Phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - Những giải pháp đột phá trong công tác bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay
07:59, ngày 06-07-2017
TCCSĐT - Để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay thì điều căn bản phải cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân; tăng cường ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ thân thiện với môi trường; đặc biệt chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng để giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc.
Giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội
Để quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên ở nước ta thì một biện pháp quan trọng là phải xóa đói giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta là 10%, trong đó khu vực miền núi Tây Bắc có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất 34,52%. Mặt trái của cơ chế thị trường làm gay gắt thêm sự phân cực giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng và các tầng lớp dân cư. Vì vậy, cần phải thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững, tùy từng đối tượng mà có những chính sách cụ thể, phù hợp.
Trước hết, cần phải tận dụng tối đa mọi nguồn lực về vốn cho sự phát triển, như vốn vay các tổ chức tín dụng, vốn ưu đãi thông qua các chương trình dự án của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, huy động vốn trong nhân dân và từ các tổ chức cá nhân khác trong và ngoài nước cho việc dạy nghề, tạo việc làm. Đặc biệt, đối với các vùng còn nghèo như các tỉnh trung du, miền núi, Tây Bắc, Tây Nguyên, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ về lương thực, thực phẩm, tư vấn kinh nghiệm sản xuất, tiếp cận cách sử dụng đất, hỗ trợ thị trường đầu vào, đầu ra giúp người dân ổn định cuộc sống.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa một trong những lĩnh vực ưu tiên là bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường tự nhiên ở khu vực nông nghiệp và nông thôn nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp, nông thôn, Đảng và Nhà nước ta trong nhiều thập kỷ qua đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách lớn thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, sự phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta đang đứng trước những khó khăn thách thức trên con đường phát triển, với những biểu hiện đang phá vỡ sự cân bằng sinh thái. Nguồn nước, không khí ô nhiễm nghiêm trọng, đất đai suy thoái, rừng và đa dạng sinh học đang ngày càng suy giảm, khoáng sản đang bị khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ cạn kiệt. Trên thực tế để phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn phải đưa nông nghiệp, nông thôn lên sản xuất hàng hóa lớn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ, phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên.
Để quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên ở nước ta phát triển theo hướng bền vững thì một biện pháp quan trọng là phải thực hiện tốt chính sách dân số. Hiện nay, dân số ở nước ta là 94.970.597 người, xếp thứ 14 trong nhóm các nước đông dân trên thế giới. Dân số phát triển ngày càng cao thì nhu cầu với tự nhiên ngày càng lớn. Những nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, thuốc men, nước sạch ngày càng thiếu thốn; đồng thời xuất hiện những vấn đề môi trường, như ô nhiễm nguồn nước, đất đai, không khí. Đặc biệt việc tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu con người sẽ gây lên những áp lực lớn đối với môi trường tự nhiên trong khi khả năng chịu đựng của môi trường nói chung và môi trường tự nhiên có hạn.
Sự gia tăng dân số quá mức sẽ làm tăng thêm những căng thẳng khác về môi trường. Một mặt, sức ép của dân số sẽ ảnh hưởng đến giải quyết việc làm, tình trạng thiếu việc làm dẫn đến di dân tự do, tự phát từ các vùng khác nhau vào thành phố và các khu công nghiệp gây sức ép lớn đến môi trường tại các khu vực này. Mặt khác, dân số tăng, tạo ra nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, làm cho môi trường ở khu vực này ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Do đó, vấn đề đặt ra là, bên cạnh những biện pháp ổn định quy mô dân số, kiểm soát và thực hiện tốt chính sách dân số thì bài toán đặt ra là phải mở rộng khả năng đáp ứng về tài nguyên và năng lượng bằng những giải pháp kỹ thuật thay thế nhằm giảm bớt việc tiêu thụ quá mức và lãng phí tài nguyên. Tất nhiên cần căn cứ vào đặc điểm của từng vùng, miền, khu vực để có những biện pháp phù hợp mới đem lại hiệu quả.
Giải pháp về tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ trong công tác bảo vệ môi trường tự nhiên
Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần phải đổi mới công nghệ, bởi trình độ công nghệ có vai trò quyết định đến việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, đồng thời cũng quyết định cả năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Trong điều kiện nước ta, để có một nền công nghệ mới, chúng ta phải thực hiện chuyển giao công nghệ. Chỉ công nghệ sạch, thân thiện với môi trường bằng con đường trực tiếp, tiếp thu công nghệ hiện đại, công nghệ mới có hàm lượng chất xám cao, chúng ta mới có thể thực hiện được công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn. Đó cũng chính là phương thức hữu hiệu nhất để kết hợp các mục tiêu kinh tế và sinh thái. Bởi vậy, chuyển giao công nghệ trước mắt cũng như lâu dài luôn là một bộ phận quan trọng trong chính sách công nghệ quốc gia. Vấn đề quan trọng đặt ra là phải tiến hành chuyển giao công nghệ như thế nào để có thể nhận được những thiết bị công nghệ tiên tiến nhất, vừa đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế vừa đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là phải biết khai thác sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực vốn có trong nước và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Do vậy, Nhà nước cần khuyến khích và triển khai nhanh các đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ trong việc xử lý ô nhiễm, suy thoái môi trường, ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo vệ môi trường, xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất sạch. Tăng cường ứng dụng những thành tựu công nghệ môi trường trong công tác khắc phục, phòng ngừa, giảm thiểu những tác động ô nhiễm môi trường, các công nghệ hỗ trợ trong khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên. Tăng cường sử dụng công nghệ mới, công nghệ sạch trong sản xuất kinh doanh, kiểm tra, phát hiện và xử lý những sự cố về môi trường, nhất là các công nghệ trong xử lý chất thải, nước thải, phòng, chống ô nhiễm suy thoái đất đai, ô nhiễm không khí và nguồn nước, sử dụng công nghệ mới trong khai thác và chế biến khoáng sản bảo vệ rừng. Tận dụng các sản phẩm nghiên cứu trong các trường đại học, viện nghiên cứu để đưa vào sản xuất. Trong thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được ứng dụng đã góp phần cải thiện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, khai thác và sử dụng tiết kiệm năng lượng, đem lại hiệu quả cao. Công tác nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học - công nghệ cần được triển khai đến mọi tầng lớp nhân dân. Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách, từng bước tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh nhằm gắn kết giữa phát triển công nghệ và cải thiện môi trường, bảo đảm phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Thực hiện có hiệu quả việc chuyển giao công nghệ, nắm giữ, áp dụng công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, phù hợp, thân thiện với môi trường.
Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay
Cùng với việc ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ trong bảo vệ môi trường tự nhiên thì công tác xây dựng lực lượng cán bộ làm nhiệm vụ bảo vệ môi trường là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường. Trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội thì nguồn lực con người được coi là lực lượng sản xuất hàng đầu. Người cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường phải vững vàng về chuyên môn, có năng lực thực sự, có phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu mà thực tiễn đặt ra. Để xây dựng lực lượng cán bộ làm nhiệm vụ bảo vệ môi trường thực sự vững mạnh hiện nay, cần chú trọng một số công việc sau:
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, công tác xây dựng nguồn nhân lực cho công tác bảo vệ môi trường đã cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, số lượng cán bộ làm công tác này vẫn chưa đủ, ở nhiều nơi lực lượng này còn mỏng thậm chí không có. Trước mắt, cần tăng cường lực lượng cho các địa bàn hiện đang còn trống vắng và những địa bàn kinh tế phát triển sôi động. Tăng cường lực lượng cán bộ địa phương làm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về bảo vệ môi trường. Việc tuyển dụng cán bộ làm công tác quản lý môi trường cũng cần phải đa dạng, bên cạnh cơ chế tuyển dụng dài hạn, các cơ quan quản lý nhà nước ở các tỉnh cần huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước và các nhà khoa học theo đơn đặt hàng và tiến tới trong tương lai mỗi xã, phường, thị trấn phải có ít nhất một cán bộ chuyên trách về quản lý môi trường có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi.
Hiện nay, hầu hết số cán bộ làm công tác môi trường các tỉnh, huyện ở nước ta, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn khiêm tốn. Sự yếu kém về kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực môi trường là kẽ hở cho các cá nhân, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ chú ý tìm kiếm lợi nhuận cho riêng mình, mà quên mất lợi ích lâu dài của quốc gia.
Giải pháp cho vấn đề này là Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền, lãnh đạo các sở, ban, ngành của các tỉnh trong cả nước cần tạo điều kiện để các cán bộ làm công tác môi trường được đi học nâng cao trình độ quản lý và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng tình hình thực tế, như đi học các lớp tập huấn ngắn và dài hạn theo định kỳ hằng năm, trong đó, cần chú ý ưu tiên đào tạo lớp trẻ, có chiến lược, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận, sẵn sàng thay thế đội ngũ cán bộ sắp nghỉ hưu.
Cùng với kinh phí ở trong nước, cần tranh thủ nguồn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế tạo nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong ngành môi trường. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực của ngành môi trường hằng năm phụ thuộc vào nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp. Hiện nguồn kinh phí này chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu đặt ra tuy nhiên, với sự hợp tác và tranh thủ nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, ngành môi trường có thể thông quá đó thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhằm xây dựng nguồn nhân lực đủ vế số lượng, mạnh về chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường.
Ngoài ra, việc tạo điều kiện thuận lợi, trang thiết bị, phương tiện làm việc tốt cho cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường, trang bị điều kiện kỹ thuật cho lực lượng cảnh sát môi trường tại các địa phương cũng là một trong những nhân tố cơ bản nhằm giúp các lực lượng cán bộ làm nhiệm vụ bảo vệ môi trường hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay cũng là vấn đề cần lưu ý. Chúng ta biết rằng một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu và lũ lụt ở Việt Nam trong những năm qua là do nạn chặt phá rừng, kể cả rừng phòng hộ và đầu nguồn diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước. Nhưng vì sao lâm tặc phá hàng nghìn hecta rừng mà cán bộ quản lý môi trường không biết? Nhiều vụ việc phát hiện phá rừng là do nhân dân tố cáo, lúc đó cán bộ quản lý môi trường mới vào cuộc. Chưa kể nhiều cán bộ lợi dụng chức quyền tham gia nhập khẩu trái phép phế thải, nhập khẩu sinh vật ngoại lai, săn bắn và mua bán động vật hoang dã, phá hoại môi trường. Nhà nước cần có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các cán bộ quản lý môi trường vi phạm trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.
Tóm lại, một trong những điều kiện cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính là tác động lên tồn tại xã hội, tạo nên những biến đổi trong đời sống, trước hết là đời sống kinh tế của người dân. Người dân sẽ không thể nghĩ đến bảo vệ môi trường khi những nhu cầu tối thiểu trong đời sống hằng ngày của họ còn chưa đáp ứng đầy đủ. Cùng với phát triển kinh tế xã hội, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là chìa khóa quan trọng góp phần giải quyết những vấn đề môi trường đang bức xúc hiện nay./.
Để quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên ở nước ta thì một biện pháp quan trọng là phải xóa đói giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta là 10%, trong đó khu vực miền núi Tây Bắc có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất 34,52%. Mặt trái của cơ chế thị trường làm gay gắt thêm sự phân cực giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng và các tầng lớp dân cư. Vì vậy, cần phải thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững, tùy từng đối tượng mà có những chính sách cụ thể, phù hợp.
Trước hết, cần phải tận dụng tối đa mọi nguồn lực về vốn cho sự phát triển, như vốn vay các tổ chức tín dụng, vốn ưu đãi thông qua các chương trình dự án của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, huy động vốn trong nhân dân và từ các tổ chức cá nhân khác trong và ngoài nước cho việc dạy nghề, tạo việc làm. Đặc biệt, đối với các vùng còn nghèo như các tỉnh trung du, miền núi, Tây Bắc, Tây Nguyên, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ về lương thực, thực phẩm, tư vấn kinh nghiệm sản xuất, tiếp cận cách sử dụng đất, hỗ trợ thị trường đầu vào, đầu ra giúp người dân ổn định cuộc sống.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa một trong những lĩnh vực ưu tiên là bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường tự nhiên ở khu vực nông nghiệp và nông thôn nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp, nông thôn, Đảng và Nhà nước ta trong nhiều thập kỷ qua đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách lớn thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, sự phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta đang đứng trước những khó khăn thách thức trên con đường phát triển, với những biểu hiện đang phá vỡ sự cân bằng sinh thái. Nguồn nước, không khí ô nhiễm nghiêm trọng, đất đai suy thoái, rừng và đa dạng sinh học đang ngày càng suy giảm, khoáng sản đang bị khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ cạn kiệt. Trên thực tế để phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn phải đưa nông nghiệp, nông thôn lên sản xuất hàng hóa lớn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ, phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên.
Để quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên ở nước ta phát triển theo hướng bền vững thì một biện pháp quan trọng là phải thực hiện tốt chính sách dân số. Hiện nay, dân số ở nước ta là 94.970.597 người, xếp thứ 14 trong nhóm các nước đông dân trên thế giới. Dân số phát triển ngày càng cao thì nhu cầu với tự nhiên ngày càng lớn. Những nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, thuốc men, nước sạch ngày càng thiếu thốn; đồng thời xuất hiện những vấn đề môi trường, như ô nhiễm nguồn nước, đất đai, không khí. Đặc biệt việc tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu con người sẽ gây lên những áp lực lớn đối với môi trường tự nhiên trong khi khả năng chịu đựng của môi trường nói chung và môi trường tự nhiên có hạn.
Sự gia tăng dân số quá mức sẽ làm tăng thêm những căng thẳng khác về môi trường. Một mặt, sức ép của dân số sẽ ảnh hưởng đến giải quyết việc làm, tình trạng thiếu việc làm dẫn đến di dân tự do, tự phát từ các vùng khác nhau vào thành phố và các khu công nghiệp gây sức ép lớn đến môi trường tại các khu vực này. Mặt khác, dân số tăng, tạo ra nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, làm cho môi trường ở khu vực này ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Do đó, vấn đề đặt ra là, bên cạnh những biện pháp ổn định quy mô dân số, kiểm soát và thực hiện tốt chính sách dân số thì bài toán đặt ra là phải mở rộng khả năng đáp ứng về tài nguyên và năng lượng bằng những giải pháp kỹ thuật thay thế nhằm giảm bớt việc tiêu thụ quá mức và lãng phí tài nguyên. Tất nhiên cần căn cứ vào đặc điểm của từng vùng, miền, khu vực để có những biện pháp phù hợp mới đem lại hiệu quả.
Giải pháp về tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ trong công tác bảo vệ môi trường tự nhiên
Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần phải đổi mới công nghệ, bởi trình độ công nghệ có vai trò quyết định đến việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, đồng thời cũng quyết định cả năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Trong điều kiện nước ta, để có một nền công nghệ mới, chúng ta phải thực hiện chuyển giao công nghệ. Chỉ công nghệ sạch, thân thiện với môi trường bằng con đường trực tiếp, tiếp thu công nghệ hiện đại, công nghệ mới có hàm lượng chất xám cao, chúng ta mới có thể thực hiện được công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn. Đó cũng chính là phương thức hữu hiệu nhất để kết hợp các mục tiêu kinh tế và sinh thái. Bởi vậy, chuyển giao công nghệ trước mắt cũng như lâu dài luôn là một bộ phận quan trọng trong chính sách công nghệ quốc gia. Vấn đề quan trọng đặt ra là phải tiến hành chuyển giao công nghệ như thế nào để có thể nhận được những thiết bị công nghệ tiên tiến nhất, vừa đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế vừa đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là phải biết khai thác sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực vốn có trong nước và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Do vậy, Nhà nước cần khuyến khích và triển khai nhanh các đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ trong việc xử lý ô nhiễm, suy thoái môi trường, ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo vệ môi trường, xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất sạch. Tăng cường ứng dụng những thành tựu công nghệ môi trường trong công tác khắc phục, phòng ngừa, giảm thiểu những tác động ô nhiễm môi trường, các công nghệ hỗ trợ trong khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên. Tăng cường sử dụng công nghệ mới, công nghệ sạch trong sản xuất kinh doanh, kiểm tra, phát hiện và xử lý những sự cố về môi trường, nhất là các công nghệ trong xử lý chất thải, nước thải, phòng, chống ô nhiễm suy thoái đất đai, ô nhiễm không khí và nguồn nước, sử dụng công nghệ mới trong khai thác và chế biến khoáng sản bảo vệ rừng. Tận dụng các sản phẩm nghiên cứu trong các trường đại học, viện nghiên cứu để đưa vào sản xuất. Trong thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được ứng dụng đã góp phần cải thiện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, khai thác và sử dụng tiết kiệm năng lượng, đem lại hiệu quả cao. Công tác nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học - công nghệ cần được triển khai đến mọi tầng lớp nhân dân. Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách, từng bước tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh nhằm gắn kết giữa phát triển công nghệ và cải thiện môi trường, bảo đảm phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Thực hiện có hiệu quả việc chuyển giao công nghệ, nắm giữ, áp dụng công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, phù hợp, thân thiện với môi trường.
Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay
Cùng với việc ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ trong bảo vệ môi trường tự nhiên thì công tác xây dựng lực lượng cán bộ làm nhiệm vụ bảo vệ môi trường là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường. Trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội thì nguồn lực con người được coi là lực lượng sản xuất hàng đầu. Người cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường phải vững vàng về chuyên môn, có năng lực thực sự, có phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu mà thực tiễn đặt ra. Để xây dựng lực lượng cán bộ làm nhiệm vụ bảo vệ môi trường thực sự vững mạnh hiện nay, cần chú trọng một số công việc sau:
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, công tác xây dựng nguồn nhân lực cho công tác bảo vệ môi trường đã cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, số lượng cán bộ làm công tác này vẫn chưa đủ, ở nhiều nơi lực lượng này còn mỏng thậm chí không có. Trước mắt, cần tăng cường lực lượng cho các địa bàn hiện đang còn trống vắng và những địa bàn kinh tế phát triển sôi động. Tăng cường lực lượng cán bộ địa phương làm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về bảo vệ môi trường. Việc tuyển dụng cán bộ làm công tác quản lý môi trường cũng cần phải đa dạng, bên cạnh cơ chế tuyển dụng dài hạn, các cơ quan quản lý nhà nước ở các tỉnh cần huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước và các nhà khoa học theo đơn đặt hàng và tiến tới trong tương lai mỗi xã, phường, thị trấn phải có ít nhất một cán bộ chuyên trách về quản lý môi trường có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi.
Hiện nay, hầu hết số cán bộ làm công tác môi trường các tỉnh, huyện ở nước ta, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn khiêm tốn. Sự yếu kém về kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực môi trường là kẽ hở cho các cá nhân, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ chú ý tìm kiếm lợi nhuận cho riêng mình, mà quên mất lợi ích lâu dài của quốc gia.
Giải pháp cho vấn đề này là Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền, lãnh đạo các sở, ban, ngành của các tỉnh trong cả nước cần tạo điều kiện để các cán bộ làm công tác môi trường được đi học nâng cao trình độ quản lý và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng tình hình thực tế, như đi học các lớp tập huấn ngắn và dài hạn theo định kỳ hằng năm, trong đó, cần chú ý ưu tiên đào tạo lớp trẻ, có chiến lược, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận, sẵn sàng thay thế đội ngũ cán bộ sắp nghỉ hưu.
Cùng với kinh phí ở trong nước, cần tranh thủ nguồn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế tạo nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong ngành môi trường. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực của ngành môi trường hằng năm phụ thuộc vào nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp. Hiện nguồn kinh phí này chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu đặt ra tuy nhiên, với sự hợp tác và tranh thủ nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, ngành môi trường có thể thông quá đó thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhằm xây dựng nguồn nhân lực đủ vế số lượng, mạnh về chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường.
Ngoài ra, việc tạo điều kiện thuận lợi, trang thiết bị, phương tiện làm việc tốt cho cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường, trang bị điều kiện kỹ thuật cho lực lượng cảnh sát môi trường tại các địa phương cũng là một trong những nhân tố cơ bản nhằm giúp các lực lượng cán bộ làm nhiệm vụ bảo vệ môi trường hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay cũng là vấn đề cần lưu ý. Chúng ta biết rằng một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu và lũ lụt ở Việt Nam trong những năm qua là do nạn chặt phá rừng, kể cả rừng phòng hộ và đầu nguồn diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước. Nhưng vì sao lâm tặc phá hàng nghìn hecta rừng mà cán bộ quản lý môi trường không biết? Nhiều vụ việc phát hiện phá rừng là do nhân dân tố cáo, lúc đó cán bộ quản lý môi trường mới vào cuộc. Chưa kể nhiều cán bộ lợi dụng chức quyền tham gia nhập khẩu trái phép phế thải, nhập khẩu sinh vật ngoại lai, săn bắn và mua bán động vật hoang dã, phá hoại môi trường. Nhà nước cần có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các cán bộ quản lý môi trường vi phạm trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.
Tóm lại, một trong những điều kiện cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính là tác động lên tồn tại xã hội, tạo nên những biến đổi trong đời sống, trước hết là đời sống kinh tế của người dân. Người dân sẽ không thể nghĩ đến bảo vệ môi trường khi những nhu cầu tối thiểu trong đời sống hằng ngày của họ còn chưa đáp ứng đầy đủ. Cùng với phát triển kinh tế xã hội, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là chìa khóa quan trọng góp phần giải quyết những vấn đề môi trường đang bức xúc hiện nay./.
Thủ tướng gặp và làm việc với lãnh đạo bang Rheinland-Pfalz của Đức  (05/07/2017)
Nghị quyết về trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV  (05/07/2017)
Điện mừng Quốc khánh lần thứ 206 Cộng hòa Bolivariana de Venezuela  (05/07/2017)
Lễ trao Huân chương tặng lãnh đạo 15 tỉnh của nước bạn Lào  (05/07/2017)
Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước bổ sung hoạch định biên giới Việt - Lào  (05/07/2017)
Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư về đường biên giới Việt - Lào  (05/07/2017)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên