Cảm hứng cội nguồn trong thơ viết về Đền Hùng
19:13, ngày 25-04-2018
TCCSĐT - Một trong những đề tài quen thuộc của thơ ca Việt Nam xuyên suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước là các sáng tác ca ngợi và tri ân cội nguồn văn hiến dân tộc. Tình yêu tổ tiên đất nước trải bao đời đã chắp cánh và tạo nên sức mạnh diệu kỳ cho chim Lạc vượt thời gian để bay đến trường tồn.
Những câu ca: “Ai về Phú Thọ cùng ta/ Nhớ ngày giỗ Tổ tháng ba mồng mười” hay: “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba” thật sự đã trở thành những lời nhắn nhủ tự bao đời. Chứng tỏ, nhu cầu hướng về nguồn cội không phải chỉ của riêng một thời đại, mà nó đã trở thành hằng số tư tưởng yêu nước.
Trong bài thơ chữ Hán: “Thu nguyệt đăng Hùng Vương tự” (Ngày thu thăm Đền Hùng) của Nguyễn Quang Bích viết (nguyên văn chữ Hán), bản dịch là: “Đất trời thuở trước dựng thần châu/ Một dải non song đẹp cảnh thu/ Đỉnh núi lững lờ mây nhẹ thoảng/ Sườn non róc rách suối quanh co”. Nếu như cảm hứng của tác giả trong bài thơ này là ngợi ca cảnh đẹp nơi mộ Tổ thì thi sĩ Đặng Minh Khiêm lại nhiệt thành ngợi ca công đức của Vua Hùng với một tấm lòng biết ơn sâu sắc: “Vương Hầu văn võ thảy là Hùng/ Mười tám đời vua hiệu vẫn chung/ Đời trải hơn nghìn, con cháu tiếp/ Trưng Vương còn giữ nếp Tiên Rồng”.
Nhớ ngày giỗ Tổ hướng về Đền Hùng, đó là một phong tục đẹp của truyền thống văn hóa Việt Nam, gắn với truyền thống ân nghĩa “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Về Đền Hùng để tưởng nhớ tri ân tiền bối, cũng là để nhân lên linh khí tổ tiên, thức dậy trong mọi người tinh thần ái quốc. Khi đất nước đắm chìm trong nô lệ, năm 1920 thi sĩ Nguyễn Ngô Đan đã ghi lại điều đó: “Tinh linh phảng phất lặng còn đó/ Đất nước tan tành Tổ biết không?/ Cầu khấn xin cho soi xét lại/ Mau mau cứu với giống Tiền Rồng”. Những câu thơ thật sự day dứt, nặng nỗi xót xa đau đớn trước cảnh non sông bị chà đạp. Cảm hứng về cội nguồn ở đây trở thành ý thức dân tộc, mang nội dung yêu nước cháy bỏng, thiết tha. Ý thức bảo vệ nòi giống còn biểu hiện trong sự khẳng định tính bền vững của cội nguồn, đó là nội dung yêu nước tiến bộ trong thơ Đền Hùng của các tác giả đầu thế kỷ hai mươi này: “Dân ta đó hai mươi triệu lẻ/ Đất dẫu khác trên rừng dưới bể/ Rồng là Cha, Tiên là mẹ vốn ngày xưa/ Núi sông còn đó trơ trơ…” (Dương Mạnh Huy).
Viết về Đền Hùng, các tác giả chú ý nhiều đến những truyền thuyết về Vua Hùng, về đền thờ Thánh Gióng, về Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ, Đền Giếng. Ứng với mỗi truyền thuyết đó là một đề tài văn học được mở rộng. Cảm hứng về những anh hùng dân tộc, về nguồn gốc tổ tiên trong thơ của các nhà thơ hiện đại là những cảm hứng hào hùng. Vào thăm Đền Giếng, Nguyễn Đình Ảnh như được đắm mình trong mát trong êm ả của cội nguồn: “Bão giông giặc giã liên miên/ Mà sao nước vẫn trong nguyên đến giờ/ Đứng bên miệng giếng sững sờ/ Ai từng soi đến bây giờ là tôi!/ Lo toan suốt cả một thời/ Soi vào lòng giếng thảnh thơi lạ lùng!”.
Cảm hứng hào hùng về nơi đất Tổ có lúc cháy bùng thành cảm hứng thời đại trong tứ thơ chắc, khỏe của Nông Quốc Chấn: “Đứng trên ngọn núi Hùng/ Nhìn bốn phương trời đất/ Bốn nghìn năm sau lưng/ Rực rỡ đường trước mặt” (Đường trước mặt). Hoặc trong cách diễn đạt hóm hỉnh, độc đáo giàu chất trí tuệ kiểu Phạm Tiến Duật: “Năm Công nguyên thứ nhất là cái trụ xoay/ Một nghìn chín trăm bảy mươi lăm năm sau là năm tháng chúng ta đang sống/ Một nghìn chín tram bảy mươi lăm năm trước là niên đại Hùng Vương/ Dân tộc ta là con chim Lạc ấy/ Hai cánh thời gian đập sáng một con đường” (Chim Lạc bay).
Đền Hùng trở thành biểu tượng bền vững của Tổ tiên người Việt, Tổ tiên của một cộng đồng giàu lòng yêu nước. Nhiều nhà thơ của nhiều thế hệ gặp nhau ở đề tài Đền Hùng. Quá khứ và hiện tại Đền Hùng gặp nhau, hòa quyện và soi sáng, tiếp sức cho nhau. Cánh chim Lạc từ quá khứ huyền thoại vẫn băng mình, mải miết phía ngày mai mà đường bay ấy chính là dấu nối tinh thần xuyên qua mọi thời đại. Tiếng hát xoan hát ghẹo, tiếng trống đồng vẫn cứ ngân nga trong nắng xuân của cuộc đời hiện tại, vẫn thiết tha hấp dẫn lạ kỳ: “Ơi tiếng hát vùng đồi/ Trang trắng màu hoa sở/ Quê người - riêng người nhớ/ Sao tôi thì… bâng khuâng” (Về theo lời hát - Nghiêm Thị Hằng).
Tiếng hát xoan, hát ghẹo làm lòng người bâng khuâng, còn tiếng trống đồng ngân nga vang vọng cả một bề dày truyền thống đấu tranh oanh liệt, mãi mãi âm giai khúc ca hùng tráng vọng từ tổ tiên. Truyền thống văn hóa, văn hiến được kết tinh trong những họa tiết hoa văn tài hoa của trống đồng, tỏa sáng đến cuộc đời hôm nay. Nhà thơ Hoàng Hữu như lạc vào thế giới huyền thoại, thần kỳ nguồn cội ấy: “Trống đồng sau lớp đất vùi/ Vẫn ban mai một mặt trời đang lên/ Nét cổ xưa vẫn tươi nguyên/ Khi bay vút, lại thanh mềm nét buông”.
Âm vang của trống, hoa văn của trống hội tụ bản sắc dân tộc, tượng trưng cho sức mạnh tinh thần và khí thiêng sông núi: “Một thời giặc giã khôn cùng/ Trống đồng giục mũi tên đồng vút lên/ Sóng tung lấp lóa chiến thuyền/ Sông sâu từng đã nhấn chìm giặc tan” (Trống đồng trên đất đai truyền thuyết). Tiếng trống đồng lại ngân vang trong thời đại Hồ Chí Minh. Lời dạy thiêng liêng của Bác như khắc vào đá, như thấm vào đất và nước: “Các vua Hùng đã có công dựng nước/ Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Và, đất Tổ cũng từng thao thức suốt những năm tháng “Trường Sơn đông nắng, tây mưa…” trong tâm sự của nhà thơ Nguyễn Thái Vận: “Ngọn núi Hùng xanh như một trái tim/ Đập suốt bốn nghìn mùa xuân sinh nở/ Nhịp đập anh hùng thời đánh Mỹ/ Khắp thân mình, từ Lũng Cú đến Cà Mau”. Và, hôm nay đất Tổ đang tươi xanh một màu xanh tiền sử: “Mây đó chăng hay sắc đá Hùng Vương/ Thành đóng cửa, vua dàn voi tập trận/ Rất thanh thản tươi xanh đồi Nghĩa Lĩnh/ Chiều trung du hồn hậu gió Châu Phong” (Trở lại Đền Hùng - Ngô Văn Phú).
Làng cổ Thậm Thình qua những câu thơ tài hoa của Nguyễn Bùi Vợi hiện lên với không gian dã sử, không gian truyền thuyết quyện trong vẻ đẹp nguy nga của không gian hiện tại: “Không còn dấu cũ lầu son/ Phía sau, thành phố khói vờn trong mây/ Trời cao, bóng tỏa đường cây/ Nhịp chày xưa thoảng đâu đây… thậm thình” (Qua Thậm Thình).
Như một dòng sữa vô tận chảy suốt không gian và thời gian lịch sử, cảm hứng cội nguồn tạo nên dấu nối, điểm gặp và biểu tượng trường tồn về niềm tri ân Tiên Tổ của các thi sĩ tự cổ chí kim, mãi mãi được đắp bồi và tỏa sáng đời sống tinh thần phong phú của con người Việt Nam yêu nước, thủy chung./.
Trong bài thơ chữ Hán: “Thu nguyệt đăng Hùng Vương tự” (Ngày thu thăm Đền Hùng) của Nguyễn Quang Bích viết (nguyên văn chữ Hán), bản dịch là: “Đất trời thuở trước dựng thần châu/ Một dải non song đẹp cảnh thu/ Đỉnh núi lững lờ mây nhẹ thoảng/ Sườn non róc rách suối quanh co”. Nếu như cảm hứng của tác giả trong bài thơ này là ngợi ca cảnh đẹp nơi mộ Tổ thì thi sĩ Đặng Minh Khiêm lại nhiệt thành ngợi ca công đức của Vua Hùng với một tấm lòng biết ơn sâu sắc: “Vương Hầu văn võ thảy là Hùng/ Mười tám đời vua hiệu vẫn chung/ Đời trải hơn nghìn, con cháu tiếp/ Trưng Vương còn giữ nếp Tiên Rồng”.
Nhớ ngày giỗ Tổ hướng về Đền Hùng, đó là một phong tục đẹp của truyền thống văn hóa Việt Nam, gắn với truyền thống ân nghĩa “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Về Đền Hùng để tưởng nhớ tri ân tiền bối, cũng là để nhân lên linh khí tổ tiên, thức dậy trong mọi người tinh thần ái quốc. Khi đất nước đắm chìm trong nô lệ, năm 1920 thi sĩ Nguyễn Ngô Đan đã ghi lại điều đó: “Tinh linh phảng phất lặng còn đó/ Đất nước tan tành Tổ biết không?/ Cầu khấn xin cho soi xét lại/ Mau mau cứu với giống Tiền Rồng”. Những câu thơ thật sự day dứt, nặng nỗi xót xa đau đớn trước cảnh non sông bị chà đạp. Cảm hứng về cội nguồn ở đây trở thành ý thức dân tộc, mang nội dung yêu nước cháy bỏng, thiết tha. Ý thức bảo vệ nòi giống còn biểu hiện trong sự khẳng định tính bền vững của cội nguồn, đó là nội dung yêu nước tiến bộ trong thơ Đền Hùng của các tác giả đầu thế kỷ hai mươi này: “Dân ta đó hai mươi triệu lẻ/ Đất dẫu khác trên rừng dưới bể/ Rồng là Cha, Tiên là mẹ vốn ngày xưa/ Núi sông còn đó trơ trơ…” (Dương Mạnh Huy).
Viết về Đền Hùng, các tác giả chú ý nhiều đến những truyền thuyết về Vua Hùng, về đền thờ Thánh Gióng, về Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ, Đền Giếng. Ứng với mỗi truyền thuyết đó là một đề tài văn học được mở rộng. Cảm hứng về những anh hùng dân tộc, về nguồn gốc tổ tiên trong thơ của các nhà thơ hiện đại là những cảm hứng hào hùng. Vào thăm Đền Giếng, Nguyễn Đình Ảnh như được đắm mình trong mát trong êm ả của cội nguồn: “Bão giông giặc giã liên miên/ Mà sao nước vẫn trong nguyên đến giờ/ Đứng bên miệng giếng sững sờ/ Ai từng soi đến bây giờ là tôi!/ Lo toan suốt cả một thời/ Soi vào lòng giếng thảnh thơi lạ lùng!”.
Cảm hứng hào hùng về nơi đất Tổ có lúc cháy bùng thành cảm hứng thời đại trong tứ thơ chắc, khỏe của Nông Quốc Chấn: “Đứng trên ngọn núi Hùng/ Nhìn bốn phương trời đất/ Bốn nghìn năm sau lưng/ Rực rỡ đường trước mặt” (Đường trước mặt). Hoặc trong cách diễn đạt hóm hỉnh, độc đáo giàu chất trí tuệ kiểu Phạm Tiến Duật: “Năm Công nguyên thứ nhất là cái trụ xoay/ Một nghìn chín trăm bảy mươi lăm năm sau là năm tháng chúng ta đang sống/ Một nghìn chín tram bảy mươi lăm năm trước là niên đại Hùng Vương/ Dân tộc ta là con chim Lạc ấy/ Hai cánh thời gian đập sáng một con đường” (Chim Lạc bay).
Đền Hùng trở thành biểu tượng bền vững của Tổ tiên người Việt, Tổ tiên của một cộng đồng giàu lòng yêu nước. Nhiều nhà thơ của nhiều thế hệ gặp nhau ở đề tài Đền Hùng. Quá khứ và hiện tại Đền Hùng gặp nhau, hòa quyện và soi sáng, tiếp sức cho nhau. Cánh chim Lạc từ quá khứ huyền thoại vẫn băng mình, mải miết phía ngày mai mà đường bay ấy chính là dấu nối tinh thần xuyên qua mọi thời đại. Tiếng hát xoan hát ghẹo, tiếng trống đồng vẫn cứ ngân nga trong nắng xuân của cuộc đời hiện tại, vẫn thiết tha hấp dẫn lạ kỳ: “Ơi tiếng hát vùng đồi/ Trang trắng màu hoa sở/ Quê người - riêng người nhớ/ Sao tôi thì… bâng khuâng” (Về theo lời hát - Nghiêm Thị Hằng).
Tiếng hát xoan, hát ghẹo làm lòng người bâng khuâng, còn tiếng trống đồng ngân nga vang vọng cả một bề dày truyền thống đấu tranh oanh liệt, mãi mãi âm giai khúc ca hùng tráng vọng từ tổ tiên. Truyền thống văn hóa, văn hiến được kết tinh trong những họa tiết hoa văn tài hoa của trống đồng, tỏa sáng đến cuộc đời hôm nay. Nhà thơ Hoàng Hữu như lạc vào thế giới huyền thoại, thần kỳ nguồn cội ấy: “Trống đồng sau lớp đất vùi/ Vẫn ban mai một mặt trời đang lên/ Nét cổ xưa vẫn tươi nguyên/ Khi bay vút, lại thanh mềm nét buông”.
Âm vang của trống, hoa văn của trống hội tụ bản sắc dân tộc, tượng trưng cho sức mạnh tinh thần và khí thiêng sông núi: “Một thời giặc giã khôn cùng/ Trống đồng giục mũi tên đồng vút lên/ Sóng tung lấp lóa chiến thuyền/ Sông sâu từng đã nhấn chìm giặc tan” (Trống đồng trên đất đai truyền thuyết). Tiếng trống đồng lại ngân vang trong thời đại Hồ Chí Minh. Lời dạy thiêng liêng của Bác như khắc vào đá, như thấm vào đất và nước: “Các vua Hùng đã có công dựng nước/ Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Và, đất Tổ cũng từng thao thức suốt những năm tháng “Trường Sơn đông nắng, tây mưa…” trong tâm sự của nhà thơ Nguyễn Thái Vận: “Ngọn núi Hùng xanh như một trái tim/ Đập suốt bốn nghìn mùa xuân sinh nở/ Nhịp đập anh hùng thời đánh Mỹ/ Khắp thân mình, từ Lũng Cú đến Cà Mau”. Và, hôm nay đất Tổ đang tươi xanh một màu xanh tiền sử: “Mây đó chăng hay sắc đá Hùng Vương/ Thành đóng cửa, vua dàn voi tập trận/ Rất thanh thản tươi xanh đồi Nghĩa Lĩnh/ Chiều trung du hồn hậu gió Châu Phong” (Trở lại Đền Hùng - Ngô Văn Phú).
Làng cổ Thậm Thình qua những câu thơ tài hoa của Nguyễn Bùi Vợi hiện lên với không gian dã sử, không gian truyền thuyết quyện trong vẻ đẹp nguy nga của không gian hiện tại: “Không còn dấu cũ lầu son/ Phía sau, thành phố khói vờn trong mây/ Trời cao, bóng tỏa đường cây/ Nhịp chày xưa thoảng đâu đây… thậm thình” (Qua Thậm Thình).
Như một dòng sữa vô tận chảy suốt không gian và thời gian lịch sử, cảm hứng cội nguồn tạo nên dấu nối, điểm gặp và biểu tượng trường tồn về niềm tri ân Tiên Tổ của các thi sĩ tự cổ chí kim, mãi mãi được đắp bồi và tỏa sáng đời sống tinh thần phong phú của con người Việt Nam yêu nước, thủy chung./.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giữa các dân tộc trong thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam hiện nay  (25/04/2018)
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giữa các dân tộc trong thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam hiện nay  (25/04/2018)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 16 đến ngày 22-4-2018)  (25/04/2018)
Đại sứ quán Việt Nam tại Lào đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất  (24/04/2018)
Lãnh đạo Đảng, Chính phủ Lào tiếp Đoàn cấp cao Quốc hội Việt Nam  (24/04/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên