Học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính và Công nghệ Thái Nguyên học tập và thực hành theo phong cách Hồ Chí Minh
00:50, ngày 20-06-2018
TCCSĐT - Cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về tư tưởng, đạo đức và phong cách sống. Người luôn độc lập trong suy nghĩ, tự chủ trong hành động, tự cường vươn lên trong khó khăn. Trái tim vĩ đại của Người đã ngừng đập, nhưng tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người mãi mãi tỏa sáng.
Học tập và làm theo phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là việc làm có ý nghĩa quan trọng để mỗi người chúng ta soi rọi, nhìn nhận về bản thân từ đó có cách điều chỉnh, ứng xử phù hợp nhằm xây dựng, rèn luyện đạo đức phong cách của người cán bộ, đảng viên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Đảng ta luôn đề cao tầm quan trọng đặc biệt của tư tưởng, đạo đức và phong cách hành động Chủ tịch Hồ Chí Minh và coi đó là nền tảng tinh thần vững chắc cho quá trình hoàn thiện nhân cách các thế hệ con người Việt Nam hiện nay. Vì vậy, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều Chỉ thị nhằm không ngừng đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.
Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016, với các Chỉ thị 06 - CT/TW (ngày 07/11/2006) và Chỉ thị số 03 -CT/TW (Ngày 14/05/2011), nhiệm vụ của cán bộ, Đảng, cũng như mọi công dân Việt Nam là: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Để đáp ứng những yêu cầu mới của cuộc sống, ngày 15-5-2016, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Chỉ thị 05 - CT/ TW về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Như vậy, chúng ta nhận thấy điểm nhấn trong quá trình đẩy mạnh học tập tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn này là học và làm theo phong cách của Bác.
Nói phong cách Hồ Chí Minh là nói đến những đặc trưng giá trị, mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, gắn liền với nhân cách trí tuệ lỗi lạc, đạo đức trong sáng của Hồ Chí Minh. Đó là một phong cách vừa dân tộc, vừa hiện đại, vừa khoa học, vừa cách mạng, vừa cao cả vừa thiết thực.
Cùng với sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một phần quan trọng tạo nên sự toàn vẹn và tầm vóc vĩ đại của người anh hùng giải phóng dân tộc. Phong cách Hồ Chí Minh là một hệ thống chỉnh thể gắn bó chặt chẽ với nhau, thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người, có giá trị khoa học, đạo đức và thẩm mỹ.
Phong cách Hồ Chí Minh là phạm trù rất rộng. Chúng ta tìm thấy ở mọi suy nghĩ, việc làm, cách ứng xử với tất cả các mối quan hệ của Người trong cuộc sống. Nhưng tựu chung lại, nội dung căn bản trong phong cách Hồ Chí Minh bao gồm:
+ Phong cách tư duy: Lối tư duy độc lập, tự chủ, khoa học, sáng tạo, có lý có tình, cách mạng và hiện đại.
+ Phong cách làm việc: Làm việc có kế hoạch, khoa học, đúng giờ, luôn đổi mới, sáng tạo, không chấp nhận lối cũ, đường mòn trong quá trình làm việc.
+ Phong cách lãnh đạo: Tuân thủ nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đi đúng đường lối quần chúng. Luôn tổ chức kiểm tra, kiểm soát công việc được giao và đã giao phó. Luôn thực hiện tốt nêu gương.
+ Phong cách diễn đạt: Diễn đạt ngắn gọn, cô đọng, hàm súc, trong sáng và sinh động, gần gũi với cách nghĩ của quần chúng, có lượng thông tin cao.
+ Phong cách ứng xử: Tự nhiên, linh hoạt, chủ động, khiêm tốn, nhã nhặn, lịch thiệp, chân tình, nồng hậu, hòa nhã, gần gũi.
+ Phong cách sinh hoạt: Cần, kiệm, liêm, chính, phong cách sống hài hòa. Phong cách sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc sống thường ngày có nhiều nét đã trở thành huyền thoại. Người giản dị nhưng không giản đơn, bình thường nhưng không tầm thường. Mỗi việc làm, mỗi hành động của Người, dù nhỏ nhất, cũng đều chứa đựng giá trị giáo dục rất cao.
Phong cách Hồ Chí Minh thể hiện qua lối sống là phong cách của một con người với cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp, cách hành xử mực thước, là một tấm gương cho các thế hệ Việt Nam noi theo.
Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh không phải là sự bắt chước, thực hành một cách máy móc, mà cần vận dụng đúng đắn, sáng tạo vào điều kiện lịch sử cụ thể, phù hợp với những đặc điểm của mỗi người.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện Chỉ thị 05 - CT/ TW về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”của Bộ chính trị, Đảng ủy, Ban Giám Hiệu trường Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính và Công nghệ Thái Nguyên luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao và xây dựng các kế hoạch học tập và rèn luyện cho các em học sinh, sinh viên trong nhà trường.
Với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thuộc lĩnh vực Kế toán - kiểm toán; Tài Chính ngân hàng; Quản trị kinh doanh tổng hợp và thông tin kinh tế: Điện tử viễn thông; Nghiệp vụ bưu chính; Công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, nhà trường không chỉ tập trung đào tạo chuyên môn nghiệp vụ mà luôn chú trọng tới giáo dục toàn diện. Việc giáo dục, bồi dưỡng nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm xây dựng đội ngũ trí thức tương lai vừa “hồng” vừa “chuyên đã được Đảng ủy, Ban Giám Hiệu nhà trường chú trọng và xác định là một nhiệm vụ trọng yếu, cơ bản, cấp bách và lâu dài trong nhà trường.
Đảng ủy, Ban Giám Hiệu nhà trường đã chỉ đạo các phòng ban chức năng quán triệt Chỉ thị 05 - CT/ TW về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đến từng cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức, đến các em học sinh, sinh viên trong nhà trường. Nhà trường đã mời Thành ủy Thái Nguyên về phổ biến nội dung Chỉ thị 05 - CT/ TW về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”của Bộ chính trị” và đã xây dựng kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong từng giai đoạn và đối tượng cụ thể.
Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo khoa Lý luận chính trị xây dựng chương trình giảng dạy, lồng ghép các nội dung về phong cách Hồ Chí Minh trong các bài giảng chính trị trên lớp và ngoại khóa, để nêu cao nhận thức cho học sinh, sinh viên về phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thực hành phong cách đó trong học tập nói riêng và cuộc sống nói chung.
Đối với đoàn thanh niên, việc giáo dục đạo đức và phong cách của chủ tịch Hồ Chí Minh đến đoàn viên, thanh niên của mình qua các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi tìm hiểu về Bác.
Với sự quan tâm sâu sát của Đảng ủy, Ban Giám hiệu và các phòng, khoa chức năng, việc học tập và thực hành phong cách Hồ Chí Minh đã được triển khai sâu, rộng và đạt hiệu quả trong học sinh, sinh viên nhà trường. Nội dung học tập và thực hành phong cách Hồ Chí Minh được xây dựng phù hợp với từng đối tượng học sinh, sinh viên.
Qua mỗi bài giảng, mỗi tấm gương của thày cô, các em học sinh - sinh viên đã hình thành cho mình được tư duy độc lập, làm việc có kế hoạch, đúng giờ giấc, nêu cao tinh thần tự học, tự khám phá, không ngừng tìm tỏi, trao đổi và chia sẻ để tìm ra những phương pháp học hiệu quả, thường xuyên trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tự sáng tạo với mô hình sinh viên khởi nghiệp.
Đồng thời, các em cũng đã xây dựng lối sống tích cực, luôn cần, kiệm, liêm chính, giúp đỡ, sẻ chia với nhau trong cuộc sống phấn đấu trở thành sinh viên năm tốt: Đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt và hội nhập tốt. Mặt khác, bản thân các em đã biết đấu tranh với lối sống tiêu cực, buông thả, trông chờ, ỷ lại vào người khác, lên án những hành vi trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy của nhà trường và địa phương.
Đặc biệt từ năm học 2016 - 2017, nhà trường đã tiếp nhận, giảng dạy cho các em học sinh hệ trung cấp vừa tốt nghiệp trung học cơ sở, là con em đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đối với đối tượng này nhà trường đã đặc biệt quan tâm, giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng sống cho các em. Bởi lý tưởng sống sẽ là giá đỡ giúp các em vượt lên những thử thách khắc nghiệt trên con đường mình đã chọn và cống hiến sức trẻ cho quê hương, đất nước. Từ sống có lý tưởng, có tình yêu thương sẽ thôi thúc các em có những hành động tích cực để có “Tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn”.
Vận dụng lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục lý tưởng cho thế hệ trẻ là phải dạy cho học biết yêu nước, thương nòi, biết “giữ chủ nghĩa cho vững”, biết rèn bản lĩnh chắc chắn và khi cần biết sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, các thầy cô giáo trong nhà trường đã luôn gắn quá trình giáo dục đó trong từng bài giảng và các hoạt động ngoại khóa để các em ngày càng hoàn thiện hơn lẽ sống của bản thân.
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường với nhiều biến động, một bộ phận không nhỏ các em học sinh, sinh viên sống thiếu lý tưởng, ham chơi, ham hưởng thụ mà quên đi trách nhiệm cống hiến. Điều này cũng diễn ra ở một phận nhỏ học sinh trong nhà trường. Các em được Đảng, Nhà nước nuôi ăn học, cấp học phí, chăm lo nơi ăn chốn ở… nhưng vẫn có các em không cố gắng nỗ lực học tập mà chỉ lo hưởng thụ. Đối với bộ phận này, các thày cô giáo đã thường xuyên gần gũi, động viên, giáo dục các em nâng cao nhận thức và dần hình thành những lẽ sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Định hướng cho các em lối tư duy khoa học, làm việc đúng thời gian, kế hoạch, biết cách sẻ chia, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
Nhà trường đã tổ chức nhiều buổi ngoại khóa đưa các em đi tham quan, học tập ở ATK - Định Hóa, Lăng Bác… Qua mỗi chuyến đi ấy, các em được giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; đồng thời, các em tích lũy cho mình những hiểu biết về cách sống, cách làm việc theo phong cách, tác phong của Bác kính yêu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng sáng ngời về tinh thần tự học, sáng tạo. Theo Bác, còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng. Và chính cuộc đời của Người là tấm gương sáng ngời về tự học. Bác căn dặn, mỗi người sống trong xã hội luôn phải đề cao việc học tập, say mê học tập. Người chỉ rõ, mọi người cần phải xác định học tập là công việc suốt đời, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.
Vận dụng lời dạy của Bác, mỗi học sinh, sinh viên nhà trường đã luôn cố gắng say mê nghiên cứu, tìm tòi, tạo ra những giá trị mới về vật chất và tinh thần, không bị lệ thuộc vào cái đã có, biết tự khám phá tri thức một cách chủ động, tích cực, có kỹ năng sở ứng phó với những tình huống xảy ra trong cuộc sống của mình. Các em luôn hết lòng, hết sức với công việc, nhiệm vụ, phần việc được giao. Các em đã thực hiện tốt tinh thần tự động theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác đã căn dặn: Tự động là không phải tựa vào ai, là tự mình biết biến báo xoay xở, tự mình biết thực hành công tác theo nhiều hình thức mới mẻ, phong phú.
Trong cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh có một phong cách đặc biệt đã trở thành huyền thoại, đó chính là phong cách gần gũi, thân gần và trọng dân. Người đặc biệt quan tâm đến nhân dân. Theo Người, “trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng sức mạnh đoàn kết của nhân dân”. Hồ Chí Minh không chỉ nói, viết nhiều và cảm động, sâu sắc về dân mà còn quan tâm nhiều nhất đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Trong khi phê phán thói quan liêu, mệnh lệnh, hách dịch “đè đầu cưỡi cổ dân”, “vác mặt” làm quan cách mạng, Hồ Chí Minh nhấn mạnh tư duy phục vụ dân của cán bộ. Người coi đó là điều sơ đẳng nhất mà mỗi cán bộ, phải học mãi, học suốt đời mới thuộc được.
Phong cách này của Bác được học sinh, sinh viên của Trường học tập và thực hành bằng những việc làm cụ thể: Luôn kính trọng nhân dân, thân gần, giúp đỡ, sẻ chia với bạn bè, thầy cô, với mọi người trong xã hội. Nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động để giáo dục cho các em học sinh, sinh viên biết trọng dân, kính dân, yêu dân mà trước hết là thày cô, bạn bè và những người xung quanh các em… Giáo dục cho các em biết sẻ chia, giúp đỡ, “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Tuy các hoạt động, những kết quả học tập và thực hành theo phong cách Hồ Chí Minh của trường Trường cao đẳng Kinh Tế Tài Chính và Công nghệ Thái Nguyên thời gian qua như nêu trên còn khiêm tốn nhưng đã bước đầu tạo ra được sức lan tỏa rộng khắp trong học sinh, sinh viên nhà trường. Ngày hôm nay, các em đang được dìu dắt bởi một thế hệ những con người giàu nhiệt huyết do vậy các em đã luôn cố gắng thi đua học tập và rèn luyện, phấn đấu trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước sẽ góp phần làm vẻ vang tiền đồ của dân tộc.
Mục tiêu cao nhất của học tập và làm theo phong cách của Bác đối với học sinh, sinh viên của Trường là hiệu quả học tập, thực hiện tốt nhất chức trách và nhiệm vụ của bản thân; tạo động lực mới trong việc đổi mới phong cách, tác phong của học sinh, sinh viên với lối tư duy độc lập, khoa học, làm việc đúng giờ giấc, có kế hoạch, có quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ được giao./.
Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016, với các Chỉ thị 06 - CT/TW (ngày 07/11/2006) và Chỉ thị số 03 -CT/TW (Ngày 14/05/2011), nhiệm vụ của cán bộ, Đảng, cũng như mọi công dân Việt Nam là: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Để đáp ứng những yêu cầu mới của cuộc sống, ngày 15-5-2016, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Chỉ thị 05 - CT/ TW về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Như vậy, chúng ta nhận thấy điểm nhấn trong quá trình đẩy mạnh học tập tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn này là học và làm theo phong cách của Bác.
Nói phong cách Hồ Chí Minh là nói đến những đặc trưng giá trị, mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, gắn liền với nhân cách trí tuệ lỗi lạc, đạo đức trong sáng của Hồ Chí Minh. Đó là một phong cách vừa dân tộc, vừa hiện đại, vừa khoa học, vừa cách mạng, vừa cao cả vừa thiết thực.
Cùng với sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một phần quan trọng tạo nên sự toàn vẹn và tầm vóc vĩ đại của người anh hùng giải phóng dân tộc. Phong cách Hồ Chí Minh là một hệ thống chỉnh thể gắn bó chặt chẽ với nhau, thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người, có giá trị khoa học, đạo đức và thẩm mỹ.
Phong cách Hồ Chí Minh là phạm trù rất rộng. Chúng ta tìm thấy ở mọi suy nghĩ, việc làm, cách ứng xử với tất cả các mối quan hệ của Người trong cuộc sống. Nhưng tựu chung lại, nội dung căn bản trong phong cách Hồ Chí Minh bao gồm:
+ Phong cách tư duy: Lối tư duy độc lập, tự chủ, khoa học, sáng tạo, có lý có tình, cách mạng và hiện đại.
+ Phong cách làm việc: Làm việc có kế hoạch, khoa học, đúng giờ, luôn đổi mới, sáng tạo, không chấp nhận lối cũ, đường mòn trong quá trình làm việc.
+ Phong cách lãnh đạo: Tuân thủ nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đi đúng đường lối quần chúng. Luôn tổ chức kiểm tra, kiểm soát công việc được giao và đã giao phó. Luôn thực hiện tốt nêu gương.
+ Phong cách diễn đạt: Diễn đạt ngắn gọn, cô đọng, hàm súc, trong sáng và sinh động, gần gũi với cách nghĩ của quần chúng, có lượng thông tin cao.
+ Phong cách ứng xử: Tự nhiên, linh hoạt, chủ động, khiêm tốn, nhã nhặn, lịch thiệp, chân tình, nồng hậu, hòa nhã, gần gũi.
+ Phong cách sinh hoạt: Cần, kiệm, liêm, chính, phong cách sống hài hòa. Phong cách sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc sống thường ngày có nhiều nét đã trở thành huyền thoại. Người giản dị nhưng không giản đơn, bình thường nhưng không tầm thường. Mỗi việc làm, mỗi hành động của Người, dù nhỏ nhất, cũng đều chứa đựng giá trị giáo dục rất cao.
Phong cách Hồ Chí Minh thể hiện qua lối sống là phong cách của một con người với cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp, cách hành xử mực thước, là một tấm gương cho các thế hệ Việt Nam noi theo.
Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh không phải là sự bắt chước, thực hành một cách máy móc, mà cần vận dụng đúng đắn, sáng tạo vào điều kiện lịch sử cụ thể, phù hợp với những đặc điểm của mỗi người.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện Chỉ thị 05 - CT/ TW về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”của Bộ chính trị, Đảng ủy, Ban Giám Hiệu trường Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính và Công nghệ Thái Nguyên luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao và xây dựng các kế hoạch học tập và rèn luyện cho các em học sinh, sinh viên trong nhà trường.
Với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thuộc lĩnh vực Kế toán - kiểm toán; Tài Chính ngân hàng; Quản trị kinh doanh tổng hợp và thông tin kinh tế: Điện tử viễn thông; Nghiệp vụ bưu chính; Công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, nhà trường không chỉ tập trung đào tạo chuyên môn nghiệp vụ mà luôn chú trọng tới giáo dục toàn diện. Việc giáo dục, bồi dưỡng nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm xây dựng đội ngũ trí thức tương lai vừa “hồng” vừa “chuyên đã được Đảng ủy, Ban Giám Hiệu nhà trường chú trọng và xác định là một nhiệm vụ trọng yếu, cơ bản, cấp bách và lâu dài trong nhà trường.
Đảng ủy, Ban Giám Hiệu nhà trường đã chỉ đạo các phòng ban chức năng quán triệt Chỉ thị 05 - CT/ TW về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đến từng cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức, đến các em học sinh, sinh viên trong nhà trường. Nhà trường đã mời Thành ủy Thái Nguyên về phổ biến nội dung Chỉ thị 05 - CT/ TW về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”của Bộ chính trị” và đã xây dựng kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong từng giai đoạn và đối tượng cụ thể.
Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo khoa Lý luận chính trị xây dựng chương trình giảng dạy, lồng ghép các nội dung về phong cách Hồ Chí Minh trong các bài giảng chính trị trên lớp và ngoại khóa, để nêu cao nhận thức cho học sinh, sinh viên về phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thực hành phong cách đó trong học tập nói riêng và cuộc sống nói chung.
Đối với đoàn thanh niên, việc giáo dục đạo đức và phong cách của chủ tịch Hồ Chí Minh đến đoàn viên, thanh niên của mình qua các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi tìm hiểu về Bác.
Với sự quan tâm sâu sát của Đảng ủy, Ban Giám hiệu và các phòng, khoa chức năng, việc học tập và thực hành phong cách Hồ Chí Minh đã được triển khai sâu, rộng và đạt hiệu quả trong học sinh, sinh viên nhà trường. Nội dung học tập và thực hành phong cách Hồ Chí Minh được xây dựng phù hợp với từng đối tượng học sinh, sinh viên.
Qua mỗi bài giảng, mỗi tấm gương của thày cô, các em học sinh - sinh viên đã hình thành cho mình được tư duy độc lập, làm việc có kế hoạch, đúng giờ giấc, nêu cao tinh thần tự học, tự khám phá, không ngừng tìm tỏi, trao đổi và chia sẻ để tìm ra những phương pháp học hiệu quả, thường xuyên trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tự sáng tạo với mô hình sinh viên khởi nghiệp.
Đồng thời, các em cũng đã xây dựng lối sống tích cực, luôn cần, kiệm, liêm chính, giúp đỡ, sẻ chia với nhau trong cuộc sống phấn đấu trở thành sinh viên năm tốt: Đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt và hội nhập tốt. Mặt khác, bản thân các em đã biết đấu tranh với lối sống tiêu cực, buông thả, trông chờ, ỷ lại vào người khác, lên án những hành vi trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy của nhà trường và địa phương.
Đặc biệt từ năm học 2016 - 2017, nhà trường đã tiếp nhận, giảng dạy cho các em học sinh hệ trung cấp vừa tốt nghiệp trung học cơ sở, là con em đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đối với đối tượng này nhà trường đã đặc biệt quan tâm, giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng sống cho các em. Bởi lý tưởng sống sẽ là giá đỡ giúp các em vượt lên những thử thách khắc nghiệt trên con đường mình đã chọn và cống hiến sức trẻ cho quê hương, đất nước. Từ sống có lý tưởng, có tình yêu thương sẽ thôi thúc các em có những hành động tích cực để có “Tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn”.
Vận dụng lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục lý tưởng cho thế hệ trẻ là phải dạy cho học biết yêu nước, thương nòi, biết “giữ chủ nghĩa cho vững”, biết rèn bản lĩnh chắc chắn và khi cần biết sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, các thầy cô giáo trong nhà trường đã luôn gắn quá trình giáo dục đó trong từng bài giảng và các hoạt động ngoại khóa để các em ngày càng hoàn thiện hơn lẽ sống của bản thân.
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường với nhiều biến động, một bộ phận không nhỏ các em học sinh, sinh viên sống thiếu lý tưởng, ham chơi, ham hưởng thụ mà quên đi trách nhiệm cống hiến. Điều này cũng diễn ra ở một phận nhỏ học sinh trong nhà trường. Các em được Đảng, Nhà nước nuôi ăn học, cấp học phí, chăm lo nơi ăn chốn ở… nhưng vẫn có các em không cố gắng nỗ lực học tập mà chỉ lo hưởng thụ. Đối với bộ phận này, các thày cô giáo đã thường xuyên gần gũi, động viên, giáo dục các em nâng cao nhận thức và dần hình thành những lẽ sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Định hướng cho các em lối tư duy khoa học, làm việc đúng thời gian, kế hoạch, biết cách sẻ chia, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
Nhà trường đã tổ chức nhiều buổi ngoại khóa đưa các em đi tham quan, học tập ở ATK - Định Hóa, Lăng Bác… Qua mỗi chuyến đi ấy, các em được giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; đồng thời, các em tích lũy cho mình những hiểu biết về cách sống, cách làm việc theo phong cách, tác phong của Bác kính yêu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng sáng ngời về tinh thần tự học, sáng tạo. Theo Bác, còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng. Và chính cuộc đời của Người là tấm gương sáng ngời về tự học. Bác căn dặn, mỗi người sống trong xã hội luôn phải đề cao việc học tập, say mê học tập. Người chỉ rõ, mọi người cần phải xác định học tập là công việc suốt đời, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.
Vận dụng lời dạy của Bác, mỗi học sinh, sinh viên nhà trường đã luôn cố gắng say mê nghiên cứu, tìm tòi, tạo ra những giá trị mới về vật chất và tinh thần, không bị lệ thuộc vào cái đã có, biết tự khám phá tri thức một cách chủ động, tích cực, có kỹ năng sở ứng phó với những tình huống xảy ra trong cuộc sống của mình. Các em luôn hết lòng, hết sức với công việc, nhiệm vụ, phần việc được giao. Các em đã thực hiện tốt tinh thần tự động theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác đã căn dặn: Tự động là không phải tựa vào ai, là tự mình biết biến báo xoay xở, tự mình biết thực hành công tác theo nhiều hình thức mới mẻ, phong phú.
Trong cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh có một phong cách đặc biệt đã trở thành huyền thoại, đó chính là phong cách gần gũi, thân gần và trọng dân. Người đặc biệt quan tâm đến nhân dân. Theo Người, “trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng sức mạnh đoàn kết của nhân dân”. Hồ Chí Minh không chỉ nói, viết nhiều và cảm động, sâu sắc về dân mà còn quan tâm nhiều nhất đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Trong khi phê phán thói quan liêu, mệnh lệnh, hách dịch “đè đầu cưỡi cổ dân”, “vác mặt” làm quan cách mạng, Hồ Chí Minh nhấn mạnh tư duy phục vụ dân của cán bộ. Người coi đó là điều sơ đẳng nhất mà mỗi cán bộ, phải học mãi, học suốt đời mới thuộc được.
Phong cách này của Bác được học sinh, sinh viên của Trường học tập và thực hành bằng những việc làm cụ thể: Luôn kính trọng nhân dân, thân gần, giúp đỡ, sẻ chia với bạn bè, thầy cô, với mọi người trong xã hội. Nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động để giáo dục cho các em học sinh, sinh viên biết trọng dân, kính dân, yêu dân mà trước hết là thày cô, bạn bè và những người xung quanh các em… Giáo dục cho các em biết sẻ chia, giúp đỡ, “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Tuy các hoạt động, những kết quả học tập và thực hành theo phong cách Hồ Chí Minh của trường Trường cao đẳng Kinh Tế Tài Chính và Công nghệ Thái Nguyên thời gian qua như nêu trên còn khiêm tốn nhưng đã bước đầu tạo ra được sức lan tỏa rộng khắp trong học sinh, sinh viên nhà trường. Ngày hôm nay, các em đang được dìu dắt bởi một thế hệ những con người giàu nhiệt huyết do vậy các em đã luôn cố gắng thi đua học tập và rèn luyện, phấn đấu trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước sẽ góp phần làm vẻ vang tiền đồ của dân tộc.
Mục tiêu cao nhất của học tập và làm theo phong cách của Bác đối với học sinh, sinh viên của Trường là hiệu quả học tập, thực hiện tốt nhất chức trách và nhiệm vụ của bản thân; tạo động lực mới trong việc đổi mới phong cách, tác phong của học sinh, sinh viên với lối tư duy độc lập, khoa học, làm việc đúng giờ giấc, có kế hoạch, có quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ được giao./.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh thăm chính thức CHDCND Lào  (19/06/2018)
Thủ tướng chỉ thị tăng cường chống buôn lậu hàng dược phẩm, mỹ phẩm  (19/06/2018)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp xúc cử tri tại Cần Thơ  (19/06/2018)
Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Phòng, chống rửa tiền  (19/06/2018)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Phần tử xấu lợi dụng Luật đặc khu và Luật an ninh mạng để kích động gây rối trật tự  (19/06/2018)
Sóc Trăng sẽ là “kho chứa bạc” của các nhà đầu tư  (19/06/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển