Đồng chí Lê Duẩn - một trí tuệ lớn
Đồng chí Lê Duẩn là một nhân vật lớn, một trí tuệ lớn của dân tộc và nhân dân ta trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí và đồng chí Trường Chinh là hai người lãnh đạo lâu năm nhất cuộc cách mạng nước ta. Đồng chí Trường Chinh, ba lần là Tổng Bí thư, đồng chí Lê Duẩn làm Tổng Bí thư từ năm 1957 đến 1986, không kể thời gian tham gia Thường vụ Trung ương (Đại hội I) và Ủy viên Bộ Chính trị (Đại hội II). Sự nghiệp của đồng chí Trường Chinh gắn liền với cuộc Cách mạng Tháng Tám, kháng chiến chống Pháp và đổi mới. Trong kháng chiến chống Mỹ, các đồng chí Trường Chinh và Lê Duẩn hợp tác lâu dài với nhau. Sự nghiệp của đồng chí Lê Duẩn gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ từ đầu cho đến khi kết thúc. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông là người lãnh đạo cao nhất của Đảng ở Nam Bộ.
Trong hoạt động lãnh đạo của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu và nêu cao nguyên tắc tập trung dân chủ, không chấp nhận vai trò quyết định của một người, tuy coi trọng tiếng nói của người đứng đầu. Trong hai cuộc kháng chiến, vai trò lãnh đạo tập thể của Bộ Chính trị bảo đảm được sự đúng đắn và thắng lợi.
Sức mạnh quan trọng nhất của dân tộc ta là sức mạnh tinh thần, trí tuệ, văn hóa. Nhờ có sức mạnh ấy, một dân tộc nhỏ trong suốt hàng ngàn năm đã anh dũng chiến đấu chống lại ách đô hộ của các đế chế, đánh thắng các thế lực xâm lược tầm cỡ thời đại. Vào thế kỷ XIII, ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông, thế kỷ XX đã đánh thắng quân xâm lược Pháp và Mỹ. Dũng cảm chiến đấu và sẵn sàng hy sinh, tất cả vì độc lập, tự do là lẽ sống của mỗi người Việt Nam.
Đánh thắng thực dân Pháp xâm lược đã khó, đánh thắng sự nô dịch của đế quốc Mỹ là điều bất ngờ lịch sử trước hết đối với nhiều người.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam mở đầu phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ. Các nước đế quốc này đã suy yếu sau hai cuộc chiến tranh thế giới, không còn khả năng lấy lại những vùng đất hải ngoại. Là nước không bị thiệt hại nhiều, lại được lợi lớn trong hai cuộc chiến tranh ấy, nước Mỹ tưởng rằng mình có thể lấp chỗ trống do các nước châu Âu rút quân về, thiết lập một hệ thống thực dân mới. Sự can thiệp của Mỹ vào Đông Dương từ năm 1950 là nhằm mục đích ấy. Ngăn chặn làn sóng cách mạng đang phát triển mạnh từ Bắc Á đến Nam Á trong khi họ phải giữ Tây Âu trong khu vực ảnh hưởng của mình. Sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam nhằm thực hành thuyết lấp chỗ trống của Tổng thống Tru-man ở Đông - Nam Á, là khu vực mà phong trào dân tộc đang phát triển. Mỹ chống lại giải pháp hòa bình ở Đông Dương năm 1954 là nhằm thực hiện chiến lược của họ, theo đó cuộc đối đầu ở khu vực này từ những năm 1950 đến 1970 là tất yếu.
Về phía Việt Nam, Hồ Chí Minh kiên trì con đường hòa bình ngay từ năm 1946, thương lượng với Pháp. Tại Giơ-ne-vơ, Việt Nam vẫn kiên trì theo đuổi giải pháp hòa bình. Trong những năm 1954 đến 1958, chúng ta đấu tranh đòi tổng tuyển cử. Đáp lại, chính quyền do Mỹ dựng lên ở Sài Gòn trả lời bằng cuộc chiến tranh đơn phương. Đồng bào miền Nam đồng khởi chống lại đế quốc Mỹ và chính quyền do Mỹ dựng lên và giật dây.
Là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ, đồng chí Lê Duẩn ở lại vùng địch kiểm soát, chỉ huy cuộc kháng chiến thứ hai. Đồng chí soạn thảo "Đề cương cách mạng miền Nam" gửi ra Bộ Chính trị vào năm 1957. Lúc ấy, Trung ương Đảng cũng chuẩn bị soạn thảo đường lối giải phóng miền Nam và chỉ định Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết đề cương. Giữa năm 1957, đồng chí Lê Duẩn ra Hà Nội, được Trung ương cử lãnh đạo công việc chung của Đảng bên cạnh Hồ Chủ tịch, chỉ đạo việc chuẩn bị Hội nghị Trung ương bàn về cách mạng miền Nam và Đại hội III của Đảng. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị chuẩn bị phê chuẩn cương lĩnh mới. Làm nhiệm vụ của Tổng Bí thư, đồng chí Lê Duẩn phải làm việc nhiều nơi trong những năm 1958 cho đến 1960 và trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1960 cho đến 1975.
Trí tuệ là sức mạnh to lớn của thắng lợi. Sức mạnh đó là của tập thể, của hiện tại và cả quá khứ. Chúng ta phải giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn mới mẻ và cực kỳ phức tạp của tất cả các mặt của cuộc chiến và cách mạng. Một dân tộc nhỏ đương đầu và chiến thắng một đế quốc khổng lồ là một vấn đề xưa nay chưa có và vấn đề là dám chấp nhận cuộc chiến đấu và biết thắng lợi. Đồng chí Lê Duẩn góp phần to lớn vào việc xử lý những vấn đề sống còn đó. Biết đánh và biết thắng.
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Đảng ta phải giải quyết nhiều vấn đề mới về lý luận và tổng kết thực tiễn sau đây:
Một là, nắm vững quyền độc lập, tự chủ về đường lối và chính sách. Cách mạng nước nào do chính đảng của nước đó chỉ đạo. Không nhập khẩu và xuất khẩu cách mạng, tuy vẫn phải tham khảo kinh nghiệm của nhau và giúp đỡ lẫn nhau. Qua 30 năm hoạt động, từ 1930 - 1960, Đảng ta đã thấm thía điều đó. Trong khi Mỹ can thiệp sâu vào nước ta, các nước lớn trong hệ thống xã hội chủ nghĩa bất hòa, chia rẽ sâu sắc nhưng một số nước lại nhất trí trong thực tế không phản đối đế quốc Mỹ gây chiến, thậm chí lại cản ngăn ta chiến đấu. Ta phải xác định con đường của mình.
Hai là, hạ quyết tâm đánh thắng bằng sức mạnh của mình, hạn chế chiến tranh ở miền Nam, không tạo cho địch khả năng quốc tế hóa, không làm cuộc chiến tranh lại kéo dài nhằm chờ thời cơ đánh thắng từng bước, đánh đổ từng bộ phận. Mỹ chủ trương ra chiến lược chiến tranh, thăm dò bằng chiến tranh đặc biệt ở Đông - Nam Á. Ta bắt đầu bằng chiến tranh hạn chế. Nhằm mục đích ấy, Đảng ta xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cuộc cách mạng Việt Nam từ năm 1960: Giải phóng miền Nam là nhiệm vụ trực tiếp của đồng bào miền Nam; miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, có nhiệm vụ chi viện miền Nam. Đế quốc Mỹ ngạo mạn phất ngọn cờ chống cộng. Ta giương cao ngọn cờ cứu nước, giải phóng dân tộc. Ta không phát động cả nước kháng chiến, và khi Mỹ đưa quân viễn chinh vào miền Nam và đánh phá miền Bắc bằng không quân, ta không kêu gọi quân tình nguyện quốc tế.
Đảng ta tập hợp Mặt trận Dân tộc thống nhất trong nước và mặt trận quốc tế ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược. Trong mặt trận quốc tế, ta xác định đồng minh chiến lược là các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Ta đặc biệt coi trọng sự đồng tình của nhân dân Mỹ phản đối các thế lực đế quốc hiếu chiến. Đường lối ấy đưa đến thành công lớn.
Ba là, đánh trên nhiều mặt trận: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa và ở ba vùng chiến lược. Đánh thắng từng bước, không đánh kéo dài và không hình thành các phòng tuyến cứng nhắc. Địch có sức mạnh quân sự và kinh tế áp đảo. Ta hơn địch về sức mạnh tinh thần, văn hóa, tức là sức mạnh mềm. Ta phải dùng thế mạnh tinh thần và biết biến nó thành sức mạnh vật chất. Đánh chỗ yếu, tránh chỗ mạnh, nhưng lại biết tập trung sức mạnh vật chất bất ngờ đánh vào chỗ mạnh nhất của địch, làm rối loạn địch ở tầm chiến lược và lung lay ý chí xâm lược của chúng. Ta không tập trung quân lực vào việc chặn đánh các sư đoàn của Mỹ mà tập trung quân đội đánh vào Sài Gòn, Đà Nẵng và nhiều căn cứ lớn của địch (1968).
Bốn là, ta không phát động cả nước đứng dậy kháng chiến như năm 1946, nhưng đã làm tất cả những nhiệm vụ cần thiết để đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, như:
- Chi viện người và vũ khí;
- Tổ chức chi viện lớn qua đường bộ và đường biển;
- Tổ chức việc đào tạo và chỉ huy thông suốt cả nước;
- Thống nhất tổ chức đảng và các lực lượng vũ trang, các đoàn thể chính trị. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân một ý chí là nhân tố quyết định cho mọi thắng lợi.
Năm là, xử lý đúng đắn quan hệ thế và lực. Chiến dịch lớn là sự thể hiện quan hệ giữa thế và lực. Chiến dịch năm 1968 và chiến dịch năm 1975 thể hiện việc xử lý đúng đắn mối quan hệ này, biến thế thành lực, biến lực tinh thần thành lực vật chất.
Năm 1968, số quân nhân của Mỹ ở miền Nam lên trên 500.000. Lực lượng tinh nhuệ của ta sử dụng trong chiến dịch chỉ bằng một phần mười của địch, thế mà lật ngược được thế chiến lược của địch, chúng phải xuống thang chiến tranh vì ý chí xâm lược đột nhiên suy yếu. Nhân dân Mỹ xuống đường đòi chấm dứt chiến tranh. Thế và lực của ta từ sau năm đó phát triển nhảy vọt.
Sáu là, chấp nhận vừa đánh vừa đàm, đánh là chính, đàm nhằm làm lay chuyển quyết tâm chiến lược của địch. Từ năm 1969 -1975, ta giành được thế chủ động chiến lược, mở nhiều chiến dịch lớn thắng lợi và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”.
Bảy là, nghệ thuật quân sự của ta xuất sắc thể hiện trong cả hai cuộc kháng chiến là không bị bất ngờ và bị động về chiến lược. Địch không nắm được chiến lược của ta, trái lại, ta kịp thời phát hiện chiến lược của địch trong các chiến dịch Điện Biên Phủ, Mậu Thân. Ta kịp thời chuẩn bị lực lượng đối đầu với hải quân Mỹ ở miền Nam và không quân Mỹ ở miền Bắc. Chiến dịch B52 của Mỹ đánh vào Hà Nội không làm bất ngờ và đảo lộn chiến lược của ta. Ngược lại, ta đã làm tan rã ý chí xâm lược của chúng, buộc chúng phải chấp nhận thất bại quân sự, đơn phương rút quân về nước.
Tám là, đỉnh cao nghệ thuật quân sự của ta thể hiện trong chiến dịch Đông Xuân năm 1975. Nghi binh hướng sự chú ý của địch vào Kon Tum, Plây-cu để đánh thẳng Buôn Ma Thuột, gây bất ngờ lớn cho địch, cắt đứt tuyến phòng thủ khiến chúng rối loạn. Từ chỗ chuẩn bị kế hoạch đánh trong hai năm, sau thắng lợi ở Tây Nguyên, ta quyết định mở chiến dịch quyết chiến chiến lược ngay trong mùa khô năm đó. Và đã thực hiện đúng bằng một chiến dịch thần tốc.
Chín là, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chung một ý chí, đáp lại lời kêu gọi kháng chiến cứu nước. Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, quyết không chịu làm nô lệ. Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi.
Hai cuộc kháng chiến của dân tộc ta đều là toàn dân và toàn diện. Đó là sức mạnh vô địch của ta. Từ năm 1969 đến năm 1975, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Bộ Chính trị Trung ương Đảng do đồng chí Lê Duẩn đứng đầu, đã giữ vững ý chí ấy, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đến thắng lợi vẻ vang. Đồng chí Lê Duẩn là một anh hùng cứu nước bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều vị anh hùng khác. Cống hiến và di sản quý báu của đồng chí tồn tại mãi trong sự nghiệp của dân tộc và của Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Nguyên Bí thư Trung ương Đảng
Đồng chí Lê Duẩn - nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam  (04/04/2007)
Những luận điểm sáng tạo của đồng chí Lê Duẩn về công tác tư tưởng  (04/04/2007)
Cuộc vận động lớn về đạo đức  (03/04/2007)
Cuộc vận động lớn về đạo đức  (03/04/2007)
Lê Duẩn - Một tư duy sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam  (03/04/2007)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển