Nhật Bản “rô-bốt hóa” nền kinh tế
22:29, ngày 29-11-2017
TCCSĐT - Nhật Bản hiện đang phải đối mặt với tình cảnh “thừa việc, thiếu người”, khiến các nhà hoạch định chính sách phải tìm lời giải cho bài toán lao động - việc làm. Trên cơ sở chỉ ra những hạn chế của giải pháp truyền thống, Nhật Bản đã khởi xướng cuộc cách mạng rô-bốt, khiến cho tỷ lệ rô-bốt tham gia thị trường lao động ngày càng tăng.
Đây là giải pháp đưa lại hiệu quả cao cho nền kinh tế và thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, giới nghiên cứu cho rằng các nhà hoạch định chính sách của Nhật Bản cần phải sớm có giải pháp khắc phục nguy cơ nảy sinh mâu thuẫn xã hội do hệ quả của quá trình “rô-bốt hóa” nền kinh tế.
Khởi xướng cuộc “cách mạng rô-bốt”
Nhật Bản là quốc gia đầu tiên trên thế giới khởi xướng cuộc “cách mạng rô-bốt” từ năm 2015. Với việc thành lập Hội đồng sáng kiến Cách mạng Rô-bốt (RRIC), nhằm ứng dụng rô-bốt vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giúp Nhật Bản vượt qua khủng hoảng dân số, thiếu và suy giảm năng suất lao động trầm trọng.
Sáng kiến RRIC do chính Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra là hoàn toàn có cơ sở, dựa vào tình hình thực tế, được trên 200 công ty và các trường đại học lớn của Nhật ủng hộ. Sáng kiến này do ông Tamotsu Nomakuchi, Chủ tịch Tập đoàn Mitsubishi Electric đứng đầu nhằm phát triển ngành công nghiệp rô-bốt, phấn đấu đạt doanh thu từ 600 tỷ Yên (4,9 tỷ USD) như hiện nay lên 2,4 nghìn tỷ Yên vào năm 2020.
Theo RRIC, công nghệ rô-bốt tiềm năng rất lớn, giải quyết nhiều vấn đề cấp bách, chẳng hạn như tình trạng thiếu lao động, giải phóng sức lao động cho con người, nâng cao năng suất trong nhiều lĩnh vực, từ nông nghiệp, công nghiệp, giao thông… cho đến y tế chăm sóc sức khỏe con người.
Cuộc cách mạng rô-bốt ở Nhật Bản không phải là giấc mơ xa vời mà nó rất thực tế và đã được chứng minh hiệu quả. Tại khu mua sắm Mitsukoshi ở Tokyo (Nhật Bản), khách hàng đã được biết đến một nữ nhân viên Aiko Chihira mặc ki-mô-nô truyền thống, chào đón bằng thứ tiếng Nhật thành thạo, đầy quyến rũ gần giống như người thực do hãng Toshiba sản xuất.
Một rô-bốt khác là Paro cũng mới được ứng dụng tại các nhà dưỡng lão để hỗ trợ bệnh nhân suy giảm trí nhớ; khách sạn Henna Hotel ở Tokyo được gọi là khách sạn rô-bốt bởi tại đây đang sử dụng 140 loại rô-bốt và trí tuệ nhân tạo khác nhau để phục vụ khách với 100 phòng mà chỉ phải thuê có 2 đến 3 lao động. Một số rô-bốt có thể đánh thức khách hàng, lên kế hoạch làm việc cho mỗi ngày, kiểm soát các thiết bị có kết nối internet như TV, tủ lạnh, máy điều hòa… Trong khi các rô-bốt khác có thể vận chuyển hành lý và đi đổ rác…
Theo RRIC, ngành công nghiệp rô-bốt Nhật Bản được xếp vị trí top đầu, kể cả sản xuất lẫn ứng dụng, xuất hiện nhiều công ty ứng dụng thành công rô-bốt trong sản xuất như: Fanuc, Yaskawa Electric và Kawasaki Heavy Industries. Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) Nhật Bản, Nhật Bản hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về rô-bốt công nghiệp, thu nhập đạt 340 tỷ Yên năm 2012, chiếm trên 50% thị trường rô-bốt toàn cầu, 90% thị phần rô-bốt quan trọng, đặc biệt là trong ngành công nghiệp chính xác và cảm biến lực.
Tuy nhiên, cũng theo METI, mặc dù dẫn đầu trong lĩnh vực rô-bốt nhưng Nhật Bản cũng đang phải cạnh tranh cao với quốc gia láng giềng đó là Trung Quốc, vì kể từ năm 2013, Trung Quốc đã có tới trên 37.000 rô-bốt được đưa vào sử dụng. Bắc Kinh đang phấn đấu đến năm 2020 doanh thu rô-bốt ước đạt khoảng 3 nghìn tỷ NDT (tương đương với 500 tỷ USD), tăng gấp 10 lần so với hiện nay. Hằng năm các doanh nghiệp Trung Quốc chiếm 35% hồ sơ bằng sáng chế, gấp đôi các doanh nghiệp Nhật Bản. Nhiều tập đoàn lớn của Trung Quốc còn tung tiền mua hàng loạt công ty công nghệ rô-bốt ở phương Tây, như Midea mua 95% cổ phần của Kuka, chuyên về sản xuất rô-bốt của Đức; trong khi đó, ngay tại Trung Quốc, cơn sốt đầu tư sản xuất rô-bốt cũng đang diễn ra.
Hàn Quốc cũng là đối thủ cạnh tranh với Nhật Bản trong lĩnh vực này. Doanh thu của nước này từ rô-bốt năm 2012 đã tăng gấp đôi so với năm 2009, đạt 2,1 nghìn tỷ Won (tương đương với 1,8 tỷ USD), và dự kiến đến năm 2018 tăng tiếp lên 7 nghìn tỷ Won. Hiện nay, Hàn Quốc đang thực hiện dự án có tên Robot Land. Đây là công viên công nghệ cao với vốn đầu tư khoảng 660 triệu USD. Ngoài ra Chính phủ Hàn Quốc còn đầu tư thêm 1,1 nghìn tỷ won để thúc đẩy ngành rô-bốt phát triển, đưa Hàn Quốc từ vị trí thứ 4 như hiện nay lên vị trí dẫn đầu.
Bên cạnh đó, Nhật Bản còn phải đối mặt với ngành công nghiệp rô-bốt khổng lồ của Mỹ, nơi ngân sách quốc phòng trong suốt thập niên 2000 đã tăng lên đáng kể để phát triển. Mỹ đã cho ra đời nhiều rô-bốt thông minh, kể cả rô-bốt mềm, hoạt động sâu dưới lòng đại dương. Mới đây ngày 19-6, Tổng thống Mỹ Donal Trump đã có cuộc gặp với 18 giám đốc điều hành (CEO) của các công ty công nghệ hàng đầu ở Mỹ tại Nhà Trắng. Ông D.Trump đã đưa ra yêu cầu là “Chính phủ Mỹ cần nắm bắt kịp với cuộc cách mạng công nghệ” (1), bảo đảm cho nước Mỹ tiếp tục dẫn đầu thế giới trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0, khiến cuộc cạnh tranh trên thị trường rô-bốt quốc tế sẽ trở nên quyết liệt.
Cơ hội và thách thức đối với Nhật Bản
Bằng cuộc cách mạng rô-bốt, Nhật Bản hy vọng sẽ tạo ra giải pháp mới cho vấn đề lão hóa dân số đang tiến gần, số người trong độ tuổi trên 65 đã chạm ngưỡng 32 triệu vào tháng 10-2013, chiếm khoảng 25% dân dân số, kéo theo chi phí an sinh xã hội tăng vọt, trên 108 nghìn tỷ Yên (2012). Lực lượng lao động của Nhật Bản hiện nay đang đứng nguy cơ tiếp tục giảm sút, vì vậy lực lượng lao động rô-bốt, lao động nữ và lao động nhập cư sẽ là giải pháp tình thế giúp Nhật Bản khắc phục tình trạng khoảng hoảng nhân lực.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản hiện đang ở mức thấp trong vòng 18 năm trở lại đây, khoảng 3,3% nhưng những công việc không tìm được người lại thiếu nghiêm trọng. Đánh giá về thực trạng trên, ông Kyuuichiro Sano thuộc METI cho biết, thiếu lao động là căn bệnh trầm kha và “mãn tính” của Nhật Bản do lão hóa dân số gây ra. Một tổ chức nghiên cứu có tên là Australian Industry Report 2014 của Australia mới đây cũng công bố báo cáo, dự kiến đến năm 2020, gần 50% trong số tất cả các công việc hiện tại có thể được tự động hóa, thậm chí cả những việc bàn giấy như kế toán, giao dịch viên ngân hàng và thư ký… cũng có thể bị rô-bốt chiếm giữ. Tuy nhiên, do tự động hóa cao mà năng suất tăng vọt, hàng hóa rẻ nên thu nhập cao hơn.
Theo công ty tư vấn Boston Consulting, do áp dụng công nghệ hiện đại nên chi phí sản xuất rô-bốt công nghiệp giảm mạnh. Ngoài ra, lực lượng lao động suy giảm, nên thay thế lao động bằng máy móc ở Nhật sẽ không gặp nhiều trở ngại như các nước khác. Dự kiến, đến năm 2025, rô-bốt có thể cắt giảm tới 25% chi phí lao động cho các doanh nghiệp Nhật Bản (2) .
Trong khi các ngành dịch vụ ở Nhật, năng suất lao động chỉ bằng 60% so với Mỹ, nhưng áp dụng cuộc cách mạng rô-bốt sẽ thúc đẩy nhiều lĩnh vực dịch vụ phát triển và giảm bớt chi phí an sinh xã hội cho nhóm người già, cho ngành y tế, hậu cần, hạn chế sử dụng lao động trong môi trường nguy hiểm. Ngoài ra, Nhật Bản còn là “cái rốn” động đất nên nó sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
Trong nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu lao động ngày một trầm trọng do dân số lão hóa gia tăng, các công ty cỡ vừa ở Nhật Bản đang lên kế hoạch mua người máy và các thiết bị khác để tự động hóa một loạt công việc trong ngành chế tạo, dịch vụ phòng khách sạn, xây dựng… Theo kết quả khảo sát của Ngân hàng Nhật Bản, những công ty cỡ vừa có vốn điều lệ từ 100 triệu Yên đến 1 tỷ Yên đang lập kế hoạch tăng cường đầu tư trong tài khóa 2017 (bắt đầu từ tháng 4-2017) thêm 17%, mức cao kỷ lục (3) .
Dù chưa rõ có bao nhiêu trong số này được đầu tư vào tự động hóa, nhưng các công ty bán người máy và các thiết bị tự động cho biết họ đã nhận được nhiều đơn đặt hàng về các thiết bị này. Doanh thu của nhiều công ty chế tạo người máy ở Nhật Bản 3 tháng đầu năm 2017 cũng đã tăng lần đầu tiên so với nhiều quý trước đó. Theo ông Yasuhiko Hashimoto thuộc tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki, hơn 90% số công ty Nhật Bản có quy mô cỡ nhỏ và vừa, nhưng phần lớn trong số này không sử dụng người máy. Tập đoàn đã đáp ứng nhu cầu của các công ty này bằng cách tung ra nhiều ứng dụng và các gói sản phẩm tự động, trong đó có người máy cao 1m70, có hai tay, rất phù hợp sử dụng công nghiệp của các hãng sản xuất điện tử, chế biến thực phẩm và công ty dược phẩm.
Trong khi đó, Công ty chế tạo máy Hitachi cho biết, đang nhận được nhiều đơn đặt hàng về máy đào đất được lập trình máy tính sử dụng hệ thống định vị toàn cầu, có thể đào đất có độ chính xác từng centimet và giảm một nửa thời gian làm việc. Trong khi các công ty cỡ vừa đang hướng tới tăng cường tự động hóa, thì các công ty nhỏ hơn giải quyết tình trạng thiếu lao động bằng cách trả thêm lương cho nhân việc hoặc chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài.
Trong bối cảnh dân số lão hóa ngày càng tăng, các công ty Nhật Bản sẽ cần tiếp tục tìm ra những giải pháp đối phó với tình trạng thiếu lao động. Dân số trong độ tuổi lao động ở Nhật Bản lên mức đỉnh điểm là 87 triệu người vào năm 1995 và từ đó liên tục giảm. Cách thức Nhật Bản đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động sẽ là bài học quan trọng đối với các nước sắp lâm vào tình cảnh tương tự trong những năm tới là Trung Quốc và Hàn Quốc.
Ngay từ năm 2016, một công ty chuyên sản xuất và cung cấp rau củ cho khoảng 2.000 siêu thị ở Nhật Bản đã xây dựng thành công “trang trại rô-bốt” đầu tiên trên thế giới, góp phần giảm thiểu thiếu hụt lao động. Tại trang trại đặc biệt này, các rô-bốt sẽ thực hiện tất cả các công đoạn như trồng cây, tưới nước, cắt tỉa và thu hoạch… Nhờ tự động hóa, năng suất sản xuất của trang trại đã được nâng từ 21.000 xà lách/ngày lên mức 50.000 xà lách/ngày, có khả năng sẽ đạt nửa triệu xà lách/ngày vào năm 2021.
Không chỉ nâng cao hiệu suất, chi phí sản xuất cho các trang trại mới với diện tích khoảng 4.400 mét vuông tại Kameoka sẽ giảm xuống 50%. Riêng chi phí năng lượng giảm đến gần 70% nhờ sử dụng đèn LED. 98% lượng nước cần thiết cho cây sinh trưởng cũng sẽ được tái sử dụng. Các giống cây trồng theo mô hình trang trại mới này còn chứa nhiều beta-carotene - một chất chống oxy hóa - hơn thông thường.
JJ Price - Giám đốc tiếp thị toàn cầu của Spread cho biết công ty có kế hoạch mở rộng mô hình ở trong và ngoài nước. “Mục tiêu của chúng tôi không phải là thay thế con người bằng máy móc, mà là phát triển một hệ thống để con người và máy móc làm việc cùng nhau. Chúng tôi muốn tạo ra sự thú vị trong hoạt động nông nghiệp, đặc biệt là với giới trẻ”. Tự động hóa đang được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp tại Nhật Bản để giải quyết vấn đề già hóa dân số và tiết kiệm nguồn lực lao động tại quốc gia này. Nhiều dự án thú vị như “trang phục cơ bắp” cho công nhân nhà máy và những người làm nông nghiệp lớn tuổi, robot thu hoạch dâu với tốc độ 1/8 giây… đang được các công ty sản xuất máy móc Nhật Bản nghiên cứu phát triển.
Hồi cuối năm 2015, Panasonic đã triển khai dự án rô-bốt sử dụng camera và cảm biến hình ảnh để phát hiện cà chua chín, sau đó thu hoạch với tốc độ 1/20 giây. Viện Nghiên cứu Nomura dự đoán vào năm 2035, rô-bốt sẽ thay thế 50% số nhân công Nhật Bản trong các lĩnh vực như dịch vụ khách hàng, giao hàng và nhiều hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cũng đã chỉ ra, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 nói chung và công nghệ rô-bốt nói riêng đã và đang tạo ra sự bất công lớn hơn, khi rô-bốt thay thế con người trong các hoạt động kinh tế, người lao động sẽ bị “dư thừa”, khoảng cách giữa tỷ suất lợi nhuận trên đồng vốn và lợi nhuận trên chi phí sức lao động, khiến thị trường lao động truyền thống bị phá vỡ. Sự gia tăng áp lực trên thị trường lao động, bởi nhân tố rô-bốt, khiến người lao động sẽ bị phân hóa theo hai nhóm: Nhóm kỹ năng thấp được trả lương thấp và nhóm kỹ năng cao được trả lương cao. Và những mâu thuẫn trong xã hội hiện đại ngày càng gia tăng lại là do hệ lụy từ thành quả của con người - của quá trình “rô-bốt hóa” nền kinh tế.
Theo giới phân tích, một vấn đề kinh tế quan trọng, đồng thời cũng là vấn đề xã hội lớn nhất liên quan tới rô-bốt hóa đó là sự bất bình đẳng. Những người được hưởng lợi nhiều nhất từ sự sáng tạo sẽ là những nhà cung cấp vốn tri thức và vốn tài chính (sáng chế, cổ đông, đầu tư). Khiến cho khoảng cách về sự giàu có giữa những người phụ thuộc vào vốn và những người phụ thuộc vào sức lao động ngày càng doãng ra.
Công nghệ chính là một trong những lý do gây ra sự đình trệ, thậm chí sụt giảm thu nhập đối với phần lớn người dân tại các nước có thu nhập cao: Nhu cầu sử dụng lao động tay nghề cao tăng trong khi nhu cầu tuyển dụng lao động tay nghề và trình độ thấp lại giảm. Kết quả là, một thị trường việc làm với nhu cầu tuyển dụng mạnh ở hai đầu cao và thấp nhưng lại hình thành khoảng trống ở giữa. Mặc dù, xét về tổng thể, khi “rô-bốt hóa” kinh tế các công việc sẽ an toàn hơn và thu nhập cao hơn sẽ gia tăng sau khi công nghệ thay thế dần sức lao động của con người, nhưng lĩnh vực phân phối lợi ích lại nảy sinh mâu thuẫn cả trên bình diện đạo đức và pháp lý.
Như vậy, một trong những thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 là sự ra đời của rô-bốt thông minh (robot gắn với trí tuệ nhân tạo - AI). “Rô-bốt hóa” nền kinh tế là một phương thức có hiệu quả để giải quyết nguy cơ già hóa dân số, cũng như thiếu hụt lao động ngày càng gia tăng ở tất cả các nước, nhất là các phát triển, điển hình là Nhật Bản. Tuy nhiên, quá trình rô-bốt tham gia thị trường lao động đến mức nào đó cũng sẽ gây hệ lụy về kinh tế - xã hội bởi sự phân hóa thu nhập gia tăng đáng kể giữa những người phụ thuộc vào vốn (năng lực, trí tuệ) và những người phụ thuộc vào sức lao động sẽ ngày càng doãng ra, Nhật Bản cũng không phải là ngoại lệ./.
Khởi xướng cuộc “cách mạng rô-bốt”
Nhật Bản là quốc gia đầu tiên trên thế giới khởi xướng cuộc “cách mạng rô-bốt” từ năm 2015. Với việc thành lập Hội đồng sáng kiến Cách mạng Rô-bốt (RRIC), nhằm ứng dụng rô-bốt vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giúp Nhật Bản vượt qua khủng hoảng dân số, thiếu và suy giảm năng suất lao động trầm trọng.
Sáng kiến RRIC do chính Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra là hoàn toàn có cơ sở, dựa vào tình hình thực tế, được trên 200 công ty và các trường đại học lớn của Nhật ủng hộ. Sáng kiến này do ông Tamotsu Nomakuchi, Chủ tịch Tập đoàn Mitsubishi Electric đứng đầu nhằm phát triển ngành công nghiệp rô-bốt, phấn đấu đạt doanh thu từ 600 tỷ Yên (4,9 tỷ USD) như hiện nay lên 2,4 nghìn tỷ Yên vào năm 2020.
Theo RRIC, công nghệ rô-bốt tiềm năng rất lớn, giải quyết nhiều vấn đề cấp bách, chẳng hạn như tình trạng thiếu lao động, giải phóng sức lao động cho con người, nâng cao năng suất trong nhiều lĩnh vực, từ nông nghiệp, công nghiệp, giao thông… cho đến y tế chăm sóc sức khỏe con người.
Cuộc cách mạng rô-bốt ở Nhật Bản không phải là giấc mơ xa vời mà nó rất thực tế và đã được chứng minh hiệu quả. Tại khu mua sắm Mitsukoshi ở Tokyo (Nhật Bản), khách hàng đã được biết đến một nữ nhân viên Aiko Chihira mặc ki-mô-nô truyền thống, chào đón bằng thứ tiếng Nhật thành thạo, đầy quyến rũ gần giống như người thực do hãng Toshiba sản xuất.
Một rô-bốt khác là Paro cũng mới được ứng dụng tại các nhà dưỡng lão để hỗ trợ bệnh nhân suy giảm trí nhớ; khách sạn Henna Hotel ở Tokyo được gọi là khách sạn rô-bốt bởi tại đây đang sử dụng 140 loại rô-bốt và trí tuệ nhân tạo khác nhau để phục vụ khách với 100 phòng mà chỉ phải thuê có 2 đến 3 lao động. Một số rô-bốt có thể đánh thức khách hàng, lên kế hoạch làm việc cho mỗi ngày, kiểm soát các thiết bị có kết nối internet như TV, tủ lạnh, máy điều hòa… Trong khi các rô-bốt khác có thể vận chuyển hành lý và đi đổ rác…
Theo RRIC, ngành công nghiệp rô-bốt Nhật Bản được xếp vị trí top đầu, kể cả sản xuất lẫn ứng dụng, xuất hiện nhiều công ty ứng dụng thành công rô-bốt trong sản xuất như: Fanuc, Yaskawa Electric và Kawasaki Heavy Industries. Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) Nhật Bản, Nhật Bản hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về rô-bốt công nghiệp, thu nhập đạt 340 tỷ Yên năm 2012, chiếm trên 50% thị trường rô-bốt toàn cầu, 90% thị phần rô-bốt quan trọng, đặc biệt là trong ngành công nghiệp chính xác và cảm biến lực.
Tuy nhiên, cũng theo METI, mặc dù dẫn đầu trong lĩnh vực rô-bốt nhưng Nhật Bản cũng đang phải cạnh tranh cao với quốc gia láng giềng đó là Trung Quốc, vì kể từ năm 2013, Trung Quốc đã có tới trên 37.000 rô-bốt được đưa vào sử dụng. Bắc Kinh đang phấn đấu đến năm 2020 doanh thu rô-bốt ước đạt khoảng 3 nghìn tỷ NDT (tương đương với 500 tỷ USD), tăng gấp 10 lần so với hiện nay. Hằng năm các doanh nghiệp Trung Quốc chiếm 35% hồ sơ bằng sáng chế, gấp đôi các doanh nghiệp Nhật Bản. Nhiều tập đoàn lớn của Trung Quốc còn tung tiền mua hàng loạt công ty công nghệ rô-bốt ở phương Tây, như Midea mua 95% cổ phần của Kuka, chuyên về sản xuất rô-bốt của Đức; trong khi đó, ngay tại Trung Quốc, cơn sốt đầu tư sản xuất rô-bốt cũng đang diễn ra.
Hàn Quốc cũng là đối thủ cạnh tranh với Nhật Bản trong lĩnh vực này. Doanh thu của nước này từ rô-bốt năm 2012 đã tăng gấp đôi so với năm 2009, đạt 2,1 nghìn tỷ Won (tương đương với 1,8 tỷ USD), và dự kiến đến năm 2018 tăng tiếp lên 7 nghìn tỷ Won. Hiện nay, Hàn Quốc đang thực hiện dự án có tên Robot Land. Đây là công viên công nghệ cao với vốn đầu tư khoảng 660 triệu USD. Ngoài ra Chính phủ Hàn Quốc còn đầu tư thêm 1,1 nghìn tỷ won để thúc đẩy ngành rô-bốt phát triển, đưa Hàn Quốc từ vị trí thứ 4 như hiện nay lên vị trí dẫn đầu.
Bên cạnh đó, Nhật Bản còn phải đối mặt với ngành công nghiệp rô-bốt khổng lồ của Mỹ, nơi ngân sách quốc phòng trong suốt thập niên 2000 đã tăng lên đáng kể để phát triển. Mỹ đã cho ra đời nhiều rô-bốt thông minh, kể cả rô-bốt mềm, hoạt động sâu dưới lòng đại dương. Mới đây ngày 19-6, Tổng thống Mỹ Donal Trump đã có cuộc gặp với 18 giám đốc điều hành (CEO) của các công ty công nghệ hàng đầu ở Mỹ tại Nhà Trắng. Ông D.Trump đã đưa ra yêu cầu là “Chính phủ Mỹ cần nắm bắt kịp với cuộc cách mạng công nghệ” (1), bảo đảm cho nước Mỹ tiếp tục dẫn đầu thế giới trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0, khiến cuộc cạnh tranh trên thị trường rô-bốt quốc tế sẽ trở nên quyết liệt.
Cơ hội và thách thức đối với Nhật Bản
Bằng cuộc cách mạng rô-bốt, Nhật Bản hy vọng sẽ tạo ra giải pháp mới cho vấn đề lão hóa dân số đang tiến gần, số người trong độ tuổi trên 65 đã chạm ngưỡng 32 triệu vào tháng 10-2013, chiếm khoảng 25% dân dân số, kéo theo chi phí an sinh xã hội tăng vọt, trên 108 nghìn tỷ Yên (2012). Lực lượng lao động của Nhật Bản hiện nay đang đứng nguy cơ tiếp tục giảm sút, vì vậy lực lượng lao động rô-bốt, lao động nữ và lao động nhập cư sẽ là giải pháp tình thế giúp Nhật Bản khắc phục tình trạng khoảng hoảng nhân lực.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản hiện đang ở mức thấp trong vòng 18 năm trở lại đây, khoảng 3,3% nhưng những công việc không tìm được người lại thiếu nghiêm trọng. Đánh giá về thực trạng trên, ông Kyuuichiro Sano thuộc METI cho biết, thiếu lao động là căn bệnh trầm kha và “mãn tính” của Nhật Bản do lão hóa dân số gây ra. Một tổ chức nghiên cứu có tên là Australian Industry Report 2014 của Australia mới đây cũng công bố báo cáo, dự kiến đến năm 2020, gần 50% trong số tất cả các công việc hiện tại có thể được tự động hóa, thậm chí cả những việc bàn giấy như kế toán, giao dịch viên ngân hàng và thư ký… cũng có thể bị rô-bốt chiếm giữ. Tuy nhiên, do tự động hóa cao mà năng suất tăng vọt, hàng hóa rẻ nên thu nhập cao hơn.
Theo công ty tư vấn Boston Consulting, do áp dụng công nghệ hiện đại nên chi phí sản xuất rô-bốt công nghiệp giảm mạnh. Ngoài ra, lực lượng lao động suy giảm, nên thay thế lao động bằng máy móc ở Nhật sẽ không gặp nhiều trở ngại như các nước khác. Dự kiến, đến năm 2025, rô-bốt có thể cắt giảm tới 25% chi phí lao động cho các doanh nghiệp Nhật Bản (2) .
Trong khi các ngành dịch vụ ở Nhật, năng suất lao động chỉ bằng 60% so với Mỹ, nhưng áp dụng cuộc cách mạng rô-bốt sẽ thúc đẩy nhiều lĩnh vực dịch vụ phát triển và giảm bớt chi phí an sinh xã hội cho nhóm người già, cho ngành y tế, hậu cần, hạn chế sử dụng lao động trong môi trường nguy hiểm. Ngoài ra, Nhật Bản còn là “cái rốn” động đất nên nó sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
Trong nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu lao động ngày một trầm trọng do dân số lão hóa gia tăng, các công ty cỡ vừa ở Nhật Bản đang lên kế hoạch mua người máy và các thiết bị khác để tự động hóa một loạt công việc trong ngành chế tạo, dịch vụ phòng khách sạn, xây dựng… Theo kết quả khảo sát của Ngân hàng Nhật Bản, những công ty cỡ vừa có vốn điều lệ từ 100 triệu Yên đến 1 tỷ Yên đang lập kế hoạch tăng cường đầu tư trong tài khóa 2017 (bắt đầu từ tháng 4-2017) thêm 17%, mức cao kỷ lục (3) .
Dù chưa rõ có bao nhiêu trong số này được đầu tư vào tự động hóa, nhưng các công ty bán người máy và các thiết bị tự động cho biết họ đã nhận được nhiều đơn đặt hàng về các thiết bị này. Doanh thu của nhiều công ty chế tạo người máy ở Nhật Bản 3 tháng đầu năm 2017 cũng đã tăng lần đầu tiên so với nhiều quý trước đó. Theo ông Yasuhiko Hashimoto thuộc tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki, hơn 90% số công ty Nhật Bản có quy mô cỡ nhỏ và vừa, nhưng phần lớn trong số này không sử dụng người máy. Tập đoàn đã đáp ứng nhu cầu của các công ty này bằng cách tung ra nhiều ứng dụng và các gói sản phẩm tự động, trong đó có người máy cao 1m70, có hai tay, rất phù hợp sử dụng công nghiệp của các hãng sản xuất điện tử, chế biến thực phẩm và công ty dược phẩm.
Trong khi đó, Công ty chế tạo máy Hitachi cho biết, đang nhận được nhiều đơn đặt hàng về máy đào đất được lập trình máy tính sử dụng hệ thống định vị toàn cầu, có thể đào đất có độ chính xác từng centimet và giảm một nửa thời gian làm việc. Trong khi các công ty cỡ vừa đang hướng tới tăng cường tự động hóa, thì các công ty nhỏ hơn giải quyết tình trạng thiếu lao động bằng cách trả thêm lương cho nhân việc hoặc chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài.
Trong bối cảnh dân số lão hóa ngày càng tăng, các công ty Nhật Bản sẽ cần tiếp tục tìm ra những giải pháp đối phó với tình trạng thiếu lao động. Dân số trong độ tuổi lao động ở Nhật Bản lên mức đỉnh điểm là 87 triệu người vào năm 1995 và từ đó liên tục giảm. Cách thức Nhật Bản đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động sẽ là bài học quan trọng đối với các nước sắp lâm vào tình cảnh tương tự trong những năm tới là Trung Quốc và Hàn Quốc.
Ngay từ năm 2016, một công ty chuyên sản xuất và cung cấp rau củ cho khoảng 2.000 siêu thị ở Nhật Bản đã xây dựng thành công “trang trại rô-bốt” đầu tiên trên thế giới, góp phần giảm thiểu thiếu hụt lao động. Tại trang trại đặc biệt này, các rô-bốt sẽ thực hiện tất cả các công đoạn như trồng cây, tưới nước, cắt tỉa và thu hoạch… Nhờ tự động hóa, năng suất sản xuất của trang trại đã được nâng từ 21.000 xà lách/ngày lên mức 50.000 xà lách/ngày, có khả năng sẽ đạt nửa triệu xà lách/ngày vào năm 2021.
Không chỉ nâng cao hiệu suất, chi phí sản xuất cho các trang trại mới với diện tích khoảng 4.400 mét vuông tại Kameoka sẽ giảm xuống 50%. Riêng chi phí năng lượng giảm đến gần 70% nhờ sử dụng đèn LED. 98% lượng nước cần thiết cho cây sinh trưởng cũng sẽ được tái sử dụng. Các giống cây trồng theo mô hình trang trại mới này còn chứa nhiều beta-carotene - một chất chống oxy hóa - hơn thông thường.
JJ Price - Giám đốc tiếp thị toàn cầu của Spread cho biết công ty có kế hoạch mở rộng mô hình ở trong và ngoài nước. “Mục tiêu của chúng tôi không phải là thay thế con người bằng máy móc, mà là phát triển một hệ thống để con người và máy móc làm việc cùng nhau. Chúng tôi muốn tạo ra sự thú vị trong hoạt động nông nghiệp, đặc biệt là với giới trẻ”. Tự động hóa đang được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp tại Nhật Bản để giải quyết vấn đề già hóa dân số và tiết kiệm nguồn lực lao động tại quốc gia này. Nhiều dự án thú vị như “trang phục cơ bắp” cho công nhân nhà máy và những người làm nông nghiệp lớn tuổi, robot thu hoạch dâu với tốc độ 1/8 giây… đang được các công ty sản xuất máy móc Nhật Bản nghiên cứu phát triển.
Hồi cuối năm 2015, Panasonic đã triển khai dự án rô-bốt sử dụng camera và cảm biến hình ảnh để phát hiện cà chua chín, sau đó thu hoạch với tốc độ 1/20 giây. Viện Nghiên cứu Nomura dự đoán vào năm 2035, rô-bốt sẽ thay thế 50% số nhân công Nhật Bản trong các lĩnh vực như dịch vụ khách hàng, giao hàng và nhiều hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cũng đã chỉ ra, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 nói chung và công nghệ rô-bốt nói riêng đã và đang tạo ra sự bất công lớn hơn, khi rô-bốt thay thế con người trong các hoạt động kinh tế, người lao động sẽ bị “dư thừa”, khoảng cách giữa tỷ suất lợi nhuận trên đồng vốn và lợi nhuận trên chi phí sức lao động, khiến thị trường lao động truyền thống bị phá vỡ. Sự gia tăng áp lực trên thị trường lao động, bởi nhân tố rô-bốt, khiến người lao động sẽ bị phân hóa theo hai nhóm: Nhóm kỹ năng thấp được trả lương thấp và nhóm kỹ năng cao được trả lương cao. Và những mâu thuẫn trong xã hội hiện đại ngày càng gia tăng lại là do hệ lụy từ thành quả của con người - của quá trình “rô-bốt hóa” nền kinh tế.
Theo giới phân tích, một vấn đề kinh tế quan trọng, đồng thời cũng là vấn đề xã hội lớn nhất liên quan tới rô-bốt hóa đó là sự bất bình đẳng. Những người được hưởng lợi nhiều nhất từ sự sáng tạo sẽ là những nhà cung cấp vốn tri thức và vốn tài chính (sáng chế, cổ đông, đầu tư). Khiến cho khoảng cách về sự giàu có giữa những người phụ thuộc vào vốn và những người phụ thuộc vào sức lao động ngày càng doãng ra.
Công nghệ chính là một trong những lý do gây ra sự đình trệ, thậm chí sụt giảm thu nhập đối với phần lớn người dân tại các nước có thu nhập cao: Nhu cầu sử dụng lao động tay nghề cao tăng trong khi nhu cầu tuyển dụng lao động tay nghề và trình độ thấp lại giảm. Kết quả là, một thị trường việc làm với nhu cầu tuyển dụng mạnh ở hai đầu cao và thấp nhưng lại hình thành khoảng trống ở giữa. Mặc dù, xét về tổng thể, khi “rô-bốt hóa” kinh tế các công việc sẽ an toàn hơn và thu nhập cao hơn sẽ gia tăng sau khi công nghệ thay thế dần sức lao động của con người, nhưng lĩnh vực phân phối lợi ích lại nảy sinh mâu thuẫn cả trên bình diện đạo đức và pháp lý.
Như vậy, một trong những thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 là sự ra đời của rô-bốt thông minh (robot gắn với trí tuệ nhân tạo - AI). “Rô-bốt hóa” nền kinh tế là một phương thức có hiệu quả để giải quyết nguy cơ già hóa dân số, cũng như thiếu hụt lao động ngày càng gia tăng ở tất cả các nước, nhất là các phát triển, điển hình là Nhật Bản. Tuy nhiên, quá trình rô-bốt tham gia thị trường lao động đến mức nào đó cũng sẽ gây hệ lụy về kinh tế - xã hội bởi sự phân hóa thu nhập gia tăng đáng kể giữa những người phụ thuộc vào vốn (năng lực, trí tuệ) và những người phụ thuộc vào sức lao động sẽ ngày càng doãng ra, Nhật Bản cũng không phải là ngoại lệ./.
----------------------------
Tài liệu tham khảo:
1, 2: http://www.tapchicongsan.org.vn: Tổng thống Trump chọn mô hình phát triển cho nước Mỹ ngày 05-7-2017
3: http://bnews.vn: Các công ty Nhật Bản đẩy mạnh tự động hóa do thiếu lao động ngày 15-5-2017
Tài liệu tham khảo:
1, 2: http://www.tapchicongsan.org.vn: Tổng thống Trump chọn mô hình phát triển cho nước Mỹ ngày 05-7-2017
3: http://bnews.vn: Các công ty Nhật Bản đẩy mạnh tự động hóa do thiếu lao động ngày 15-5-2017
Nghề đan ngư cụ truyền thống ở huyện Quảng Yên  (29/11/2017)
Giữ vững thương hiệu Cam Cao Phong  (29/11/2017)
Bàn về mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội  (29/11/2017)
Việt Nam-Italy cần thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực du lịch  (28/11/2017)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên