Thành phố Hồ Chí Minh: Tìm giải pháp phát huy truyền thống năng động, sáng tạo để phát triển
TCCSĐT - Đó là mục tiêu của Hội thảo khoa học với chủ đề “Khơi dậy và phát huy truyền thống năng động, sáng tạo để phát triển Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 - 2020 và những năm tiếp theo” do Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào sáng 26-7-2018. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy chủ trì Hội thảo.
Trong báo cáo Đề dẫn Hội thảo, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: Năng động, sáng tạo là cốt cách, trở thành nét văn hóa tiêu biểu nhất của con người Thành phố Hồ Chí Minh. Bởi vậy, trong thời kỳ mới, năng động, sáng tạo đã góp phần làm nên sức phát triển nhanh chóng và bền vững, phát huy được những lợi thế về nguồn lực, khắc phục những khó khăn, thách thức để Thành phố mạnh mẽ vươn lên. Trong thực tiễn, Thành phố đã từng gặp muôn vàn khó khăn, thách thức, những trở lực cả về cơ chế, chính sách, cả trong đời sống thực tế lẫn tư duy nhận thức, Đảng bộ và nhân dân Thành phố đã tìm tòi cái mới, tháo gỡ những khó khăn, thách thức, thậm chí có lúc phải “xé rào” vì lợi ích chung. Hiện nay, Thành phố lại đang đứng trước các thách thức mới, như biến đổi khí hậu, sự gia tăng dân số (trong 5 năm rưỡi đã tăng thêm 1 triệu người)… gây ra áp lực lớn. Do đó, ngay từ bây giờ Thành phố phải dự báo được các vấn đề phát sinh, kể cả dự báo về nơi ở của số dân gia tăng trên, để từ đó xây dựng các kế hoạch, giải pháp phù hợp.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân lưu ý, muốn Thành phố phát triển mạnh hơn, có tính đột phá thì cần phải xác định nguồn vốn nào mà Thành phố có thể huy động nhiều nhất, phát huy tốt nhất. Trả lời chính câu hỏi này, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, đó là vốn con người, bởi vì đây là tài nguyên chúng ta có thể huy động được, có sẵn trong lòng Thành phố. Trong khi, Thành phố đang đứng trước các thách thức thì quyết định của người lãnh đạo là hết sức quan trọng, như vậy, đổi mới đòi hỏi từ việc lãnh đạo, định hướng đổi mới và thực tiễn… điều đó lý giải vì sao việc khơi dậy, phát huy nguồn lực này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Thành phố trong thời gian tới.
Đồng chí Nguyễn Thuện Nhân mong muốn Hội thảo sẽ thảo luận, trao đổi các phương pháp để khởi động lại, có chiều sâu hơn và quyết liệt, hiệu quả hơn. Thông qua đó, những kết quả thu được tại Hội thảo sẽ hiện thực hóa vào những hoạt động đổi mới, sáng tạo và đem lại những tác động tích cực cho sự phát triển toàn diện của Thành phố.
Hơn 50 tham luận gửi về hội thảo và các tham luận phát biểu trực tiếp đều khẳng định: Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố luôn phát huy truyền thống cách mạng năng động, sáng tạo và có những đóng góp quan trọng cho cả nước, nhất là trong công cuộc đổi mới đến nay. Thành phố đã có nhiều mô hình, giải pháp, cách làm chủ động, sáng tạo có hiệu quả nổi bật, đóng góp kinh nghiệm thực tiễn và cơ sở lý luận trong quá trình phát triển đất nước và được nhân rộng ra các địa phương trên các lĩnh vực. Điểm nội trội dễ nhận thấy, chính là sự “năng động, sáng tạo”, đây là cốt cách, trở thành nét văn hóa tiêu biểu nhất của con người Thành phố Hồ Chí Minh
Tiếp đó, trong phần thảo luận tại Hội thảo, ý kiến các đại biểu đã đi sâu phân tích những lợi thế, cũng như thách thức, đồng thời gợi ý một số giải pháp cho Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành phố Hồ Chí Minh Phạm Chánh Trực đặt vấn đề, “chúng ta có đường lối đổi mới rồi, có luật pháp rồi, còn năng động, sáng tạo được không?” Đồng chí Phạm Chánh Trực cho rằng, với nguồn lực hiện tại, Thành phố phải tính tới sự phân phối nguồn lực sao cho người dân cảm thấy “không sợ nghèo, chỉ sợ không công bằng” để có động lực xây dựng Thành phố, bởi chỉ khi nào con người Thành phố có động lực hành động mạnh mẽ vì nước, vì dân thì thành phố mới duy trì và phát triển được tính năng động, sáng tạo.
GS, TS. Võ Văn Sen, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất: Thành phố cần chú ý chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng hàm lượng tri thức, tập trung phát triển các ngành công nghệ cao, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tạo cơ chế, chính sách thúc đẩy các nghiên cứu khoa học công nghệ gắn với cuộc sống; không ngừng nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của bộ máy công quyền, xây dựng một nền quản trị năng động; quy hoạch hạ tầng đô thị gắn với liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. GS, TS. Võ Văn Sen lấy bài học tham khảo từ Singapore, nơi đã “hóa rồng” nhanh chóng, là thiên đường khởi nghiệp ở châu Á, mạnh tay chi cho đổi mới khoa học công nghệ, khởi động các chương trình đầu tư mạo hiểm cho dự án khởi nghiệp, nơi có hệ thống công quyền minh bạch và trong sạch… đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước nên Thành phố Hồ Chí Minh cần học hỏi để trở thành “thành phố thông minh” như mong muốn. Cùng với việc nhấn mạnh giải pháp quan trọng nhất là chính quyền Thành phố cần sớm tạo chính sách, cơ chế thông thoáng, phù hợp để thu hút nhân tài khắp nơi đến Thành phố theo xu hướng “đất lành chim đậu”, TS. Nguyễn Ngọc Giao, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: Chính quyền Thành phố cần tập trung để phát huy tính năng động, sáng tạo con người thành phố gồm: giữ gìn bản sắc, bảo tồn các di sản vật thể và phi vật thể, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, hòa nhập thế giới với bảo tồn bản sắc của mình.
Khẳng định về việc muốn sáng tạo phải đổi mới cơ chế, bà Phạm Phương Thảo, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố cho rằng, hiện nay cơ chế còn nhiều ràng buộc; năng lực quản lý điều hành còn quá chậm. “Chúng ta cứ ra vào hội họp quá nhiều, trong khi xử lý những vấn đề mang tầm Thành phố và quốc gia còn quá chậm. Chúng ta nói đường hướng rất hay rồi nhưng tổ chức như thế nào cho nhanh hơn nữa, tạo cảm hứng, sức sáng tạo mạnh mẽ hơn nữa, thì chúng ta chưa làm tốt”, bà Phạm Phương Thảo nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến tại Hội thảo còn đề xuất: Lãnh đạo Thành phố cần tổ chức gặp định kỳ các nhà khoa học, doanh nghiệp để bàn và đưa ra giải pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc. Bởi, một thành phố năng động, sáng tạo trên tất cả là từ nguồn lực con người, nguồn nhân lực quan trọng nhất cho đổi mới, sáng tạo./.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chung tay cứu trợ đồng bào lũ lụt tỉnh Yên Bái  (27/07/2018)
Trao Bằng Tổ quốc ghi công cho thân nhân, gia đình 442 liệt sỹ  (26/07/2018)
Hoạt động trong ngày của các Phó Thủ tướng Chính phủ  (26/07/2018)
Nhật Bản đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong vùng Mekong và ASEAN  (26/07/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên