Dân số Việt Nam: Thách thức và cơ hội tại các vùng biển, đảo
TCCSĐT - Dân số của Việt Nam đã vượt con số 90,4 triệu người, xếp thứ 13 trong các nước đông dân trên thế giới và xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Khi trở thành một trong những "cường quốc về dân số", nước ta có rất nhiều cơ hội để phát triển, đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là tại các vùng biển, đảo.
Thách thức dân số già khi kinh tế chưa phát triển
Việt Nam đang đối mặt với thách thức mất cân đối đó là dân số già nhưng kinh tế chưa phát triển, chế độ đãi ngộ người cao tuổi còn hạn chế, hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người già còn thiếu.
Trong cơ cấu dân số hiện nay của Việt Nam, tỷ lệ người cao tuổi tăng nhanh, đến năm 2050 số người cao tuổi sẽ tăng gần gấp ba, từ 10% dân số hiện nay lên 26%.
Trong khi đó, mức lương hưu còn thấp, phần lớn người cao tuổi đều sống dựa vào người thân trong gia đình và tự làm việc kiếm sống để đảm bảo cuộc sống ổn định.
Trong khi đó, xu hướng mô hình gia đình ở Việt Nam đang thay đổi từ gia đình truyền thống sang gia đình hạt nhân. Con cái ngày càng có xu hướng sống độc lập với cha mẹ.
Bên cạnh đó, đời sống vật chất của người cao tuổi còn gặp rất nhiều khó khăn. Chỉ có 35,6% người cao tuổi ở thành phố và 21,9% người cao tuổi ở nông thôn có lương hưu hoặc trợ cấp từ nhà nước. Có tới 70-80% người cao tuổi phải tự kiếm sống hoặc nhờ vào sự nuôi dưỡng và chăm sóc của con cái.
Biến thách thức thành cơ hội
Trong vòng 5 năm qua, dân số Việt Nam đã tăng 4,6 triệu người. Đây là thời kỳ Việt Nam có tỷ lệ tăng dân số thấp nhất trong vòng 35 năm qua. Điều này cho thấy Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát được tốc độ tăng dân số, mức sinh đang tiếp tục giảm và ổn định.
Tổng Cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đề ra chủ đề cho Tháng hành động Quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam năm nay là “Duy trì mức sinh thấp hợp lý - Vì sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”. Theo đó, nếu Việt Nam duy trì được mức sinh thấp hợp lý với tổng tỷ suất sinh của mỗi phụ nữ khoảng từ 1,8 đến 2 con, thì đến năm 2050, quy mô dân số nước ta sẽ ổn định ở mức từ 115 đến 120 triệu người. Quy mô này sẽ giúp phát huy được các lợi thế của dân số Việt Nam, đó là: quy mô dân số ổn định ở mức thấp, cơ cấu tuổi của dân số sẽ cân bằng hơn, giảm dần sự mất cân bằng về mức sinh, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước.
Để thực hiện “Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 - 2020”, phát huy hiệu quả nhất lợi thế về dân số, Việt Nam cần tập trung thực hiện một số giải pháp căn bản. Nước ta đang trong thời kỳ cơ cấu dân số “vàng” với hơn 62 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 69% tổng dân số. Đây là cơ hội có một không hai trong lịch sử phát triển nhân khẩu học của bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Chúng ta cần có chiến lược đầu tư, sử dụng và phát huy nguồn nhân lực to lớn này để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài; thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; biến thị trường 90 triệu dân thành một thị trường tiềm năng và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Tại các vùng biển, đảo, Đề án 52 đã được triển khai ở 28 tỉnh có biển nhằm ổn định mức sinh và nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở các vùng biển đảo, ven biển và giữ vững an ninh quốc phòng. Tập trung triển khai đồng bộ các hoạt động đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng như tăng cường và nâng cao hiệu quả truyền thông về dân số, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cho bà mẹ, trẻ em; Nâng cao chất lượng dân số khi sinh; Hỗ trợ phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục; Phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn...
Việt Nam cũng phải nhanh chóng thích ứng với quá trình chuyển đổi sang cơ cấu dân số đang “già hóa”. Hiện nay, số người 60 tuổi trở lên ở nước ta chiếm 10,5%. Theo các nhà nghiên cứu, quá trình từ cơ cấu dân số “vàng” sang cơ cấu dân số “già hóa” ở nước ta nhanh hơn gấp nhiều lần so với các nước phát triển. Vì thế, cần có các giải pháp đón đầu để kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh về an sinh, xã hội khi số lượng những người cao tuổi ngày càng tăng.
Bên cạnh đó, nước ta cần đẩy mạnh việc kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Hiện nay, tỷ số giới tính khi sinh đã lên tới 112,2 bé trai/100 bé gái. Điều này cho thấy, áp lực buộc phải sinh con trai cùng với khả năng tiếp cận các dịch vụ chọn lọc giới tính hiện đại của phụ nữ những năm gần đây ngày càng tăng lên. Vì vậy, cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền, vận động hiệu quả để tạo sự chuyển biến rõ rệt về việc không lựa chọn giới tính khi sinh.
Việt Nam cũng cần chú trọng nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình, nâng cao chất lượng dân số; tạo ra nhiều cơ hội về giáo dục đào tạo, lao động việc làm, thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao vị thế người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Việc lồng ghép công tác dân số với xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các cấp, các ngành cần chặt chẽ hơn.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, Việt Nam sẽ thực sự biến những thách thức về dân số thành cơ hội thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước trong thời gian tới./.
Thực hiện Luật Bảo hiểm y tế và lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân  (27/12/2014)
Thực hiện Luật Bảo hiểm y tế và lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân  (27/12/2014)
Thực hiện Luật Bảo hiểm y tế và lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân  (27/12/2014)
Năm 2015 tiếp tục chủ đề đồng thuận cao, thi đua giỏi, về đích sớm  (27/12/2014)
Ban Thường vụ Đảng ủy và Văn phòng Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm  (27/12/2014)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển