Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh
Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là sự kế thừa, phát triển những tinh hoa của chủ nghĩa yêu nước truyền thống, đồng thời là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của nước ta và đạt đến đỉnh cao của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Hồ Chí Minh đã luôn gắn kết lý luận với thực tiễn, bởi vậy, những tinh hoa yêu nước truyền thống trên cơ sở mới này đã được Hồ Chí Minh vận dụng vào công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi từ thẳng lợi này đến thắng lợi khác. Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là viên ngọc quý sáng ngời trong tư tưởng của cả dân tộc, nó bất diệt, trường tồn cùng với dân tộc và con người Việt Nam.
Đảng ta luôn luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, bởi vậy, việc nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh nói riêng là điều cần thiết, nó giúp chúng ta có thêm lòng tự hào dân tộc, có thêm niềm tin vào đường lối và sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình thực hiện hóa những tư tưởng của Hồ Chí Minh trong cuộc sống, đồng thời tạo nên sức sống mới cho những tư tưởng yêu nước của thời đại mới.
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh do GS.TS Nguyễn Hùng Hậu làm chủ biên. Đây là tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập những giá trị lịch sử của chủ nghĩa yêu nước truyền thống cũng như những tinh hoa của chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh.
Nội dung của cuốn sách gồm 5 phần:
Phần I: Một vài nét về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Phần II: Công cuộc chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc - từ truyền thống đến Hồ Chí Minh
Phần III: Từ mong muốn cứu khổ một cách triệt để trong truyền thống đến tư tưởng làm cách mạng cho đến nơi của Hồ Chí Minh
Phần IV: Truyền thống đại đoàn kết từ trong lịch sử đến Hồ Chí Minh
Phần V: Truyền thống “dĩ dân vi bản”, “dĩ chúng tâm vi kỷ tâm”.
Mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội, Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam  (20/02/2009)
G7 và những cam kết vực lại nền kinh tế  (19/02/2009)
Bước tiến mới quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Va-ti-căng  (19/02/2009)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 14  (19/02/2009)
Việt Nam hoan nghênh Tòa án xét xử tội ác diệt chủng của Khơ-me đỏ đã mở phiên xét xử  (19/02/2009)
Tạo đột phá, mở ra triển vọng hợp tác mới Việt Nam - UAE  (19/02/2009)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên