Ngành dầu khí trong bối cảnh hội nhập quốc tế
07:07, ngày 27-09-2017
TCCSĐT - Ngày 26-9-2017, tại Hà Nội, Tạp chí Cộng sản, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Ngành dầu khí trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.
Hội thảo được tổ chức nhằm khẳng định những thành tựu mà ngành dầu khí đã đạt được, những cơ hội, khó khăn, thách thức đang đặt ra, đề xuất những giải pháp để ngành dầu khí phát triển bền vững trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng; tình hình khu vực và quốc tế có nhiều biến động; áp lực bảo vệ môi trường gia tăng yêu cầu các nhà sản xuất nhiên liệu phải đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe về chất lượng sản phẩm; sự phát triển của các nguồn năng lượng khác, nhất là những nguồn năng lượng sạch, tái tạo được; sự tác động của giá dầu giảm, giá dầu thấp trên thế giới...
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS, TS. Vũ Văn Hà, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nêu rõ: là nguồn năng lượng quan trọng nhất, là một loại hàng hóa chiến lược nên dầu khí không chỉ mang lại nguồn tài chính đáng kể cho các quốc gia sở hữu nó mà còn đóng vai trò quan trọng đối với nền chính trị toàn cầu. Ở Việt Nam, ngành dầu khí trải qua chặng đường hơn 55 năm kể từ khi Ðoàn Thăm dò dầu lửa 36 ra đời theo Quyết định số 271-ÐC, ngày 27-11-1961, của Tổng Cục Ðịa chất Việt Nam (đây cũng là ngày được Thủ tướng Chính phủ quyết định là Ngày truyền thống của ngành dầu khí Việt Nam).
Vào tháng 6-1986, việc tấn dầu thô đầu tiên được khai thác đã ghi danh Việt Nam vào danh sách các nước sản xuất dầu khí trên thế giới. Dầu khí và ngành công nghiệp dầu khí trở thành một ngành kinh tế trọng điểm của đất nước, thúc đẩy sự phát triển của một số ngành công nghiệp mũi nhọn khác; đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước, góp phần quan trọng trong tăng trưởng GDP hằng năm. Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành dầu khí còn góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược biển của Việt Nam, góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển Việt Nam.
Là một ngành kinh tế có nhiều đặc thù, hoạt động trong môi trường hợp tác quốc tế, ngành dầu khí Việt Nam đã đi tiên phong trong hội nhập kinh tế quốc tế từ những năm 70 - 80 của thế kỷ trước. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp ngành dầu khí sớm có điều kiện cải thiện môi trường sản xuất, kinh doanh theo hướng đạt chuẩn quốc tế; giúp nâng cao năng lực sản xuất và dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp hơn, cải thiện chất lượng dịch vụ. Đội ngũ người lao động qua đó có cơ hội nâng cao trình độ, tiếp cận các phương thức quản lý tiên tiến nhất, hội nhập môi trường lao động quốc tế, nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn. Những thành tựu mà ngành công nghiệp dầu khí đạt được trong những thập niên qua đã mang lại cho Việt Nam một vị trí trong cộng đồng các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới, giúp nâng cao khả năng hợp tác quốc tế, trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ, quản lý, điều hành để dần dần người Việt Nam có thể tự điều hành các dự án có quy mô lớn, điều kiện địa chất, kỹ thuật phức tạp; đồng thời dần mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ với 05 lĩnh vực chính là tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí; lọc hóa dầu; công nghiệp khí; công nghiệp điện và dịch vụ dầu khí chất lượng cao.
Sau Báo cáo đề dẫn, gần 40 tham luận gửi tới Hội thảo và các ý kiến phát biểu đã tập trung thảo luận, phân tích một số nhóm vấn đề quan trọng sau:
Thứ nhất, khẳng định những thành tựu mà ngành dầu khí đã đạt được trên các mặt: nộp ngân sách, tăng trưởng kinh tế; quy mô sự phát triển của ngành, cả chiều rộng và chiều sâu; trình độ nguồn nhân lực; bảo đảm an ninh năng lượng; bảo vệ chủ quyển biển, đảo; hợp tác quốc tế… Theo GS, TS. Vũ Văn Hiền, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương, ngành dầu khí Việt Nam đã có những bước “đi tắt, đón đầu, phát triển bứt phá”. Sự phát triển của ngành dầu khí ở Việt Nam giúp chúng ta chủ động bảo đảm cung cấp nhiên liệu cho các ngành kinh tế quốc dân, cung cấp nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khác. Ngành dầu khí góp phần đáng kể vào ngân sách quốc gia, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia, làm cân đối hơn cán cân xuất, nhập khẩu thương mại quốc tế, góp phần tạo nên sự phát triển ổn định của đất nước...
Thứ hai, làm rõ tính chất đặc thù, tính chất rủi ro của hoạt động dầu khí; những khó khăn, thách thức, yêu cầu đặt ra trong việc phát triển bền vững ngành dầu khí, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và những biến động khu vực, quốc tế phức tạp hiện nay, chẳng hạn như tác động của khủng hoảng giá dầu do cơ chế thị trường chi phối hoặc do những thủ đoạn giành quyền lực thống trị kinh tế - chính trị của các thế lực cường quyền dàn dựng; tranh chấp chủ quyền biển, đảo... nơi có nguồn tài nguyên dầu mỏ… Đề cập đến vấn đề hội nhập của ngành dầu khí Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nhận định, với những cam kết của Việt Nam thuộc các hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) trong các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) - những định chế có mức độ hội nhập sâu rộng nhất, mức độ hội nhập của ngành dầu khí Việt Nam còn những hạn chế nhất định. Về cắt giảm thuế quan, Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ANTIGA) có mức độ giảm sâu nhất. Theo đó, từ năm 2016, thuế nhập khẩu dầu diesel, mazut đã có thuế suất là 0%. Riêng các loại xăng, thuế suất cũng sẽ được loại bỏ (0%) theo lộ trình, tác động không nhỏ đến ngành dầu khí trong nước. Như vậy, thị trường sẽ có tính cạnh tranh cao, không chỉ với các nhà đầu tư nước ngoài mà cả với những nhà nhập khẩu trong nước do thuế nhập khẩu xăng dầu sẽ được loại bỏ vào năm 2029. Bên cạnh đó, việc hình thành AEC sẽ tạo ra một thị trường duy nhất, vì vậy mọi rào cản phi thuế quan cũng được loại bỏ.
Thứ ba, phân tích những mặt hạn chế, những thất bại, những tồn tại cần khắc phục của PVN trên các mặt, như: cơ chế hoạt động, quản trị doanh nghiệp, nguồn nhân lực, tổ chức cán bộ, kỹ thuật - công nghệ, vốn, quản lý điều hành, giám sát hoạt động tài chính… Phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những hạn chế, thất bại đó, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm; phân tích những hạn chế, bất cập của mô hình PVN hiện nay. GS, TSKH. Hồ Sĩ Thoảng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam nhấn mạnh, đặc điểm của ngành chế biến dầu khí hiện nay là tính cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là trong phạm vi lọc dầu, trên quy mô toàn cầu. Công suất lọc dầu hầu như luôn luôn cao hơn nhu cầu tiêu thụ. Mặt khác, yêu cầu về chất lượng sản phẩm nhiên liệu trong các tiêu chí bảo vệ môi trường trong thời gian gần đây cũng thay đổi rất nhanh, có thể nói là hết sức gay gắt. Nhìn chung, ngành công nghiệp chế biến dầu đang đứng trước nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, Việt Nam có thể được coi là quốc gia còn rất non trẻ trong lĩnh vực này, cần tính toán những bước đi tiếp theo hết sức cẩn trọng để phát triển ngành công nghiệp lọc - hóa dầu sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Còn PGS, TS. Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh, ngành dầu khí Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực đổi mới mô hình quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Hiện nay mô hình quản trị của PVN đang cho thấy một số bất cập, chưa bám sát với khung quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt. Mô hình quản lý hiện tại cũng cho thấy mâu thuẫn về cơ chế hoạt động giữa tập trung, tích tụ (PVN/công ty mẹ) và phân tán trong quản lý điều hành và vốn (công ty con thường là công ty cổ phần). Đồng thời, ngành này cũng chịu áp lực về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. So với ngành dầu khí ở các nước phát triển thường có tỷ lệ người lao động qua đào tạo đạt 100%, số lượng lao động trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học đạt từ 72% trở lên thì ở Việt Nam con số này còn tương đối thấp, chỉ mới đạt 53%.
Thứ tư, dự báo biến động quốc tế thời gian tới và đánh giá tác động đến kinh tế Việt Nam nói chung, ngành dầu khí nói riêng; dự báo xu thế phát triển ngành công nghiệp chế biến dầu khí trong tương lai, nhất là trong bối cảnh có sự phát triển của các ngành năng lượng tái tạo, những bước tiến mới của khoa học, công nghệ và sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên; dự báo cấu trúc thị trường dầu khí trong tương lai; hiệu ứng, ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0) đối với sự phát triển của ngành dầu khí,… Dự báo về xu thế phát triển ngành công nghiệp chế biến dầu khí trong tương lai, GS, TSKH. Hồ Sĩ Thoảng cho rằng, nếu đi vào các tiêu chí cụ thể thì các dự báo có thể có những khác biệt nhất định, đặc biệt là trong bối cảnh sự phát triển của các ngành năng lượng tái tạo có khá nhiều ẩn số bất định. Tuy nhiên trong một tương lai hình dung được thì dầu khí vẫn đóng vai trò chủ lực trong việc cung cấp năng lượng cho nhân loại. Còn TS. Ngô Thường San, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam nhận định, dầu khí trong thế kỷ XXI vẫn là nguồn năng lượng, nguyên liệu, nguồn thu ngân sách quan trọng không thể thay thế của đất nước. Hiệu ứng của cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi thay đổi tư duy sử dụng nguồn năng lượng có chất lượng và hiệu quả cao, nhưng để phát triển nguồn năng lượng mới đòi hỏi phải có kết cấu hạ tầng sử dụng phù hợp, liên quan đến trình độ phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực và ứng dụng sáng tạo công nghệ của từng nước/khu vực, thường là nhiều thập kỷ và sự chuyển tiếp này sẽ xảy ra từng bước cùng với sự thay đổi cấu trúc nền kinh tế của mỗi nước, vì thế tiềm lực công nghiệp dầu khí vẫn là chỗ dựa lâu dài của nền kinh tế Việt Nam. PGS, TS. Nguyễn Văn Lịch, nguyên Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại I-ta-li-a, Trưởng Khoa Kinh tế quốc tế, Học viện Ngoại giao đã đề cập đến kinh nghiệm của đất nước Na Uy trong phát triển ngành dầu khí, cũng như kinh nghiệm quản lý thành công nguồn thu từ khai thác dầu mỏ, qua đó thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Thứ năm, gợi mở, đề xuất hướng tới tái cơ cấu ngành dầu khí Việt Nam phù hợp với tình hình mới, phát triển ngành công nghiệp dầu khí ở Việt Nam trong tương lai, để ngành dầu khí Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí chủ đạo của mình, phát triển bền vững trong hội nhập quốc tế. Theo TS. Ngô Thường San, ngành dầu khí Việt Nam hiện đang lâm vào cơn bão khủng hoảng nặng nề nhất từ trước tới nay. Do đó, để bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững trước thách thức hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta cần sớm xây dựng khung pháp lý bao trùm lên toàn bộ hoạt động dầu khí từ khâu thượng nguồn, trung nguồn, hạ nguồn; nhanh chóng nghiên cứu hoàn thiện mô hình hoạt động tập đoàn kinh tế nhà nước sao cho phù hợp với trình độ và chất lượng nguồn lực của tập đoàn kinh tế nhà nước; phát huy sự liên kết nội lực, phát triển công nghệ ứng dụng, xây dựng công nghiệp phụ trợ tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm từ dầu khí. Đặc biệt cần xây dựng hàng rào “chất lượng kỹ thuật” trong dầu khí, vừa tạo rào chắn, tránh “trở thành bãi rác công nghệ lạc hậu”, vừa bảo hộ cho các hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, xây lắp, cung ứng lao động… mà Việt Nam làm được.
Đề cập đến Nghị quyết số 41-QĐ/TW, ngày 23-7-2015, của Bộ Chính trị về Định hướng chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và đến nửa đầu năm 2035, PGS, TS. Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định, sự ra đời của Nghị quyết được coi là động lực bứt phá cho sự tăng trưởng cũng như sự phát triển bền vững trong tương lai của ngành dầu khí Việt Nam nói chung và PVN nói riêng; mở ra một vận hội mới cho sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam trong giai đoạn tới, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay và sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ trên thế giới, đặc biệt là sự hình thành xu thế cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0. Chính vì vậy, Nghị quyết cần được nghiêm túc triển khai và thực hiện.
Phát biểu kết luận và bế mạc Hội thảo, TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam ghi nhận những ý kiến phát biểu và các tham luận tại Hội thảo, đồng thời nhấn mạnh, những nội dung của Hội thảo sẽ được chắt lọc, xã hội hóa, vận dụng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, góp phần thiết thực vào phát triển ngành năng lượng quan trọng này, cũng như việc triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng.
Hội thảo “Ngành dầu khí trong bối cảnh hội nhập quốc tế” là dịp để các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực dầu khí trực tiếp trao đổi, bàn thảo để cùng tìm ra các giải pháp khắc phục những khó khăn, bất cập, những hạn chế, khiếm khuyết hiện nay, tận dụng cơ hội đưa ngành dầu khí Việt Nam phát triển bền vững./.
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS, TS. Vũ Văn Hà, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nêu rõ: là nguồn năng lượng quan trọng nhất, là một loại hàng hóa chiến lược nên dầu khí không chỉ mang lại nguồn tài chính đáng kể cho các quốc gia sở hữu nó mà còn đóng vai trò quan trọng đối với nền chính trị toàn cầu. Ở Việt Nam, ngành dầu khí trải qua chặng đường hơn 55 năm kể từ khi Ðoàn Thăm dò dầu lửa 36 ra đời theo Quyết định số 271-ÐC, ngày 27-11-1961, của Tổng Cục Ðịa chất Việt Nam (đây cũng là ngày được Thủ tướng Chính phủ quyết định là Ngày truyền thống của ngành dầu khí Việt Nam).
Vào tháng 6-1986, việc tấn dầu thô đầu tiên được khai thác đã ghi danh Việt Nam vào danh sách các nước sản xuất dầu khí trên thế giới. Dầu khí và ngành công nghiệp dầu khí trở thành một ngành kinh tế trọng điểm của đất nước, thúc đẩy sự phát triển của một số ngành công nghiệp mũi nhọn khác; đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước, góp phần quan trọng trong tăng trưởng GDP hằng năm. Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành dầu khí còn góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược biển của Việt Nam, góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển Việt Nam.
Là một ngành kinh tế có nhiều đặc thù, hoạt động trong môi trường hợp tác quốc tế, ngành dầu khí Việt Nam đã đi tiên phong trong hội nhập kinh tế quốc tế từ những năm 70 - 80 của thế kỷ trước. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp ngành dầu khí sớm có điều kiện cải thiện môi trường sản xuất, kinh doanh theo hướng đạt chuẩn quốc tế; giúp nâng cao năng lực sản xuất và dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp hơn, cải thiện chất lượng dịch vụ. Đội ngũ người lao động qua đó có cơ hội nâng cao trình độ, tiếp cận các phương thức quản lý tiên tiến nhất, hội nhập môi trường lao động quốc tế, nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn. Những thành tựu mà ngành công nghiệp dầu khí đạt được trong những thập niên qua đã mang lại cho Việt Nam một vị trí trong cộng đồng các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới, giúp nâng cao khả năng hợp tác quốc tế, trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ, quản lý, điều hành để dần dần người Việt Nam có thể tự điều hành các dự án có quy mô lớn, điều kiện địa chất, kỹ thuật phức tạp; đồng thời dần mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ với 05 lĩnh vực chính là tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí; lọc hóa dầu; công nghiệp khí; công nghiệp điện và dịch vụ dầu khí chất lượng cao.
Sau Báo cáo đề dẫn, gần 40 tham luận gửi tới Hội thảo và các ý kiến phát biểu đã tập trung thảo luận, phân tích một số nhóm vấn đề quan trọng sau:
Thứ nhất, khẳng định những thành tựu mà ngành dầu khí đã đạt được trên các mặt: nộp ngân sách, tăng trưởng kinh tế; quy mô sự phát triển của ngành, cả chiều rộng và chiều sâu; trình độ nguồn nhân lực; bảo đảm an ninh năng lượng; bảo vệ chủ quyển biển, đảo; hợp tác quốc tế… Theo GS, TS. Vũ Văn Hiền, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương, ngành dầu khí Việt Nam đã có những bước “đi tắt, đón đầu, phát triển bứt phá”. Sự phát triển của ngành dầu khí ở Việt Nam giúp chúng ta chủ động bảo đảm cung cấp nhiên liệu cho các ngành kinh tế quốc dân, cung cấp nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khác. Ngành dầu khí góp phần đáng kể vào ngân sách quốc gia, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia, làm cân đối hơn cán cân xuất, nhập khẩu thương mại quốc tế, góp phần tạo nên sự phát triển ổn định của đất nước...
Thứ hai, làm rõ tính chất đặc thù, tính chất rủi ro của hoạt động dầu khí; những khó khăn, thách thức, yêu cầu đặt ra trong việc phát triển bền vững ngành dầu khí, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và những biến động khu vực, quốc tế phức tạp hiện nay, chẳng hạn như tác động của khủng hoảng giá dầu do cơ chế thị trường chi phối hoặc do những thủ đoạn giành quyền lực thống trị kinh tế - chính trị của các thế lực cường quyền dàn dựng; tranh chấp chủ quyền biển, đảo... nơi có nguồn tài nguyên dầu mỏ… Đề cập đến vấn đề hội nhập của ngành dầu khí Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nhận định, với những cam kết của Việt Nam thuộc các hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) trong các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) - những định chế có mức độ hội nhập sâu rộng nhất, mức độ hội nhập của ngành dầu khí Việt Nam còn những hạn chế nhất định. Về cắt giảm thuế quan, Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ANTIGA) có mức độ giảm sâu nhất. Theo đó, từ năm 2016, thuế nhập khẩu dầu diesel, mazut đã có thuế suất là 0%. Riêng các loại xăng, thuế suất cũng sẽ được loại bỏ (0%) theo lộ trình, tác động không nhỏ đến ngành dầu khí trong nước. Như vậy, thị trường sẽ có tính cạnh tranh cao, không chỉ với các nhà đầu tư nước ngoài mà cả với những nhà nhập khẩu trong nước do thuế nhập khẩu xăng dầu sẽ được loại bỏ vào năm 2029. Bên cạnh đó, việc hình thành AEC sẽ tạo ra một thị trường duy nhất, vì vậy mọi rào cản phi thuế quan cũng được loại bỏ.
Thứ ba, phân tích những mặt hạn chế, những thất bại, những tồn tại cần khắc phục của PVN trên các mặt, như: cơ chế hoạt động, quản trị doanh nghiệp, nguồn nhân lực, tổ chức cán bộ, kỹ thuật - công nghệ, vốn, quản lý điều hành, giám sát hoạt động tài chính… Phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những hạn chế, thất bại đó, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm; phân tích những hạn chế, bất cập của mô hình PVN hiện nay. GS, TSKH. Hồ Sĩ Thoảng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam nhấn mạnh, đặc điểm của ngành chế biến dầu khí hiện nay là tính cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là trong phạm vi lọc dầu, trên quy mô toàn cầu. Công suất lọc dầu hầu như luôn luôn cao hơn nhu cầu tiêu thụ. Mặt khác, yêu cầu về chất lượng sản phẩm nhiên liệu trong các tiêu chí bảo vệ môi trường trong thời gian gần đây cũng thay đổi rất nhanh, có thể nói là hết sức gay gắt. Nhìn chung, ngành công nghiệp chế biến dầu đang đứng trước nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, Việt Nam có thể được coi là quốc gia còn rất non trẻ trong lĩnh vực này, cần tính toán những bước đi tiếp theo hết sức cẩn trọng để phát triển ngành công nghiệp lọc - hóa dầu sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Còn PGS, TS. Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh, ngành dầu khí Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực đổi mới mô hình quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Hiện nay mô hình quản trị của PVN đang cho thấy một số bất cập, chưa bám sát với khung quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt. Mô hình quản lý hiện tại cũng cho thấy mâu thuẫn về cơ chế hoạt động giữa tập trung, tích tụ (PVN/công ty mẹ) và phân tán trong quản lý điều hành và vốn (công ty con thường là công ty cổ phần). Đồng thời, ngành này cũng chịu áp lực về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. So với ngành dầu khí ở các nước phát triển thường có tỷ lệ người lao động qua đào tạo đạt 100%, số lượng lao động trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học đạt từ 72% trở lên thì ở Việt Nam con số này còn tương đối thấp, chỉ mới đạt 53%.
Thứ tư, dự báo biến động quốc tế thời gian tới và đánh giá tác động đến kinh tế Việt Nam nói chung, ngành dầu khí nói riêng; dự báo xu thế phát triển ngành công nghiệp chế biến dầu khí trong tương lai, nhất là trong bối cảnh có sự phát triển của các ngành năng lượng tái tạo, những bước tiến mới của khoa học, công nghệ và sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên; dự báo cấu trúc thị trường dầu khí trong tương lai; hiệu ứng, ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0) đối với sự phát triển của ngành dầu khí,… Dự báo về xu thế phát triển ngành công nghiệp chế biến dầu khí trong tương lai, GS, TSKH. Hồ Sĩ Thoảng cho rằng, nếu đi vào các tiêu chí cụ thể thì các dự báo có thể có những khác biệt nhất định, đặc biệt là trong bối cảnh sự phát triển của các ngành năng lượng tái tạo có khá nhiều ẩn số bất định. Tuy nhiên trong một tương lai hình dung được thì dầu khí vẫn đóng vai trò chủ lực trong việc cung cấp năng lượng cho nhân loại. Còn TS. Ngô Thường San, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam nhận định, dầu khí trong thế kỷ XXI vẫn là nguồn năng lượng, nguyên liệu, nguồn thu ngân sách quan trọng không thể thay thế của đất nước. Hiệu ứng của cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi thay đổi tư duy sử dụng nguồn năng lượng có chất lượng và hiệu quả cao, nhưng để phát triển nguồn năng lượng mới đòi hỏi phải có kết cấu hạ tầng sử dụng phù hợp, liên quan đến trình độ phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực và ứng dụng sáng tạo công nghệ của từng nước/khu vực, thường là nhiều thập kỷ và sự chuyển tiếp này sẽ xảy ra từng bước cùng với sự thay đổi cấu trúc nền kinh tế của mỗi nước, vì thế tiềm lực công nghiệp dầu khí vẫn là chỗ dựa lâu dài của nền kinh tế Việt Nam. PGS, TS. Nguyễn Văn Lịch, nguyên Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại I-ta-li-a, Trưởng Khoa Kinh tế quốc tế, Học viện Ngoại giao đã đề cập đến kinh nghiệm của đất nước Na Uy trong phát triển ngành dầu khí, cũng như kinh nghiệm quản lý thành công nguồn thu từ khai thác dầu mỏ, qua đó thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Thứ năm, gợi mở, đề xuất hướng tới tái cơ cấu ngành dầu khí Việt Nam phù hợp với tình hình mới, phát triển ngành công nghiệp dầu khí ở Việt Nam trong tương lai, để ngành dầu khí Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí chủ đạo của mình, phát triển bền vững trong hội nhập quốc tế. Theo TS. Ngô Thường San, ngành dầu khí Việt Nam hiện đang lâm vào cơn bão khủng hoảng nặng nề nhất từ trước tới nay. Do đó, để bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững trước thách thức hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta cần sớm xây dựng khung pháp lý bao trùm lên toàn bộ hoạt động dầu khí từ khâu thượng nguồn, trung nguồn, hạ nguồn; nhanh chóng nghiên cứu hoàn thiện mô hình hoạt động tập đoàn kinh tế nhà nước sao cho phù hợp với trình độ và chất lượng nguồn lực của tập đoàn kinh tế nhà nước; phát huy sự liên kết nội lực, phát triển công nghệ ứng dụng, xây dựng công nghiệp phụ trợ tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm từ dầu khí. Đặc biệt cần xây dựng hàng rào “chất lượng kỹ thuật” trong dầu khí, vừa tạo rào chắn, tránh “trở thành bãi rác công nghệ lạc hậu”, vừa bảo hộ cho các hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, xây lắp, cung ứng lao động… mà Việt Nam làm được.
Đề cập đến Nghị quyết số 41-QĐ/TW, ngày 23-7-2015, của Bộ Chính trị về Định hướng chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và đến nửa đầu năm 2035, PGS, TS. Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định, sự ra đời của Nghị quyết được coi là động lực bứt phá cho sự tăng trưởng cũng như sự phát triển bền vững trong tương lai của ngành dầu khí Việt Nam nói chung và PVN nói riêng; mở ra một vận hội mới cho sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam trong giai đoạn tới, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay và sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ trên thế giới, đặc biệt là sự hình thành xu thế cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0. Chính vì vậy, Nghị quyết cần được nghiêm túc triển khai và thực hiện.
Phát biểu kết luận và bế mạc Hội thảo, TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam ghi nhận những ý kiến phát biểu và các tham luận tại Hội thảo, đồng thời nhấn mạnh, những nội dung của Hội thảo sẽ được chắt lọc, xã hội hóa, vận dụng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, góp phần thiết thực vào phát triển ngành năng lượng quan trọng này, cũng như việc triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng.
Hội thảo “Ngành dầu khí trong bối cảnh hội nhập quốc tế” là dịp để các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực dầu khí trực tiếp trao đổi, bàn thảo để cùng tìm ra các giải pháp khắc phục những khó khăn, bất cập, những hạn chế, khiếm khuyết hiện nay, tận dụng cơ hội đưa ngành dầu khí Việt Nam phát triển bền vững./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp xúc cử tri tại Cần Thơ  (26/09/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Cao Ủy Chương trình Đồng bằng Hà Lan  (26/09/2017)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đoàn Đại biểu Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào  (26/09/2017)
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh thăm, hỗ trợ tỉnh Hà Tĩnh thiệt hại do bão số 10  (26/09/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên