Hội nghị toàn quốc Tổng kết công tác lịch sử Đảng năm 2013 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016 - 2017
TCCSĐT - Ngày 24-3-2016, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị toàn quốc Tổng kết công tác lịch sử Đảng năm 2013 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016 - 2017.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của Đảng, nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống, bồi dưỡng ý chí và tình cảm cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần đấu tranh có hiệu quả chống lại các luận điệu sai trái và âm mưu chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa mà toàn Đảng, toàn dân ta đang phấn đấu xây dựng của các thế lực thù địch. Trong quá trình xây dựng và phát triển, chức năng, nhiệm vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và tuyên truyền lịch sử Đảng ngày càng được tăng cường, theo yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ cách mạng. Đồng chí cũng khẳng định, hàng vạn tư liệu được sưu tầm, thẩm định, lưu trữ và khai thác sử dụng; hàng nghìn cuốn sách, công trình Lịch sử Đảng được biên soạn, xuất bản đã làm phong phú, ngày càng hoàn thiện hơn Lịch sử Đảng ta, làm rõ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, rõ hơn những vấn đề và những bài học kinh nghiệm quý báu của cách mạng Việt Nam, góp phần quan trọng vào công tác chính trị, tư tưởng, công tác lý luận của Đảng hiện nay.
Báo cáo Tổng kết do PGS, TS. Nguyễn Mạnh Hà, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng trình bày đã nhấn mạnh trong những năm qua, Đảng ta đã không ngừng quan tâm, chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, biên soạn lịch sử toàn Đảng cũng như lịch sử tổ chức Đảng của các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và lịch sử tổ chức, hoạt động của Đảng ở các địa phương đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa nhiều mặt. Với nhiệm vụ được Đảng giao: Sưu tầm, xác minh và tổ chức việc lưu trữ, bảo quản các tài liệu và văn kiện về Lịch sử Đảng; Nghiên cứu, biên soạn các vấn đề về Lịch sử Đảng, tổng kết các công trình lịch sử Đảng; Giáo dục lý luận chính trị và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, bảo vệ Cương lĩnh, Điều lệ và đường lối của Đảng..., ngành Lịch sử Đảng đã hoàn thành cả về quy mô và chất lượng với nhiều kết quả to lớn theo đúng yêu cầu và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư các khóa đề ra; các công trình nghiên cứu, biên soạn bảo đảm tính đảng, tính khoa học và phục vụ đắc lực đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng.
Công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã phản ánh khách quan quá trình lãnh đạo, đúc kết kinh nghiệm góp phần nâng cao trình độ lý luận và năng lực công tác của cán bộ, đảng viên; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Báo cáo cũng cho thấy, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, và cán bộ về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của công tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng ngày càng sâu sắc, cụ thể. Nhiều cấp ủy Đảng đã đưa nội dung nghiên cứu, biên soạn, xuất bản Lịch sử Đảng vào nghị quyết đại hội đảng và coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Công tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng đã được triển khai tích cực, khoa học. Các công trình và ấn phẩm lịch sử tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Theo báo cáo của 61 tỉnh, thành phố đã biên soạn, xuất bản được 1.847 công trình, trong đó cấp tỉnh, thành phố là 341 công trình. 100% các tỉnh, thành phố đã xuất bản Lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1930 - 1975, 16 tỉnh, thành phố xuất bản Lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1975 - 2010. Ngoài ra, nhiều địa phương đã nghiên cứu, biên soạn, xuất bản nhiều sách về lịch sử có chất lượng, thể hiện sâu sắc truyền thống cách mạng địa phương, như Đà Nẵng, Lào Cai đã nghiên cứu, biên soạn Văn kiện Đảng bộ tỉnh qua các kỳ đại hội. Lào Cai còn triển khai biên soạn thành bộ văn kiện với 25 tập, đến nay đã xuất bản 9/25 tập. Quảng Ngãi đã xuất bản Kỷ yếu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Hà Nội, Quảng Nam, Thanh Hóa, Bình Thuận… xuất bản Biên niên sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh. Hiện nhiều công trình lịch sử đảng bộ tỉnh, thành phố giai đoạn 1975 - 2005, 1975 - 2010 đang được biên soạn, chuẩn bị xuất bản. Trong thời gian từ năm 2013 - 2015, cả nước đã có hàng trăm công trình lịch sử truyền thống ban, ngành, đoàn thể được xuất bản với chất lượng tốt, trong đó các tỉnh Nam Định, Lạng Sơn, Khánh Hòa, Nghệ An có tỷ lệ viết sử ngành cao, riêng Nghệ An và Nam Định đạt tỷ lệ 100% các ngành đều viết lịch sử truyền thống.
Ở cấp quận, huyện, thị xã, đã có 356 công trình lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống được xuất bản, trong đó, nhiều đơn vị đã biên soạn, xuất bản lịch sử đảng bộ đến năm 2010. Nhiều quận, huyện đã đạt tỷ lệ 100% đơn vị đã biên soạn và xuất bản lịch sử địa phương.
Ở cấp xã, phường, thị trấn, giai đoạn 2013 - 2015 cũng đã có hơn 1.000 công trình lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống cách mạng có chất lượng được xuất bản.
Đối với Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, thời gian qua đã tiếp tục tăng cường, phát huy vai trò chỉ đạo, hướng dẫn trong công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, theo dõi công tác lịch sử đảng bộ địa phương thông qua báo cáo của Phòng Lịch sử Đảng thuộc các ban tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy hằng tháng và qua khảo sát nghiên cứu thực tế; thực hiện có chất lượng, hiệu quả các đề tài nghiên cứu khoa học; hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng; sưu tầm, bổ sung tài liệu lịch sử, cập nhật những tài liệu mới phục vụ tốt hơn công tác nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy; tổ chức nhiều hội thảo khoa học kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước…
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác lịch sử Đảng vẫn còn những hạn chế, như một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, nhất là cấp xã, phường, thị trấn chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác này; đội ngũ cán bộ chuyên trách ở các quận, huyện, thị xã còn thiếu, trình độ chưa đồng đều; chất lượng một số công trình biên soạn chưa cao, thậm chí phản ánh chưa đầy đủ thực tế lịch sử vốn có; tổ chức, biên chế nhiều nơi chưa ổn định; việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn; chế độ, chính sách đãi ngộ còn hạn chế; việc khen thưởng, động viên chưa kịp thời.
Để tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống, nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ đã được tổ chức, từng bước nâng cao trình độ cán bộ, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác Lịch sử Đảng ngày càng lớn mạnh. Công tác nghiên cứu cần hướng vào những vấn đề mới do cuộc sống đặt ra để góp phần bổ sung, hoàn thiện đường lối đổi mới, từng bước làm sáng tỏ nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy Lịch sử Đảng. Tăng cường phối hợp với các bộ, ban, ngành, với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể ở Trung ương và địa phương trong việc tuyên truyền, giáo dục Lịch sử Đảng.
- Công tác nghiên cứu, giảng dạy, tuyên truyền và giáo dục Lịch sử Đảng phải góp phần tích cực và hiệu quả vào cuộc đấu tranh chống các quan điểm sai trái và âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; kiên quyết bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; khơi dậy và phát huy mạnh mẽ truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Tại Hội nghị, các tham luận đã đóng góp về thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm rút ra của toàn ngành Lịch sử Đảng trong 3 năm qua; thống nhất phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chung cho công tác Lịch sử Đảng trong hai năm (2016 - 2017). Các đại biểu nhấn mạnh cần tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa Chỉ thị 15-CT/TW, ngày 28-8-2002, của Ban Bí thư Trung ương về “Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”; ổn định tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong ngành Lịch sử Đảng; tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành Trung ương và các địa phương với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, giữa Viện Lịch sử Đảng với các phòng Lịch sử Đảng thuộc Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy.../.
Tiếp tục các tin tức về Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII  (24/03/2016)
Điện mừng của lãnh đạo các đảng, các nước chúc mừng Tổng Bí thư  (24/03/2016)
Nâng cao tính công khai, minh bạch của cơ quan hành chính  (24/03/2016)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Đại sứ Singapore đến chào từ biệt  (24/03/2016)
Việt Nam dự Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2016 tại Trung Quốc  (24/03/2016)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Thống đốc tỉnh Kaluga  (24/03/2016)
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên