên, con người thân thiện và nền chính trị ổn định, an ninh bảo đảm là những yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh diễn biến phức tạp của tình hình thế giới.
Năm là, giải quyết các mối quan hệ liên ngành và hài hòa lợi ích giữa các đối tác có liên quan. Chính quyền địa phương phải có tầm nhìn trong quy hoạch và phát triển hạ tầng, phải chủ động xây dựng chính sách, hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược để định vị hình ảnh, sản phẩm và thương hiệu đặc trưng từng vùng, miền, địa phương, nhất là phát triển chuỗi các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, liên vùng và liên quốc gia, với chất lượng cao và tích hợp nhiều tiện ích, trải nghiệm thú vị hơn cho du khách. Theo đó, cần có sự nghiên cứu cụ thể ở nhiều lĩnh vực, như văn hóa, ẩm thực đặc trưng, phong tục, tập quán sinh hoạt cư dân bản địa, nhằm định hướng các giá trị cốt lõi của cộng đồng, giữ gìn và phát triển không gian văn hóa để nuôi dưỡng, bảo tồn và phát huy những giá trị ấy. Đề cao ý thức phát triển du lịch với bảo vệ môi trường, văn hóa bản địa, vận động cộng đồng dân cư thực hiện những chính sách của chính quyền và tạo ra sự hưởng lợi cho người dân địa phương.
Các cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa phương cần nâng cao năng lực quản lý hướng dẫn, tổ chức khai thác tốt các điểm du lịch tại địa phương. Cộng đồng dân cư được tham gia bàn bạc ngay từ đầu về các chủ trương, kế hoạch, cũng như trong quá trình triển khai, thực hiện, giám sát và hưởng lợi từ các kế hoạch, chương trình xây dựng và triển khai sản phẩm du lịch đến vấn đề bảo vệ, bảo tồn tài nguyên. Tăng cường giáo dục kỹ năng tổ chức công việc đón tiếp ứng xử với khách; giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, như kiến trúc nhà ở, trang phục; giữ gìn bảo vệ môi trường vệ sinh; bảo đảm an ninh, trật tự cho khách du lịch; nghiên cứu, sưu tầm các truyền thống văn hóa dân tộc tiên tiến đưa vào phục vụ khách du lịch; ưu đãi về chính sách nhằm thu hút các công ty lữ hành khai thác và liên kết các tour du lịch, đồng thời, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, như các hoạt động dưới hình thức tham gia vào một số công đoạn sản xuất/canh tác nông nghiệp; tham quan phong cảnh, con người, văn hóa và lối sống của người dân,… để giúp du khách trải nghiệm cuộc sống thường nhật và khám phá những nét đặc sắc về văn hóa, phong tục, nếp sống của người dân bản địa.
Các doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp lữ hành cần quan tâm xây dựng tour, tuyến, chương trình du lịch, xây dựng ấn phẩm quảng bá tuyên truyền, tham gia hỗ trợ người dân hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du khách; xây dựng những sản phẩm du lịch với những yếu tố độc đáo; phát triển mạnh hơn các loại hình du lịch mới, như du lịch mạo hiểm, du lịch kết hợp tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện, kỳ nghỉ ngắn kết hợp chăm sóc sức khỏe, du lịch văn hóa - lễ hội, du lịch -làng nghề và lễ hội truyền thống, lửa trại… Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, giới thiệu rộng rãi loại hình và sản phẩm du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng in-tơ-nét. Đồng thời, siết chặt hơn các quy định và yêu cầu thực hiện du lịch có trách nhiệm, hỗ trợ người bản địa và coi trọng bảo vệ môi trường, xử lý rác thải và tiêu thụ các sản phẩm do người dân địa phương làm ra; đào tạo và tăng cường sử dụng nhân lực địa phương; khuyến khích và tổ chức cộng đồng dân cư tại địa phương tham gia du lịch cộng đồng với tư cách vừa là nhà tổ chức, vừa là người hưởng thụ, lại vừa chủ động cung cấp các dịch vụ như nhà nghỉ, phương tiện vận chuyển, phục vụ ăn uống, bán hàng lưu niệm, hỗ trợ du khách; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; vệ sinh môi trường.
Du lịch là một ngành kinh tế liên ngành, liên vùng và có thể lợi thế trong thu hút vốn đầu tư từ nhiều thành phần trong xã hội hóa, tuy nhiên để phát triển du lịch phải có sự phối hợp chung, liên ngành, liên cấp và liên vùng mới tạo được sự bứt phá cả trước mắt, cũng như lâu dài./.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế  (04/06/2020)
Hành trình của niềm tin và sứ mệnh vì người nghèo  (29/05/2020)
Phát huy vai trò Đảng lãnh đạo toàn diện trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm cung ứng điện an toàn, ổn định trên địa bàn miền Bắc  (25/05/2020)
Đảng ủy Tổng Công ty Điện lực miền Bắc tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên  (20/05/2020)
Thực hiện mục tiêu “kép” trên những công trình trọng điểm  (13/05/2020)
Huyện ủy Lập Thạch làm tốt công tác kiểm tra, giám sát  (12/05/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển