Xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
TCCSĐT - Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc cải cách khu vực dịch vụ công, trong đó đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước đối với các tổ chức sự nghiệp công luôn là một ưu tiên. Mục đích chính là bảo đảm cho mọi người dân Việt Nam ngày càng được hưởng thụ những dịch vụ công tốt hơn, công bằng hơn.
Xã hội hóa là một chủ trương đúng đắn, huy động được nguồn lực của toàn xã hội trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân
Xã hội hóa y tế là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, được thể hiện trong một số văn kiện của Đảng, Quốc hội và quy định chi tiết cụ thể tại một số Nghị định của Chính phủ. Thực hiện chủ trương này, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm công tác y tế, tạo điều kiện huy động nguồn lực ngoài nhà nước cho công tác phòng bệnh và chữa bệnh, đồng thời mỗi người dân nâng cao nhận thức, thực hiện biện pháp tự giữ gìn, phòng bệnh và nâng cao sức khỏe.
Theo báo cáo giám sát của Quốc hội, thời gian qua (từ năm 2006 đến năm 2014), Nhà nước đã dành hơn 22.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ cho nâng cấp, sửa chữa hơn 600 bệnh viện tuyến huyện, nhiều bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương. Cơ sở vật chất cho y tế, nhất là tuyến huyện, tuyến tỉnh hiện nay đã được đầu tư khang trang, trang thiết bị y tế hiện đại, từng bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Xã hội hóa đã đáp ứng nhu cầu chuẩn đoán, điều trị; phát triển kỹ thuật, nâng cao chất lượng, phát hiện sớm, chính xác bệnh tật, giảm tỷ lệ tử vong. Nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao đã được thực hiện làm cho trình độ kỹ thuật y tế của Việt Nam đang dần tiến bộ ngang với các nước tiên tiến trong khu vực.
Xã hội hóa y tế bước đầu đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng đa dạng của các tầng lớp nhân dân, nhất là các đối tượng có khả năng chi trả, hạn chế người bệnh phải đi khám, chữa bệnh ở nước ngoài. Người dân, trong đó có cả người nghèo, cận nghèo, trẻ em, đối tượng chính sách xã hội cũng được hưởng lợi vì được sử dụng các dịch vụ y tế, kể cả dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn và được bảo hiểm y tế thanh toán. Xã hội hóa góp phần tăng nguồn thu, bổ sung kinh phí hoạt động của các đơn vị, tăng thu nhập cho cán bộ ngành y.
Khó khăn và giải pháp
Xã hội hóa các dịch vụ y tế đã và đang góp phần làm thay đổi diện mạo ngành y tế, giúp người bệnh được thụ hưởng các dịch vụ kỹ thuật cao, song lĩnh vực này cũng còn nhiều hạn chế.
Hiện nay, xã hội hóa dịch vụ y tế chủ yếu tập trung tại các bệnh viện Trung ương, trong đó, phần lớn là đầu tư đối với lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm sinh hóa, huyết học… Các chuyên khoa khác chưa thu hút được nguồn lực từ xã hội hóa. Đa số các bệnh viện tuyến huyện đều chưa thực hiện xã hội hóa, trong khi chỉ tiêu đề ra trong công tác xã hội hóa giai đoạn 2009 - 2015 là 1.734 tỷ đồng. Như vậy, sau gần 5 năm, việc thực hiện mới chỉ đạt 9% kế hoạch đề ra.
Tại Hà Nội, nhiều bệnh viện, dù quá tải giường điều trị, nhưng vẫn dành diện tích đáng kể tại các buồng bệnh được đầu tư bằng ngân sách Nhà nước để kê giường điều trị theo yêu cầu. Người bệnh nằm ở khu vực dịch vụ phải trả thêm từ 100 nghìn đến 300 nghìn đồng/giường/ngày. Điều này đã làm trầm trọng thêm tình trạng quá tải tại các bệnh viện, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bệnh nhân nghèo, các đối tượng chính sách và cả người bệnh khám, chữa bệnh dịch vụ, khi họ phải nằm trong các phòng điều trị công lập.
Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản hướng dẫn các đơn vị rà soát và xây dựng đề án xã hội hóa y tế, đề án khám, chữa bệnh. Các đơn vị xây dựng đề án phải bảo đảm công khai, minh bạch. Đối với trang thiết bị sử dụng công nghệ, kỹ thuật cao, đơn vị phải thành lập hội đồng khoa học kỹ thuật cấp cơ sở có chuyên gia kỹ thuật, chuyên gia lĩnh vực chuyên môn liên quan để thẩm định cấu hình, tính năng kỹ thuật của thiết bị hoặc xin ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn kỹ thuật trang thiết bị của Bộ Y tế. Nếu sử dụng nhà, đất thuộc tài sản của Nhà nước để liên doanh, liên kết phải được sự chấp nhận của cơ quan có thẩm quyền và xác định giá trị của tài sản, trích khấu hao theo quy định. Ngoài ra, Sở Y tế cũng yêu cầu các đơn vị trong quá trình thực hiện đề án xã hội hóa thường xuyên tự kiểm tra, rà soát tình hình hoạt động của đề án, phát hiện các bất hợp lý phát sinh, nghiêm túc chấn chỉnh, phối hợp đối tác điều chỉnh hợp đồng cho phù hợp tình hình thực tế và quy định của Nhà nước.
Để đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động nguồn lực của toàn xã hội trong sự nghiệp chăm dóc sức khỏe nhân dân, tạo điều kiện để mọi người dân, nhất là đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng các dịch vụ xã hội cần: quan tâm đến công tác y tế dự phòng; đầu tư cho y tế tuyến xã; mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ y tế; đẩy mạnh thực hiện tự chủ đối với các bệnh viện công cùng với chấn chỉnh kỷ cương trong các bệnh viện.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tiếp tục hoàn thiện thể chế để phát triển thị trường dịch vụ y tế; thúc đẩy sự phát triển hệ thống y tế tư nhân, xây dựng chiến lược hỗ trợ nhau cho y tế công và tư; công khai minh bạch các hoạt động liên doanh, liên kết của các đơn vị sự nghiệp công; công tác kiểm tra, giám sát, công tác truyền thông cần được tăng cường, góp phần chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm của các cán bộ y tế và nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe./.
Tăng cường các giải pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh  (28/11/2014)
Tăng cường các giải pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh  (28/11/2014)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến Chủ tịch Thượng viện Belarus  (28/11/2014)
Bạc Liêu: Nâng cao chất lượng công tác lý luận trong tình hình mới  (27/11/2014)
Tuyên bố chung củng cố quan hệ toàn diện Việt Nam - Belarus  (27/11/2014)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến với Thủ tướng Belarus  (27/11/2014)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên