Tân Tổng thống Liên bang Nga và dư luận quốc tế
Đúng như dự đoán của giới phân tích, ứng cử viên Đmi-tơ-ri Mét-vê-đép đã giành thắng lợi thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử Tổng thống Liên bang Nga ngày 2-3-2008 với 70,24% số phiếu bầu. Mặc dù, đây chưa phải là kết quả cuối cùng, song với 99,4% tổng số phiếu được kiểm, ông Mét-vê-đép đã chắc chắn trở thành Tổng thống thứ 5 của Liên bang Nga kể từ khi Liên Xô tan rã. Theo đúng lịch, ông Mét-vê-đép sẽ nhậm chức vào ngày 7-5-2008.
Sự tiếp bước “kế hoạch” Pu-tin
Theo các nhà phân tích, ông Mét-vê-đép đắc cử Tổng thống không những chỉ do sự tín nhiệm nhờ vào uy tín cao của Tổng thống Pu-tin và “Đảng nước Nga thống nhất”, mà còn là do tầm vóc chính trị của ông, được thể hiện khá rõ trong bài phát biểu tại Diễn đàn kinh tế ở thành phố Cra-xnôi-a thuộc vùng Xi-bi-ri ngày 15-2-2008. Bài phát biểu được coi là “Cương lĩnh tranh cử” này đã thuyết phục được người dân Nga bỏ phiếu bầu ông làm “người chèo lái” mới cho con thuyền nước Nga. Hơn thế nữa, các nhà phân tích gần như đã thống nhất, ngoài những thế mạnh cá nhân, ông Mét-vê-đép giành được sự ủng hộ mạnh mẽ trong xã hội vì người dân Nga mong muốn “đường lối Pu-tin” tiếp tục được thực hiện, muốn ông Pu-tin vẫn tham gia ban lãnh đạo cao nhất của nước Nga.
Trong bài phát biểu, 4 lĩnh vực mà ông Mét-vê-đép đặt lên hàng đầu là:
- Xây dựng, hoàn thiện các thiết chế nhà nước và xã hội;
- Xây dựng kết cấu hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật;
- Phát triển kinh tế tri thức, khoa học và công nghệ;
- Thúc đẩy đầu tư.
Để thực hiện thành công 4 lĩnh vực này, ông Mét-vê-đép đã đưa ra 7 nhiệm vụ cụ thể mà theo ông, nếu thực hiện được thì nước Nga sẽ có đà tiếp tục phát triển mạnh và ổn định. Ông Mét-vê-đép cũng tuyên chiến với nạn tham nhũng và nhấn mạnh, nước Nga cam kết về một nền dân chủ, một xã hội lành mạnh, văn minh và tự do truyền thông.
Trong lĩnh vực đối ngoại, những tuyên bố gần đây của ông Mét-vê-đép về quan hệ Nga - Anh, cũng như vấn đề Cô-xô-vô đã cho thấy, Nga không có thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại. Các nhà phân tích cho rằng, sự thay đổi trong chính sách ngoại giao của Nga sẽ được ông Mét-vê-đép thể hiện tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển G8 vào mùa hè năm nay. Tuy nhiên, tuyên bố sẽ công du một nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) sau khi chính thức nhậm chức của ông Mét-vê-đép chứng tỏ nước Nga vẫn dành ưu tiên hàng đầu cho việc tăng cường quan hệ hợp tác với các nước hữu nghị và đối tác truyền thống. Nga sẽ vẫn tiếp tục phát triển với tư các là một quốc gia cởi mở trong đối thoại và hợp tác với cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, ông Mét-vê-đép cho rằng, Nga sẽ duy trì quan hệ mật thiết với các quốc gia không được lòng Mỹ như I-ran, bất chấp sự phản đối của phương Tây.
Câu hỏi “nước Nga sẽ đi về đâu sau cuộc bầu cử Tổng thống” cũng đã phần nào đã được giải đáp. Giới phân tích cho rằng, nước Nga dưới sự chèo lái của tân Tổng thống Mét-vê-đép sẽ giống như nước Nga dưới thời ông Pu-tin. Bản thân ông Mét-vê-đép cũng đã nhiều lần khẳng định sẽ tiếp tục các đường lối chính sách mà ông Pu-tin đã chọn. Trong suốt 7 năm qua, trên cương vị Phó Thủ tướng thứ nhất, ông Mét-vê-đép đã đưa ra hơn 2.000 tuyên bố công khai và những gì thể hiện trong các tuyên bố của ông đều chứng tỏ con đường mà nước Nga sẽ đi không thay đổi, mà đó chỉ là giai đoạn tất yếu tiếp theo của “Kế hoạch Pu-tin”.
Cuộc họp báo đêm 2-3-2008 và chương trình ca nhạc mang tên “Tôi bầu chọn nước Nga” diễn ra sau cuộc họp báo, với hơn 40.000 người tham dự đã trở thành diễn đàn đầu tiên để ông Mét-vê-đép thể hiện lập trường của mình. Ông Mét-vê-đép nhấn mạnh “đường lối Pu-tin sẽ được tiếp tục” đồng thời khẳng định “chính sách đối ngoại của Nga phải do Tổng thống quyết định” và sẽ không có chuyện “phân định lại quyền hạn giữa Tổng thống và Thủ tướng”. Ông cho rằng, quan hệ giữa ông và ông Pu-tin sẽ được xây dựng trên cơ sở “quan hệ đồng chí với ý nghĩa đầy đủ của từ đó, quan hệ đối tác và tin cậy đã có từ lâu giữa hai người”.
Cặp Pu-tin - Mét-vê-đép luôn xuất hiện như hình với bóng là một điều để giới phân tích bình luận rằng “Kế hoạch Pu-tin” sẽ là hướng đi của nước Nga dưới thời Tổng thống Mét-vê-đép. Tuy nhiên, ông Mét-vê-đép cũng sẽ tạo ra bản sắc riêng của mình với việc đặt ra một số ưu tiên về cải tổ hệ thống pháp lý để đảm bảo tính độc lập của hệ thống này. Ngoài ra, đảm bảo tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tư pháp độc lập và giảm bớt số lượng quan chức chính phủ điều hành các tập đoàn quốc doanh lớn cũng là những vấn đề sẽ được ông đặc biệt quan tâm. Đây được coi là sự thay đổi mới so với thời Tổng thống Pu-tin.
Theo giới phân tích quốc tế, với tư cách vừa là trí thức, vừa là nhà chính trị, vừa là doanh nhân, ông Mét-vê-đép sẽ tạo ra một phong cách lãnh đạo mới, thậm chí có thể cả một bản sắc mới cho Điện Krem-li. Một Tổng thống trẻ nhất và một Thủ tướng mạnh nhất trong lịch sử nước Nga sẽ là niềm hy vọng lớn của mọi người dân Nga trong những năm tới.
Dư luận quốc tế về tân Tổng thống Nga
Ngay sau khi có kết quả sơ bộ cuộc bầu cử Tổng thống Nga ngày 2-3-2008, lãnh đạo nhiều nước trên thế giới đã chúc mừng thắng lợi của ông Mét-vê-đép.
Từ Brúc-xen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ma-nu-en Ba-rô-xô (Manuel Barroso) đã ra tuyên bố chúc mừng ông Mét-vê-đép đắc cử Tổng thống Nga và bày tỏ tin tưởng rằng quan hệ giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mát-xcơ-va sẽ phát triển mạnh.
Tại Luân Đôn, người phát ngôn của Thủ tướng Anh Gô-đơn Bờ-rao (Gordon Brown) cho biết ông Bờ-rao đã gửi điện chúc mừng Tổng thống mới của Nga và tỏ ý hy vọng sẽ có sự hợp tác tích cực hơn với Mát-xcơ-va.
Các hãng tin Nga dẫn lời các quan chức văn phòng của ông Mét-vê-đép cho biết Tổng thống Pháp Ni-cô-lát Sa-cô-gi (Nicolas Sarkozy) đã gọi điện chúc mừng ông Mét-vê-đép ngay sau khi có kết quả sơ bộ.
Quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của Tổng thống Liên bang Nga theo Hiến pháp hiện hành: Tổng thống: là người đứng đầu Nhà nước, là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang - chịu trách nhiệm về vấn đề vũ khí hạt nhân của Nga; quyết định trực tiếp các chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước; là người đảm bảo cho Hiến pháp và quyền lợi của công dân; là người bảo về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Nga. Tổng thống có quyền: - Bổ nhiệm hoặc cách chức Thủ tướng và các Bộ trưởng Liên bang khác với sự phê chuẩn của Quốc hội;
- Kiểm soát và bổ nhiệm bổ nhiệm Hội đồng An ninh quốc gia - cơ quan giám sát chính sách an ninh và quốc phòng Nga;
- Bổ nhiệm Thống đốc Ngân hàng Trung ương;
- Có thể ban bố tình trạng khẩn cấp hay thiết quân luật trong trường hợp có sự đe dọa đối với an ninh quốc gia;
- Chủ tọa các cuộc họp nội các (nhưng thường trao cho Thủ tướng chủ tọa các họp này).
Thủ tướng, Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Nội vụ, Bộ Tình trạng khẩn cấp, Bộ Tư pháp có trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên Tổng thống. Phủ Tổng thống đặt tại điện Krem-li |
Quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của Thủ tướng Liên bang Nga theo Hiến pháp hiện hành:
Thủ tướng: là người đứng đầu nội các.
Thủ tướng có thể trở thành “quyền Tổng thống” nếu Tổng thống bị cách chức hay không thể hoàn thành trách nhiệm của mình.
Thủ tướng có quyền: thực thi các chính sách đối nội và đối ngoại cùng các sắc lệnh của Tổng thống, các điều luật và hiệp định quốc tế; điều phối các chính sách kinh tế và tài chính, quản lý tài sản liên bang; định giá khí đốt, điện năng và giao thông quốc nội; kiểm soát chính sách xã hội, chính sách lao động, các chính sách nhập cư và gia đình.
Các Bộ trường dân sự có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng.
Phủ Thủ tướng đặt tại Tòa nhà Trắng ở Mát-xcơ-va |
Giá gạo tăng gây khó khăn cho cuộc sống của 2,5 tỉ người châu Á  (06/03/2008)
Nhiều tín hiệu cảnh báo sự suy thoái kinh tế thế giới  (06/03/2008)
Việt Nam sẵn sàng đối thoại và hợp tác về nhân quyền  (06/03/2008)
Cơ hội thống nhất cho quốc đảo Síp  (06/03/2008)
Việt Nam sẵn sàng đối thoại và hợp tác về nhân quyền  (06/03/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên