Đối ẩm Trà Đạo Nhật Bản và Trà Thức Việt Nam
TCCS - Trong khuôn khổ Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản 2024 tại thành phố Đà Nẵng diễn ra từ ngày 4-7 đến ngày 7-7-2024, diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc, như Triển lãm thành tựu hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, hội thảo, tọa đàm kinh doanh, kết nối giao thương, chương trình giao lưu thể thao, nghệ thuật... Điểm nhấn của lễ hội lần này là chương trình Đối ẩm Trà Đạo Nhật Bản và Trà Thức Việt Nam.
Trà Đạo Nhật Bản
Được xem là một trong ba nghệ thuật cổ điển thuộc tinh hoa người Nhật bên cạnh thưởng hương kodo và cắm hoa kado. Trà đạo có nguồn gốc từ Thiền tông Phật giáo vào năm 815.
Từ việc đơn giản uống trà, chuyển sang cách pha và uống trà, rồi nghi thức thưởng thức trà cho đến khi đúc kết thành trà đạo, đây là một tiến trình không ngừng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới. Hòa, Kính, Thanh, Tịch là bốn nguyên tắc cơ bản của trà đạo. Trà đạo là con đường mà đi hết con đường đó sẽ đến nơi có “trà vừa ngon vừa không ngon”. Cũng như nhiều thứ cần phải rèn luyện, học tập, trà đạo luôn gắn liền với thực hành. Khác với trông chờ vào đâu đó, trà đạo thuộc về bên lối sống “tự làm chủ bản thân”.
Lịch sử và văn hoá trà Việt
Việt Nam có văn hoá trà gắn bó và song hành với nền nông nghiệp lúa nước qua hàng ngìn năm. Cây trà ban đầu được xem như thảo mộc có công dụng chữa bệnh, giải độc, lâu dần trở thành thức uống thường xuyên của người Việt. Tổng diện tích trồng trà trên lãnh thổ Việt Nam 130.000 ha. Diện tích trồng trà phủ đều từ các tỉnh phía Bắc đến các tỉnh phía Nam với hàng nghìn cây trà cổ thụ hơn 500 năm và nhiều giống trà mới, với năng suất đạt hơn 5000 tấn trà khô mỗi năm, sản lượng xuất khẩu thô đứng thứ 5 thế giới.
Bản sắc văn hoá trà Việt được thể hiện rõ nét qua văn hoá của Trà Thức Việt Nam mà thương hiệu Đôi Dép muốn tôn vinh.
“VIỆT TRÀ THỨC” chính là sự gói gọn của bản sắc dân tộc về tính đa thức và niệm thức sâu sắc trong đối nhân xử thế của người Việt. Sự đa dạng của các kiểu thức trong thưởng trà của người Việt được thể hiện qua Ngũ thức Việt trà, gồm mộc, văn, ngự, tĩnh, thư:
Mộc thức: Là kiểu uống trà phổ biến của người Việt khi không quá đặt nặng tính cầu kì của việc thưởng trà. Ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào, theo cách giản tiện nhất, người Việt đều có thể dùng trà, miễn sao có sự hiện diện của trà. Mộc thức chính là hình thái thưởng trà bình dân, mở đầu cho các kiểu thức khác phát triển. Thông qua mộc thức càng khẳng định cây chè đã tồn tại mật thiết với người Việt từ ban đầu. Với mộc thức, kiểu cách, loại trà không còn quan trọng. Mộc thức tượng trưng cho sự thuần chất của người Việt.
Văn thức: Là cách thức thưởng trà ở mức độ cầu kỳ. Kiểu thức này đòi hỏi người thưởng trà có sự am hiểu nhất định về trà, từ cung cách uống cho đến loại trà uống. Người thưởng trà theo lối văn thức có sự cảm quan về trà ở mức độ cao thấp khác nhau tùy vào sự am hiểu của mỗi người, nhưng nhìn chung có sự thấu đạt sâu sắc về trà. Văn thức tượng trưng cho tính thẩm mỹ và sự vi tế của người Việt.
Ngự thức: Là cách thưởng trà cung đình dành cho những bậc vua chúa, hoàng tộc khi xưa. Tuy là bậc có quyền lực cao nhưng quan điểm thưởng trà của bậc vương tôn thế tộc khi xưa lại lấy sự khiêm cung và tính phụng sự làm nền tảng. Ngày nay, ngự thức trà được dùng trong tiệc trà có tính chất ngoại giao, quan hệ quốc tế để tôn vinh những giá trị văn hoá Việt. Ngự thức tượng trưng cho giá trị tinh hoa của văn hoá trà Việt.
Tĩnh thức: Là cách thức thưởng trà hướng đến sự an tĩnh, giàu tính chiêm nghiệm. Người thưởng trà thông qua kiểu thức này muốn có khoảng lặng nội tâm để suy tưởng về cuộc sống, từ đó có những đúc rút giá trị riêng cho bản thân. Tĩnh thức còn là cách thức uống trà hướng đến sự an định thân tâm, bình lặng trong tâm hồn, quay về bên trong và thực hành chánh niệm bản thân. Tĩnh thức biểu tượng cho sự thuần khiến tâm hồn người Việt.
Thư thức: Là thưởng trà kết hợp với việc đọc sách, thưởng lãm nghệ thuật làm phong phú trí tuệ và tâm hồn người Việt. Thư thức biểu tượng cho trí tuệ của người Việt.
Trà thức Việt Nam thông qua năm thức cơ bản đã truyền tải được đạo - thần - hồn, là bản sắc văn hoá thưởng trà của người Việt. Tuỳ đối tượng, bối cảnh, không gian, thời gian mà việc kết hợp giữa các thức được linh hoạt mà không nhất thiết cứng nhắc theo hình thức nào, bởi suy cho cùng, dù theo cách nào thì người Việt quan niệm về trà là thức uống phổ biến mà ở đó gửi gắm giấc mơ ngàn đời của cha ông về khát khao hoà bình, ổn định và phát triển. Văn hoá trà Việt gắn với nền văn hoá trọng trách, trà chính là nhân tố kết nối con người với nhau cùng chia sẻ và gắn vác trách nhiệm chung.
Tinh hoa “Quốc Ẩm Việt Trà”
Trà tham gia đối ẩm là trà Đại Hoàng Bào, do nghệ nhân thương hiệu Đôi Dép tinh chế. Trà pha ra có sắc vàng óng ánh như hoàng bào của vua. Nguyên liệu lại được làm từ vùng chè Oolong nổi tiếng King Lộ thuộc tỉnh Lâm Đồng. Nghệ nhân Đôi Dép đã chế biến loại trà này hoàn toàn khác biệt và đột phá so với các phương pháp làm trà truyền thống đã tồn tại hằng nghìn năm. Điều này tạo nên sự trọn vẹn và tinh tế về hương, sắc, vị, hình của trà. Tuy trà được lên men sâu nhưng lá trà sau khi phá lại có màu xanh mướt mát như lá chè tươi còn trên cành. Trà có rất nhiều tầng hương từ nồng nàn của hương hoa cho đến vị nhẹ nhàng của trái cây chín. Vị thơm của trái cây và các loại hoa lan tỏa khắp hơi thở, thanh tao, mềm mại, béo, ngọt và hoàn toàn không có vị chát đắng. Trà Đại Hoàng Bào khi lưu trữ trong thời gian dài (từ 5 - 8 năm) không những không bị hư mà còn tự chuyển hoá nội chất tạo những hương vị đặc trưng nồng nàn mà không thể nhầm lẫn với các loại trà nào khác.
Vừa qua tại lễ giổ tổ Vua Hùng tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Thương hiệu Đôi Dép cùng Ban tổ chức đã dâng “Quốc Ẩm Việt Trà” lên Vua Hùng cùng các vị tiền nhân. Trà Tổ Ân Di Diệp được làm với số lượng vô cùng hạn chế để dâng lên Quốc tổ Hùng Vương vào mùng 10 tháng 3. Trà sau dâng cúng lễ sẽ gửi tặng lại cho du khách để được may mắn, mạnh khỏe, bình an và thịnh vượng khi có dịp đến tế lễ giỗ Quốc Tổ.
Không gian Trà Thức mà thương hiệu Đôi Dép đã thiết kế gồm: Cây tre Việt Nam biểu tượng văn hoá Việt Nam, hoa sen là quốc hoa của Việt Nam, khu vực chính là bàn pha trà với các trà cụ thuần Việt và người pha là trà nương của thương hiệu Đôi Dép. Để trở thành trà nương của thương hiệu Đôi Dép, các cô gái phải đáp ứng 3 tiêu chí: Đầu tiên, phải pha và thử nếm được trên 20 loại trà, hiểu sâu sắc về đặc trưng từng loại trà; thứ hai, phải hiểu lịch sử, văn hoá trà Việt, có kiến thức văn hoá sâu rộng, có thể chia sẻ và truyền cảm hứng được cho khách thưởng trà; thứ ba, tinh thông ít nhất một nội dung trong ba nội dung của trà lễ gồm: trà ca, trà vũ và trà cầm./.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến tri ân anh hùng liệt sĩ, trao quà cho gia đình chính sách tại tỉnh Quảng Trị  (08/07/2024)
Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay  (08/07/2024)
Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050  (07/07/2024)
- Tư duy lý luận của Đảng về xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay
- Nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh mới
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Nhận diện một số tiêu chí cơ bản của xã hội văn minh ở Việt Nam qua gần 40 năm đổi mới
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm