Năm 2015 tiếp tục chủ đề đồng thuận cao, thi đua giỏi, về đích sớm
00:35, ngày 27-12-2014
Sáng 26-12, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015 ngành Thi đua - Khen thưởng. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, dự và chủ trì Hội nghị.
Theo đánh giá của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, năm 2014, công tác thi đua, khen thưởng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về vị trí vai trò của phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng được nâng lên. Phong trào thi đua có nhiều sáng tạo, đổi mới trong việc tổ chức, phát động. Các phong trào thi đua đã phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, đều khắp trên các lĩnh vực, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Các bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và các địa phương đã tổ chức phát động nhiều phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả hơn, được các cấp, các ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ, tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, đặc biệt là phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", phong trào “Hướng về biển, đảo quê hương". Các phong trào thi đua đều hướng vào trọng tâm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014.
Công tác khen thưởng được thực hiện kịp thời, phục vụ nhiệm vụ chính trị, trong đó khen thưởng thành tích kháng chiến cơ bản hoàn thành, đặc biệt là đã tập trung xét, trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Các bộ, ngành, địa phương đã chú trọng sử dụng các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền để khen thưởng, động viên kịp thời các trường hợp có thành tích; đồng thời quan tâm hơn trong việc khen thưởng các trường hợp có thành tích đột xuất, người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo... Khen thưởng trực tiếp cho người lao động trực tiếp sản xuất chiếm đến hơn 50% số người được khen thưởng.
Phó Chủ tịch nước cho rằng trong bối cảnh đất nước đang trên đà phục hồi phát triển lại gặp những khó khăn mới nhưng với tinh thần quyết tâm “đồng thuận cao, thi đua giỏi", kinh tế - xã hội Việt Nam đã đạt được những bước tiến tích cực, giữ vững được chủ quyền quốc gia và tình hữu nghị với các nước. Phong trào thi đua “Hướng về biển, đảo", không chỉ thu hút nhân dân trong nước mà cả kiều bào ở nước ngoài, đã tạo sức mạnh đoàn kết, thể hiện tình yêu nước nồng nàn.
Năm 2014, toàn ngành tập trung xét phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, tiếp tục giải quyết tồn đọng khen thưởng thành tích kháng chiến đã thực sự tạo động lực, động viên kịp thời các đối tượng người có công, khơi dậy lòng yêu nước, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Thông qua các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến.
Phó Chủ tịch nước cũng nêu rõ các bài học trong công tác thi đua, khen thưởng, là sự lãnh đạo, chỉ đạo, đặc biệt là của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; người đứng đầu quan tâm chỉ đạo thi đua, tạo sự quan tâm, thống nhất trong cơ quan, đơn vị; phong trào thi đua không chỉ vì lợi ích của cộng đồng mà cả vì lợi ích cá nhân mới tạo được động lực để mỗi người phát huy thành tích của họ. Phong trào thi đua phải có mô hình, phải xây dựng tiêu chí rõ ràng, có cách làm để tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng, trong xã hội; tăng cường sự kết hợp trong thi đua và khen thưởng, khen thưởng phải đúng và kịp thời.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch nước cho rằng trong công tác thi đua khen thưởng vẫn còn những tồn tại, đó là một số nơi người đứng đầu địa phương, đơn vị vẫn chưa coi trọng công tác thi đua, việc phát hiện ra các tấm gương tiêu biểu và nhân điển hình tiên tiến một số nơi còn chưa tốt, còn mắc bệnh trầm kha là nể nang trong công tác thi đua. Năm 2014, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã để lại 40 trường hợp đăng ký danh hiệu chiến sỹ thi đua toàn quốc do chọn không đúng đối tượng, không đủ chỉ tiêu.
Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh, năm 2015 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm năm (2011-2015), tạo tiền đề cho những năm tiếp theo, đồng thời cũng là năm có nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, do đó phải có những hình thức thi đua phù hợp, tập trung cao độ hoàn thành các chỉ tiêu Quốc hội đã thông qua.
Năm 2015, tiếp tục thực hiện chủ đề “đồng thuận cao, thi đua giỏi, về đích sớm", thúc đẩy các phong trào thi đua, gấp rút hoàn thành Kế hoạch 5 năm (2011-2015), tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 9 và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12. Các bộ, ngành, địa phương cần phát động các phong trào thi đua phù hợp, có nội dung và tiêu chí rõ ràng, có các mô hình hay; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Để tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 9, ngay từ bây giờ, các địa phương cần chuẩn bị các điển hình tiên tiến, chú ý những điển hình tiên tiến là người lao động nhỏ, người trực tiếp sản xuất.
Phó Chủ tịch nước chỉ rõ công tác khen thưởng phải bám vào các tiêu chí, bình xét phải kịp thời, sát nhiệm vụ đề ra. Để tăng cường hiệu quả hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp, phải kiện toàn bộ máy, không được xáo trộn, không được kiêm nhiệm./.
Các bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và các địa phương đã tổ chức phát động nhiều phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả hơn, được các cấp, các ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ, tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, đặc biệt là phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", phong trào “Hướng về biển, đảo quê hương". Các phong trào thi đua đều hướng vào trọng tâm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014.
Công tác khen thưởng được thực hiện kịp thời, phục vụ nhiệm vụ chính trị, trong đó khen thưởng thành tích kháng chiến cơ bản hoàn thành, đặc biệt là đã tập trung xét, trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Các bộ, ngành, địa phương đã chú trọng sử dụng các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền để khen thưởng, động viên kịp thời các trường hợp có thành tích; đồng thời quan tâm hơn trong việc khen thưởng các trường hợp có thành tích đột xuất, người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo... Khen thưởng trực tiếp cho người lao động trực tiếp sản xuất chiếm đến hơn 50% số người được khen thưởng.
Phó Chủ tịch nước cho rằng trong bối cảnh đất nước đang trên đà phục hồi phát triển lại gặp những khó khăn mới nhưng với tinh thần quyết tâm “đồng thuận cao, thi đua giỏi", kinh tế - xã hội Việt Nam đã đạt được những bước tiến tích cực, giữ vững được chủ quyền quốc gia và tình hữu nghị với các nước. Phong trào thi đua “Hướng về biển, đảo", không chỉ thu hút nhân dân trong nước mà cả kiều bào ở nước ngoài, đã tạo sức mạnh đoàn kết, thể hiện tình yêu nước nồng nàn.
Năm 2014, toàn ngành tập trung xét phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, tiếp tục giải quyết tồn đọng khen thưởng thành tích kháng chiến đã thực sự tạo động lực, động viên kịp thời các đối tượng người có công, khơi dậy lòng yêu nước, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Thông qua các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến.
Phó Chủ tịch nước cũng nêu rõ các bài học trong công tác thi đua, khen thưởng, là sự lãnh đạo, chỉ đạo, đặc biệt là của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; người đứng đầu quan tâm chỉ đạo thi đua, tạo sự quan tâm, thống nhất trong cơ quan, đơn vị; phong trào thi đua không chỉ vì lợi ích của cộng đồng mà cả vì lợi ích cá nhân mới tạo được động lực để mỗi người phát huy thành tích của họ. Phong trào thi đua phải có mô hình, phải xây dựng tiêu chí rõ ràng, có cách làm để tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng, trong xã hội; tăng cường sự kết hợp trong thi đua và khen thưởng, khen thưởng phải đúng và kịp thời.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch nước cho rằng trong công tác thi đua khen thưởng vẫn còn những tồn tại, đó là một số nơi người đứng đầu địa phương, đơn vị vẫn chưa coi trọng công tác thi đua, việc phát hiện ra các tấm gương tiêu biểu và nhân điển hình tiên tiến một số nơi còn chưa tốt, còn mắc bệnh trầm kha là nể nang trong công tác thi đua. Năm 2014, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã để lại 40 trường hợp đăng ký danh hiệu chiến sỹ thi đua toàn quốc do chọn không đúng đối tượng, không đủ chỉ tiêu.
Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh, năm 2015 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm năm (2011-2015), tạo tiền đề cho những năm tiếp theo, đồng thời cũng là năm có nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, do đó phải có những hình thức thi đua phù hợp, tập trung cao độ hoàn thành các chỉ tiêu Quốc hội đã thông qua.
Năm 2015, tiếp tục thực hiện chủ đề “đồng thuận cao, thi đua giỏi, về đích sớm", thúc đẩy các phong trào thi đua, gấp rút hoàn thành Kế hoạch 5 năm (2011-2015), tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 9 và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12. Các bộ, ngành, địa phương cần phát động các phong trào thi đua phù hợp, có nội dung và tiêu chí rõ ràng, có các mô hình hay; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Để tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 9, ngay từ bây giờ, các địa phương cần chuẩn bị các điển hình tiên tiến, chú ý những điển hình tiên tiến là người lao động nhỏ, người trực tiếp sản xuất.
Phó Chủ tịch nước chỉ rõ công tác khen thưởng phải bám vào các tiêu chí, bình xét phải kịp thời, sát nhiệm vụ đề ra. Để tăng cường hiệu quả hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp, phải kiện toàn bộ máy, không được xáo trộn, không được kiêm nhiệm./.
Ban Thường vụ Đảng ủy và Văn phòng Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm  (27/12/2014)
Quyết liệt thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết  (27/12/2014)
Quy định về chế độ lao động của thuyền viên trên tàu biển  (27/12/2014)
Tỉnh Hòa Bình và Luang Prabang ký biên bản ghi nhớ hợp tác  (27/12/2014)
Lào đánh giá cao sự giúp đỡ của Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam  (27/12/2014)
Đại sứ Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn gặp Trợ lý Tổng thống Nga  (26/12/2014)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển