Việt Nam - nước chủ nhà của Hội nghị Thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu 2008
Hội nghị Thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu 2008 sẽ diễn ra trong ba ngày từ ngày 5 đến ngày 07-06-2008 tại Hà Nội. Đây là một hội nghị quốc tế quan trọng, nhằm mục đích kết nối các doanh nhân, các chuyên gia, lãnh đạo Chính phủ là phụ nữ từ các quốc gia trên thế giới, thành lập đồng minh phụ nữ toàn cầu nhằm chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất, những chiến lược kinh doanh thành công, khắc phục những vấn đề phụ nữ phải đối mặt hiện nay trong kinh doanh, tạo điều kiện nêu cao vai trò vị trí của phụ nữ trong kinh doanh và hoạt động chính trị - xã hội.
Sau 18 năm thành lập, Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu đã trở thành một hội nghị quốc tế có uy tín, là cầu nối liên kết và tập hợp những phụ nữ có vị trí và ảnh hưởng trong xã hội để giải quyết và kiến nghị với Chính phủ các quốc gia giải quyết những vấn đề về kinh doanh và bình đẳng giới trong nền kinh tế toàn cầu. Hội nghị cũng đã thiết lập và mở rộng mạng lưới doanh nhân nữ toàn cầu, xây dựng dữ liệu về tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo điều hành các công ty, tập đoàn toàn cầu trong vòng 10 năm qua trên các châu lục, tổng kết và trao đổi những kinh nghiệm, những thực tiễn thành công về quản trị công ty và kinh doanh, những vấn đề mà phụ nữ phải đối mặt trên phạm vi toàn cầu, từng khu vực và mỗi quốc gia. Hội nghị còn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, doanh nhân nữ trên toàn thế giới gặp gỡ đối tác, tìm kiếm các cơ hội đầu tư - kinh doanh; tôn vinh các doanh nhân nữ tiêu biểu, có đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế của các quốc gia.
Là diễn đàn của các nhà lãnh đạo nữ trong kinh doanh và đứng đầu các chính phủ trên toàn cầu, đồng thời cũng là nơi gặp gỡ, trao đổi, xây dựng kỹ năng và chia sẻ thông tin, nên Hội nghị được tổ chức hằng năm và luân chuyển theo từng lục địa. Năm nay châu Á được chọn là châu lục tổ chức hội nghị với lý do đây là khu vực kinh tế năng động nhất của thế kỷ XXI.
Năm 2007, Hội nghị Thượng đỉnh diễn ra tại Berlin (Đức) đã thu hút hơn 1000 đại biểu tham dự đến từ hơn 95 nước, trong đó có 44 bộ trưởng nữ, và các lãnh đạo hàng đầu trong các doanh nghiệp, công ty, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ trên toàn thế giới.
Mười tám năm qua, Hội nghị Thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu luôn là động lực thúc đẩy việc hình thành các mạng lưới quốc gia và khu vực, là diễn đàn để chia sẻ những ý tưởng và thực tiễn, góp phần đưa phụ nữ tham gia tích cực vào thị trường toàn cầu. Hội nghị Thượng đỉnh còn thể hiện tính độc đáo, có một không hai thông qua sáng kiến triệu tập ít nhất một đại diện của doanh nghiệp, một tổng giám đốc thuộc Câu lạc bộ Fortune 5000 và một phụ nữ giữ chức vụ cao trong chính phủ trong cùng một khán phòng để tìm cách ảnh hưởng tới các định hướng kinh doanh của phụ nữ.
Vốn nổi tiếng là một diễn đàn thú vị, nhiều thông tin, thực tế, và từ lâu đã được mệnh danh là “Davos của Phụ nữ”, Hội nghị Thượng đỉnh 2008 tiếp tục tập trung vào vấn đề đẩy mạnh phát triển kinh tế cho phụ nữ để tiếp cận các thị trường châu Á - Thái Bình Dương; tạo dựng các các liên minh kinh doanh mới và chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất.
Chủ đề chính của hội nghị năm 2008 là: “Women and Asia - Driving the Global Economy”. Các nội dung chính được thảo luận tại hội nghị bao gồm:
Trong khuôn khổ Hội nghị sẽ diễn ra một số hoạt động quan trọng như: Diễn đàn “Kinh doanh với Việt Nam”, các chương trình giao lưu, gặp gỡ, các hoạt động truyền thông... nhằm giới thiệu Việt Nam - điểm đến tiềm năng, để đầu tư và quảng bá đất nước, con người, văn hoá Việt Nam tới bạn bè quốc tế dự Hội nghị.
Việc Việt Nam được chọn là quốc gia tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu phản ánh sự đánh giá cao của Ban Tổ chức hội nghị đối với nước chủ nhà. Hội nghị được tổ chức tại Việt Nam là cơ hội rất thuận lợi cho Việt Nam quảng bá hình ảnh quốc gia, thu hút đầu tư, du lịch, giới thiệu môi trường đầu tư - kinh doanh của Việt Nam với bạn bè quốc tế, là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm bạn hàng, đối tác đầu tư, kinh doanh.
Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về phụ nữ tại Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho doanh nhân nữ Việt Nam cơ hội giao lưu, tiếp cận, liên kết, trao đổi thông tin, kinh nghiệm quản lý, tìm kiếm đối tác kinh doanh, đầu tư với gần 1.000 đại biểu từ trên 100 quốc gia trên thế giới đến Việt Nam tham dự Hội nghị, trong đó có nhiều tập đoàn đa quốc gia.
Về việc giải quyết vụ lao động Việt Nam đình công tại Gióoc-đa-ni  (21/03/2008)
Việt Nam phê duyệt Hiến chương ASEAN và chuyển thư phê chuẩn tới Tổng thư ký ASEAN  (21/03/2008)
Tai nạn lao động: thiệt hại lớn nhất thuộc về người lao động  (21/03/2008)
Tai nạn lao động thiệt hại lớn nhất thuộc về người lao động  (21/03/2008)
Khủng hoảng lòng tin - mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế Mỹ  (21/03/2008)
Khủng hoảng lòng tin - mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế Mỹ  (21/03/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên